Flip Zone là gì? Thuật ngữ này được sử dụng cũng như xuất hiện khá nhiều trong các giao dịch Forex với ý nghĩa là một phạm vi giá được sử dụng làm POI ở trong hệ thống SMC. Flip Zone có nhiều loại với những đặc điểm và cách thức giao dịch tương đối khác nhau. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về Flipzone là gì, các trader hãy theo dõi bài viết thú vị và hữu ích với các ví dụ thực tế sau đây của sàn Exness nhé.
Tìm hiểu về Flip Zone là gì? Flipzone một vùng giá bị dồn nén
Flip Zone được các trader biết đến trên cương vị là một vùng cung cấp vô cùng đặc biệt. Vùng giá này sẽ thể hiện lên sự cạnh tranh giữa bên bán và bên mua. Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến kết quả chính là quyền đưa ra xu hướng tiếp theo của thị trường. Flip Zone thông thường xuất hiện ở cuối của một xu hướng hoặc là các vùng giá thay đổi tiếp theo sau đó của xu hướng đó. Trong giai đoạn ReEstablish OderFlow (viết tắt ROF) thì sẽ có một dạng đó là Flip Zone.
Nếu trong một khoảng thời gian lâu mà thị trường có sự dịch chuyển theo một xu hướng nhất định nào đó. Lúc này, khi động lượng thị trường suy giảm thì sẽ không thể nào vượt qua được các phạm vi Demand/Supply tiếp theo đó để xu hướng được duy trì. Tuy nhiên, lúc này giá cũng sẽ không có bất kỳ biểu hiện gì về sự thay đổi chiều bởi vì xu hướng đó chính là một xu hướng mạnh mẽ.
Chính vì vậy, nếu như để xu hướng tiếp tục thì cơ cấu thị trường bắt buộc phải tái cơ cấu lại. Khi giai đoạn này qua đi thì giá sẽ nằm ở chính giữa của ngưỡng cung và cầu, đỉnh và đáy cũng sẽ cận nhau hình thành nên phạm vi giá sideway với tên gọi là Flipzone. Và đồng thời khi quay trở lại giá Flipzone chuẩn bị đến sẽ chính là những tín hiệu vượt trội và hiệu quả nhất đối với phương pháp SMC.
Để hiểu rõ hơn về Flipzone là gì và sự hình thành của nó, trader có thể xem qua hình sau đây:
Giá sau khi chạm vào Supply zone ở điểm A thì giá khi đó cũng đã pullback trở lại điểm B, tức là Demand zone. Tuy nhiên, nó lại không vượt qua được phạm vi giá này và từ đó giá cũng không có khả năng dịch chuyển xa hơn được nữa. Trader có thể quan sát diễn biến quá trình giá dịch chuyển bắt đầu từ Supply zone cho đến Demand zone đều có sự hỗ trợ và góp mặt từ Sweep Liquidity.
Khi giai đoạn sideway đã bắt đầu xuất hiện thì phạm vi giá sẽ cho trader thấy được các hoạt động giữa bên mua và bên bán diễn ra vô cùng sôi nổi. Qua sự tranh chấp này thì bên mua sẽ giành được phần thắng thông qua việc thể hiện lên tín hiệu BOS nằm ở điểm E.
Bên cạnh đó, sau khi giá quay về Flip Zone và có xu hướng gia tăng sẽ hình thành nên Swing Structure để cấu trúc thị trường khi đó được tái cơ cấu lại. Nếu như phạm vi giá hình thành nên Flip Zone này xuất hiện trong khoảng từ 0.709 cho đến 0.79 thuộc nhóm công cụ Fibo OTE thì giao dịch có khả năng sẽ thành công hơn nữa.
Với quy trình Flip Zone như hình tham khảo trên thì các trader hoàn toàn có thể đưa ra được kết luận như sau với những điều kiện tiên quyết nhất định phải có:
- Flip Zone phải có sự xuất hiện nằm ở chính giữa vùng Demand Zone hoặc Supply Zone.
- Giữa hai phạm vi Demand và Supply khi có giai đoạn dịch chuyển thì cần phải hình thành nên vùng giá Sideway hay còn có tên gọi khác là Internal Structure.
- Sau khi có BOS thì giá sau đó cần phải quay về vùng Flip Zone.
- Flip Zone cần phải nằm ở trong khoảng từ 0.5 đến 0.79 thuộc trong công cụ Fibo OTE.
