FED là gì

FED là gì? Ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế thế giới

FED là gì chính là một trong số những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đến từ các trader. Để giải đáp cũng như giúp mọi người có thể tìm hiểu về lãi suất FED là gì? Cũng như biết thêm các thông tin liên quan như lịch sử hình thành, nhiệm vụ và vai trò của FED. Mời mọi người đọc bài viết sau cùng Exness để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình giao dịch Forex nhé.

Khái niệm và tổng quan về FED là gì?

Hiểu được khái niệm FED là gì
Hiểu được khái niệm FED là gì

FED là gì?

Cục dự trữ liên bang hay còn được gọi là ngân hàng dự trữ liên bang (FEDeral Reserve System – FED) có tên viết tắt là FED. Mỹ chỉ có duy nhất một ngân hàng Trung ương là FED. Vào ngày 23 tháng 12 năm 1913, FED được thành lập với đạo luật được tổng thống Woodrow Wilson ký có tên FEDeral Reserve Act. Mục đích ra đời của đạo luật chính là duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ an toàn, linh hoạt và chủ động cho người dân Hoa Kỳ.

Hiện nay FED chính là một đơn vị có quyền lực lớn nhất thế giới. Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến Hoa kì và rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đồng tiền đô la Mỹ đây được in ra tại FED và đây cũng là nơi duy nhất có thể làm được điều đó. Đô là Mỹ là đồng tiền có giá trị ảnh hưởng đến lãi suất giảm hoặc tăng của toàn cầu.

Cục dự trữ liên bang FED
Cục dự trữ liên bang FED

Chính vì thế có rất nhiều vàng và tiền của thế giới được cất giữ trong kho của FED. Trong đó, ngân hàng New York – thành viên của cục dự trữ liên bang đã lưu trữ 25% lượng vàng trên toàn thế giới. Số vàng hầu hết đều được gửi từ nước ngoài.

FED có chức năng gì?

Sự ra đời của FED đã mang đến cho nước Mỹ một hệ thống tài chính và tiền tệ cực kỳ ổn định, linh hoạt và rất an toàn. Ngoài ra, nó còn giúp Mỹ có những chính sách để giải quyết và đối phó những khủng hoảng tài chính. Mà ở quá khứ nó đã để lại rất nhiều thiệt hại to lớn, khiến cho Hoa Kì phải hứng chịu. Ví dụ như cuộc khủng hoảng diễn ra rất nghiêm trọng vào năm 1907.

Chức năng của FED
Chức năng của FED

Trong chính sách tiền tệ của đạo luật dự trữ liên bang bao gồm ba mục tiêu chính. Đó là điều chỉnh lãi suất, giữ cho giá cả được hiệu quả và ổn định, tăng tối đa các vị trí việc làm giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cho người dân.

Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế đã giúp cho FED có nhiệm vụ ngày càng phát triển và mở rộng. Đến năm 2009, FED đã có khả năng điều chỉnh và giám sát ngân hàng. Nó giúp duy trì sự ổn định cho bộ máy tài chính và tiền tệ của Hoa Kì. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các nguồn tiền cho chính phủ nước Mỹ và các đơn vị trong nước và ngoài nước.

FED có bản chất ra sao?

FED có nhiệm vụ và vai trò cực kì to lớn. Bởi vì sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu được FED quyết định. Vậy bản chất của FED là gì? Tuy có sứ mệnh vô cùng to lớn nhưng FED là bộ máy có cốt lõi là ngân hàng trung ương hoạt động độc lập. Nó có quyền thi hành những chính sách và kiểm soát tài chính mà nó ban bố. Vì vậy không có bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào có thể quản lý được FED. Kể cả chính phủ của nước Mỹ cũng không có quyền hạn ấy.

Bản chất của FED
Bản chất của FED

Lịch sử hình thành và phát triển của FED

Năm 1910, xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính làm cho các nhà tài chính Hoa Kỳ nảy ra một ý tưởng. Đó chính là cần phải có một hệ thống ngân hàng quốc gia để quản lý và điều phối tài chính của đất nước. Ý tưởng này đã khiến cho đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có một cuộc tranh cãi gay gắt. Thật may mắn vì về sau họ đã cùng nhau thống nhất, tin tưởng và quyết định thành lập hệ thống tiền tệ. Với mục đích là giúp cho nền kinh tế Mỹ có thể vực dậy và phát triển.