Mặc dù như thế, thực tế hiện nay xuất hiện rất nhiều dạng Flipzone khác nhau. Chúng sẽ được chia sẻ chi tiết ở phần dưới đây.
Phân loại Flipzone
Ngoài việc tìm hiểu chi tiết về Flipzone là gì, thì các trader cũng nên hiểu thêm về các loại Flip Zone hiện nay. Với xu hướng gia tăng việc tăng giá thì các con sóng tăng liên tục sẽ được ra đời trước khi bị chặn lại bởi một phạm vi Supply mạnh – HTF. Giá khi đi vào phạm vi Supply thì sẽ có sự trùng khớp với lệnh bán Sell trước đó đã được thiết lập. Với vị trí này, các con sóng giảm đã được hình thành nên.
Tuy nhiên, con sóng giảm đó lại không nhận được sự đánh giá mạnh và đồng thời nó cũng sẽ không thể nào vượt qua được đáy để tạo nên đỉnh cao nhất trong phạm vi Demand nằm gần nhất và không vượt qua được đỉnh cao nhất nằm ở phía trước đó.
Khi một khoảng sideway xuất hiện, khu vực này được coi là phạm vị giá thể hiện lên sự cạnh tranh giữa người bán và người mua. Với tình hình của thị trường tăng thì hiện tại sẽ xuất hiện hai tình huống như sau:
- Tình huống 1: Nếu bên bán đang chiếm lợi thế thì giá sẽ vượt qua được phạm vi cần nằm gần nhất, tuy nhiên giá cũng sẽ không thể nào dịch chuyển ra xa được và cũng không có khả năng quay về sidway như trước đây khi đang có khả năng bứt phá hình thành xu hướng giảm. Đây chính là loại Flip Zone Forex đầu tiên hay còn có tên gọi khác là Converse Flip Zone.
- Tình huống 2: Khi ưu thế thuộc về bên bán, giá trên thị trường sẽ có xu hướng tăng và đây cũng chính là loại Flip Zone thứ hai với tên gọi là Continuous Flip Zone.
Tương tự đối với xu hướng thị trường giảm thì cũng sẽ xuất hiện hai tình huống như trên.
Converse Flip Zone là gì?
Converse Flip Zone Forex thông thường sẽ xuất hiện ở cuối xu hướng hoặc khi giá đi vào phạm vi Supply cũng như các vùng cầu mạnh đang hiển thị ở trên đồ thị. Tuy nhiên, nó lại không được xem là tín hiệu của xu hướng đổi chiều mà đây lại chính là dấu hiệu cho thấy cấu trúc thị trường đang tái cơ cấu lại ở khung giờ lớn hơn. Ví dụ như hình đồ thị sau đây:
Đợt sóng giảm sau cùng AB đã không vượt qua khỏi khu vực cầu đã tạo nên cú hồi giá về tại khu vực cung để xu hướng tiếp diễn tuy nhiên đã bị thất bại. Với lần thử tiếp theo với con sóng CD, giá vẫn không vượt qua được vùng cầu.
Ở tại thời điểm đó, giữa vùng cung và vùng cầu, giá đã hình thành nên khu vực sideway với sự giằng co của bên bán và bên mua. Điều này được xem chính là Converse Flip Zone. Cuối cùng, bên mua sẽ là bên chiếm được ưu thế với tín hiệu “CHOCH” lên đỉnh tại C. Khi đó, giá sẽ quay trở lại với Converse Flip Zone và đồng thời có sự đổi chiều.
Vì vậy, đối với Converse Flipzone, một điểm vô cùng quan trọng cần được quan tâm đến đó chính là tín hiệu CHOCH thông qua vùng cầu và vùng cung nằm gần nhất.
Tuy nhiên, đối với trường hợp con sóng từ Flip Zone dịch chuyển quá xa đi đến khu vực giá Major của xu hướng nằm phía trước nhưng không quay về Flip Zone thì điều này cũng đồng nghĩa rằng phạm vi Converse Flip Zone đã bị vô hiệu hóa. Và bây giờ, việc trader cần làm chính là theo dõi xu hướng đang được xuất hiện.
Như vậy, cần làm gì để giao dịch với Converse Flip Zone được hiệu quả hơn? Đó chính là:
- Đối với một xu hướng tăng: Khi giá quay trở lại Flip Zone cần thiết lập lệnh CF hoặc lệnh bán limit. Mức SL ở trên Converse Flip Zone 3-5 pips sẽ tùy vào cách thức quản lý rủi ro của từng trader. Còn TP sẽ cần được thiết lập nằm ở khu giá Major của xu hướng trước đó.
- Đối với một xu hướng giảm: Khi giá hồi về Flip Zone thì cần thiết lập lệnh CE hoặc lệnh mua limit. Tùy vào việc mỗi trader quản lý rủi ro mà cần đặt SL nằm trên Converse Flip Zone 3 pips – 5 pips. Và trong khu giá Major của xu hướng kế trước đó cũng sẽ cần đặt TP.
Để hiểu rõ hơn, trader có thể quan sát biểu đồ EUR/USD ở khung thời gian D1 sau đây:
Với biểu đồ trên, trader có thể nhận thấy rằng:
- Trên thị trường đang thể hiện một xu hướng tăng.
- Con sóng hồi AB đã tạo nên cấu trúc Major cũng như phạm vi Demand khá rõ rệt.
- Sau đó, giá tiếp tục đi vào phạm vi Supply nhưng lại không vượt qua đỉnh C được.
- Tiếp đó, con sóng CD cũng không phá vỡ được khu vực cần từ đáy B được hình thành.
- Không những thế, giá đi vào vùng cầu tăng vọt lên không phá được đỉnh C nhưng lại tạo ra phạm vi sideway nhằm thể hiện lên sự giằng co giữa bên bán và bên mua. Đây chính là Converse Flip Zone mà phần lớn các trader sẽ lựa chọn để POI.
- Giá sau giai đoạn sideway sẽ vượt qua được vùng cầu đáy B thể hiện lên tín hiệu CHOCH tiên quyết và đồng thời cũng có sự thu hồi về khu vực giá của Converse Flip Zone.
Khi đó, mô hình Converse Flipzone được lựa chọn làm POI đã từng bước được hoàn thành. Theo như lý thuyết thì tại mô hình này, trader đã có thể thiết lập được lệnh bán giới hạn. Tuy thuộc vào từng cách quản lý rủi ro mà trader có thể đặt SL trong vùng đó và đồng thời cũng sẽ đặt TP ở phạm vi giá quan trọng của xu hướng ngay trước đó. Sau đó, hãy chờ đợi kết quả nhé.
Như vậy, có thể thấy được rằng lệnh Sell đã đạt được một ngưỡng chốt lời và chú ý rằng khi Converse Flip Zone hình thành nên giá cần phải có sự hình thành của CHOCH khi thị trường đã sideway. Đồng thời, khi đó cũng sẽ là lúc giá vượt qua được vùng giá bị kìm hãm không dịch chuyển ra quá xa được.
Continuous Flip Zone là gì?
Continuous Flip Zone là gì? Cũng giống với tên gọi của mình thì Continuous Flip Zone sẽ được hình thành nên ở trong giai đoạn một xu hướng đang tiếp diễn. Hiểu đơn giản thì đây sẽ là khi bên mua và bên bán chấm dứt cuộc tranh chấp với kết quả thuộc về phía đang chiếm ưu thế.
Ngoài ra, Continuous Flip Zone cũng chính là giai đoạn cấu trúc thị trường tái cơ cấu lại (ROF – ReEstablish OderFlow). Trader có thể dựa vào các phản ứng mà giá thể hiện khi hồi về từ đáy hoặc đỉnh của thị trường ở hiện tại cùng với phạm vi cung cầu. Sẽ có hai loại Continuous Zone như sau:
- Loại thứ nhất: Là giá phản ứng với ngưỡng cầu và cung sau khi râu nếu hồi về – Sweep Liquidity.
- Loại thứ hai: Giá có sự phản ứng với phạm vi cung và cầu bằng thân của cây nến.
Continuous Flip Zone – Sweep Liquidity
Với hình ảnh bên trên, trader nhận thấy được rằng khi giá không vượt qua khu vực Demand/Supply hình thành BOS nhiễu, đồng thời giá cũng đã có sự quay trở lại vùng cầu và vùng cung ở trước đó với cây nến Pinbar. Đây được xem là hành động với mục đích quét thanh khoản của thị trường. Điều này cũng là điểm đặc trưng nhất của loại Continuous Flip Zone này.
Sau khi nến Pinbar quét thanh khoản đã được hình thành, giá đã tạo nên một ngưỡng sideway mới trước khi BOS hợp lý xuất hiện. Ở thời điểm này, trader có quyền timing khu giá sideway tương tự như là một POI có sự triển vọng cao. Khi đó, điều trader cần làm chính là chờ đợi cho giá quay trở lại Continuous Flip Zone cũng như là giao dịch theo xu hướng tiếp diễn.
Nếu như muốn giao dịch cùng với Sweep Liquidity – Continuous Flip Zone này thì Flipzone cần phải có một vị trí đẹp từ khoảng 0.709 cho đến khoảng 0.79 ở thanh Fibo OTE.
Ngay sau khi giá quay trở về Flip Zone thì những điều mà trader cần làm chính là quan tâm đến xu hướng hiện tại ở thị trường với mục tiêu nằm ở khu vực giá quan trọng ở trên đồ thị. Trader cần cắt lỗ nằm ở phía bên dưới Flipzone một đoạn dựa theo khả năng quản lý rủi ro của mình.
Continuous Flip Zone tạo nên BOS
Quan sát biểu đồ trên, trader sẽ nhận thấy được rằng không cần quét đáy hoặc đỉnh trước đó bằng râu nến tương tự như Continuous Flip Zone loại thứ nhất. Ở loại thứ hai này đã quét qua đáy hoặc đỉnh với thân nến tạo nên BOS. Khi tín hiệu này nhiễu, giá đã pullback với một xu hướng chính ở trên thị trường để có thể duy trì hình thành nên BOS có cùng hướng.
Khi giá tạo nên BOS đã quay trở lại kiểm tra sideway và lại tăng giá sau đó. Việc này thoạt nhìn sẽ thấy giống với Continuous Flip Zone loại 1, tuy nhiên điểm retest này sẽ đảm nhận một nhiệm vụ duy nhất chính làm điểm câu dẫn IDM. Khả năng cao trong khoảng thời gian sau đó nó sẽ bị quét. Đây chính là điểm mà các trader cần lưu ý đối với loại Flip Zone này.
Sau khi xuất hiện dấu hiệu BOS cùng chiều, giá không thể tiến xa được hơn nữa bởi vì ở thời điểm hiện tại đây chỉ là thời điểm của ROF và quy trình này vẫn chưa hoàn tất hoàn toàn. Giai đoạn ROF này sẽ được hoàn thành khi mà giá liên tục hồi về và đồng thời quét IDM ở trước đó. Từ đây, giá sẽ giảm suốt hoặc bứt phá dữ dội hơn.
Chính vì thế, phạm vi Flip Zone mà các trader đang thật sự tìm kiếm sẽ là khu vực có giá nằm ở bên dưới IDM và nằm ở giữa vùng cầu và cung. Đồng thời, khu vực này sẽ mang giá trị cao khi ở khu giá từ 0.709 cho đến 0.79 ở trên thanh FIBO OTE.
Như vậy, trader hãy cùng sàn Exness tóm tắt lại các đặc điểm của Continuous Flipzone loại hai bên dưới đây nhé.
- Nằm ở khu vực cầu và cung của xu hướng chính.
- Được hình thành sau khi giá vượt qua được IDM tạo nên cú BOS sai.
- Trên công cụ FIBO OTE, khi nằm ở khu giá 0.709 – 0.79 sẽ có giá trị càng cao.
Để hiểu rõ và chi tiết hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các trader một ví dụ như sau:
Ở khung thời gian D1 của đồ thị EUR/USD, trader sẽ thấy được rằng:
- Trên thị trường hiện tại đang là một xu hướng giảm. Tuy nhiên, nó lại chưa thể nào phá vỡ được ngưỡng cầu và đồng thời cần quay lại để tìm kiếm thanh khoản.
- Để tìm kiếm cơ hội, thị trường đã có một cú quay đầu về đỉnh cũ ở trước đó và sử dụng một cây nến sideway để phá vỡ đỉnh cũ này.
- Tiếp theo sau đó, thị trường xuất hiện xu hướng giảm liên tục bằng việc tạo nên tín hiệu BOS khi đã vượt qua được ngưỡng vùng cầu ở trước đó. Tuy nhiên, trader sẽ thấy được rằng giá đã không thể nào được dịch chuyển ra xa được và cũng đã quay trở lại kiểm tra tại vùng giá. Chính điều này đã cho thấy giai đoạn tái cơ cấu của cấu trúc thị trường vẫn không thể nào được hoàn tất được.
Khi một cây nến Marubozu giảm giá mạnh được hình thành, các nhà giao dịch SMS khi quay lại kiểm tra sẽ thiết lập tại đây một lệnh bán. Nếu như chờ một chút, trader sẽ thấy khu giá nằm ở phía bên trên của cây nến Marubozu này sẽ chính là một Imbalance và chưa hề bị tác động đến. Nó sẽ được coi như là Flipzone đang tìm trong trường hợp đỉnh IDM (F) đã bị phá hủy. Và để có thể giao dịch thành công, trader hãy xem điều gì sẽ diễn ra tiếp theo sau đây nhé.
Khi cây nến Marubozu giảm được tạo ra trên biểu đồ thì giá sẽ tiếp tục giảm. Thế nhưng giá vẫn được nhận định là chưa thể đi xa mà sẽ có sự hồi về để phá vỡ đỉnh IDM (F). Lúc này hoàn toàn có thể xác định được phạm vi giá ở trên IDM và đồng thời thuộc phạm vi giá sẽ chính là loại Continuous Flip Zone mà các trader đang tìm kiếm.
Một lệnh bán sẽ được đặt vào thời điểm này cùng với SL nằm ở phía trên của phạm vi Flip Zone cần được thiết lập. Đồng thời, điểm chốt lời cũng nên được đặt ở ngưỡng cầu quan trọng tiếp theo trên biểu đồ.
Như vậy, với hình ảnh trên thì có thể thấy rằng giá sẽ giảm mạnh sau khi chạm vào Flipzone.
Giao dịch GBP/USD kết hợp phân tích OderFlow và Flipzone
Để giúp các trader nắm rõ hơn về Flipzone là gì, sàn Exness chúng tôi sẽ phân tích chi tiết giao dịch GBP/USD với khung thời gian H1 ngay sau đây.
Trên biểu đồ hiện tại, xu hướng của cặp GBP/USD đang là một xu hướng giảm. Trader cần sử dụng đến công cụ PD để có thể tìm ra được đỉnh Weak High và Strong High đầu tiên.
Khi dịch xuống một xíu với đỉnh Strong High cuối cùng, đây hoàn toàn có khả năng được xem như là một điểm Major nằm ở xu hướng giảm giá. Xu hướng giảm giá này sẽ được chấm dứt khi mà đỉnh Major bị phá vỡ. Hiện tại, có thể xác định khi ngày mới được mở đầu, giá đã thực hiện CHOCH thông qua Strong High.
Có thể thấy rằng đây chính là quy trình ROF theo cấu trúc Major và đồng thời cũng có sự dựa vào lý thuyết ROF kh quét qua đỉnh Major tạo ra ROF thì điều này báo hiệu rằng sẽ kết thúc một xu hướng giảm. Tuy nhiên, ở hiện tại cũng không có bất kỳ thông tin nào để trader tiến hành mua hoặc bán. Trader đang ở bước đầu trong việc xác định xu hướng giảm đã thật sự kết thúc và thị trường đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tái cơ cấu OderFlow.
Khi theo dõi kỹ thì trader sẽ nhận thấy thị trường đang có sự xuất hiện của một khoảng giá đi ngang. Vì vậy, cần phải hết sức chú tâm vào việc phân tích khu vực sideway này. Với kết quả phân tích khung thời gian H1 – xu hướng đang ở quá trình tái cơ cấu OderFlow, cho nên trader cần theo dõi khu giá đi ngang dưới góc độ OderFlow.
Khi đã hình thành nên vùng giá sideway vùng phase, giá thể hiện tín hiện SHOCH nhằm mục đích phá vỡ khu vực giá đi ngang này cho nên đã được gọi với cái tên là Initiation Phase. Dù cho sự phá vỡ này vẫn chưa có sự mạnh mẽ cao để có thể đi xa hơn nữa, giá đã quay về phạm vi sideway, đó chính là phần Mitigation phase.
Đến lúc này, một giao dịch có khả năng cao sẽ được diễn ra với mục đích tiếp tục xác nhận phase. Tuy nhiên, các thông tin có được vẫn chưa đủ để thực hiện nó. Ngoài ra, trader hãy theo dõi phạm vi giá cầu nằm ở bên dưới của vùng sideway để thấy rằng phạm vi giá này đã thể hiện một Imbalance và vẫn chưa được chạm đến.
Dừng lại ở phiên Á thì có thể thấy đỉnh IDM của con sóng Mitigation thuộc cấu trúc Internal bị phá vỡ, song song với đó Asian Session High cũng đã bị quét. Khi đó, với phương pháp Asian Kill Zone kết hợp cùng với vùng cầu vẫn chưa hề bị khai thác thì đây chính là các thông tin đầy đủ để trader tiến hành vào lệnh bán tại vùng cầu.
Không những thế, ở vị trí đầu của phiên Âu đã có một mô hình nến đảo chiều được hình thành. Sau đó lệnh bán theo Asia Kill Zone cũng đã được tạo ra với mục tiêu hướng về vùng cầu và đồng thời cắt lỗ ở trên chính đồ thị nến đảo chiều đó.
Kết quả cho thấy lệnh bán đã được đặt một cách thành công. Tuy nhiên, ngày giao dịch của trader vẫn còn và khi đó, trader hãy trở về cơ sở lúc ban đầu. Khi đó, xu hướng đang ở ROF và nằm trong khoảng thời gian Mitigation Phase. Vì vậy, khi giá chạm vào vùng cầu cũng sẽ đảm bảo rằng nó không đi qua được mức giá này.
Tương tự như nhận định lúc ban đầu, giá sau khi chạm vào vùng cầu ngay sau đó đã gia tăng trở lại xóa bỏ đi các vết tích của đợt giảm giá đã xuất hiện ở trong quá khứ. Tất cả mọi hành động trên đều diễn ra ở trong một phiên giao dịch. Như vậy, ai mới là người có đầy đủ điều kiện để thực hiện hành động này?
Quá trình tăng giá sau khi đã hoàn tất Mitigation phase thì OderFlow bên cạnh đó cũng đã được tái hoàn chỉnh. Như vậy, trader cần phải làm gì tiếp theo? Câu trả lời lúc này đó chính là theo dõi thị trường. Đây chính là thời điểm mà trader nên bình tâm thay vì theo đuổi các mối rủi ro để né tránh sự nguy hiểm của thị trường.
Trader có thể nhận thấy rằng phiên giao dịch này sẽ đi đến giao đoạn kế tiếp đó chính là hoàn thành Confirmation phase dựa theo lý thuyết OderFlow.
Ở phiên Âu, đoạn thời gian cuối cũng sẽ là lúc thị trường có sự tranh chấp giữa bên bán và bên mua. Tuy nhiên, trước khi một mô hình được hình thành ở phiên Hoa Kỳ, thì khu vực giá đã hình thành nên Flip Zone.
Khi quan sát, trader có thể thấy rằng đây chính là một Continuous Flip Zone. Nó sẽ là một trong số các ngưỡng giá vô cùng quan trọng theo chiến lược SMC. Và hiển nhiên, trader khi quan sát được sau khi hoàn tất được Mitigation Phase thì sẽ có timing một lệnh mua ngay lập tức để tiếp tục xuất hiện Confirmation Phase.
Thông qua Flipzone thì trader cần timing khu giá ở khoảng 0.705 cho đến 0.79 ở trên thanh FIBO OTE. Tuy nhiên, ở phía bên dưới của khu giá này sẽ là một vùng cầu có sự điều khiển thị trường, tức là cây nến giảm ở sau cùng trước khi xuất hiện con sóng tăng.
Ở tại ngưỡng cầu này sẽ có một Imbalance vẫn chưa bị tác động và tại khu giá này cũng đã xuất hiện Sweep Liquidity. Và đi theo đó, BOS cũng đã được hình thành và không bị Mitigate. Vì vậy, đây chính là vùng đợi mua POI mà trader có thể đặt kỳ vọng cao. Với khu vực giá này, một lệnh mua nên được thiết lập ở đỉnh xu hướng tăng hoặc cầu ở trước đó, đồng thời cần đặt cắt lỗ nằm ở dưới vùng cầu.
Và đúng với điều mà các trader mong đợi, giá sau khi chạm vào POI thì đã bật tăng lên chóng mặt và chạm vào ngưỡng chốt lời đã được thiết lập ở trước đó.
Như vậy, bài viết trên chính là những chi tiết về Flip Zone là gì mà Hướng dẫn Exness chúng tôi muốn chia sẻ đến các trader. Để có thể giao dịch hiệu quả, việc nắm rõ các thông tin đặc điểm của Flip Zone Forex là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, ngoài bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng các trader đừng bỏ qua các bài viết hay, hữu ích hơn nữa về Forex đang và sẽ có tại sàn giao dịch Exness nhé.
Xem thêm:
Bond Yield là gì? Các rủi ro khi đầu tư Bond Yield nên chú ý
Jim Cramer – Quá trình tuột dốc dẫn đến lỗ nặng đến 60 tỷ đô la Mỹ
Giải đáp những câu hỏi xoay quanh về quỹ Skilled Funded Trader
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.