Sau các cuộc chiến gay gắt về việc thành lập ngân hàng tài chính trung ương. Thì vào 1913, giai đoạn cuối tháng 11 quốc hội đã thông qua ý tưởng của Aldrich Plan về đạo luật dự trữ liên bang.

Lịch sử hình thành và phát triển FED
Lịch sử hình thành và phát triển FED

Tại thời điểm ấy hệ thống ngân hàng nhà nước được điều hành bởi ông Paul Warburg và các chuyên gia khác. FED chính thức hoạt động vào 2 năm sau. Tuy rằng mới được ra mắt nhưng khi bắt đầu hoạt động nó đã có một vai trò vô cùng to lớn. Đó chính là nó mang vai trò chính trong việc hỗ trợ chiến tranh phe liên minh và Hoa Kì ở thế chiến thứ nhất.

Cục dự trữ liên bang thuộc số ít ngân hàng trung ương không bị kiểm soát bởi các bởi cơ quan chính phủ. Chính điều đó đã giúp cho FED có những chính sách không cần phải phục vụ lợi ích cho bất kỳ một đảng phái nào. Mà nó chỉ cần tập trung vào tài chính và kinh tế tại thời điểm đó. 

FED có tính độc lập ra sao?

Hiện nay trên thế giới gồm có ba dạng ngân hàng Trung ương phổ biến. Đó chính là:

  • Ngân hàng Trung ương là đơn vị thuộc Bộ Tài chính
  • Chính phủ độc lập với ngân hàng Trung ương
  • Ngân hàng Trung ương thuộc chính phủ.

Thông qua sự độc lập của các ngân hàng Trung ương, nó sẽ phản ánh mức độ quản lý và quyền hành của cơ quan ấy. Ngoài ra, nó cũng giúp sự can thiệp về các chính sách tiền tệ của chính trị bị giảm đi.

Theo IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) có 4 mức độ được chia ra bởi khả năng độc lập của ngân hàng Trung ương:

  • Mức độ 1: Tự chủ, độc lập trong mục tiêu hoạt động
  • Mức độ 2: Tự chủ, độc lập trong chỉ tiêu hoạt động
  • Mức độ 3: Tự chủ, độc lập trong sự chọn lựa các công cụ điều hành.
  • Mức độ 4: Hạn chế tự chủ, độc lập 

Ngân hàng Trung ương FED có mức độ độc lập cao nhất khi xét về mức độ tự chủ. Nó sẽ thuộc mức độ 1.

Về chính sách

Điều đặc biệt của FED là khi ban hành các chính sách về tiền tệ, nó không cần phải thông qua ý kiến của ai. Cho dù là tổng thống hay bất kỳ tổ chức cơ quan luật pháp hay hành pháp của chính phủ.

FED có toàn quyền quyết định về cách sử dụng các công cụ. Ví dụ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc. Để thực hiện các chính sách và mục tiêu mà FED ban hành, mọi quyết định được đưa ra với mục đích ổn định giá. Ngoài ra nó còn giúp cho số lượng người thất nghiệp giảm xuống. Nhờ vậy mà nền kinh tế được thúc đẩy bền vững và lành mạnh.

Về tài chính

Sự độc lập về tài chính được chứng minh thông qua việc FED không nhận bất cứ một nguồn tiền nào do chính phủ cấp. kể cả là từ quốc hội của Hòa Kì. FED là một ngân hàng hoạt động một cách độc lập và có doanh thu từ những tài sản sở hữu. Hàng năm, FED sẽ đưa cho chính phủ Hoa Kỳ một khoảng lợi nhuận là 6% theo như luật định sau khi chia cổ tức.

FED hoàn toàn độc lập tài chính
FED hoàn toàn độc lập tài chính

Thực tế, FED là một bộ máy có khả năng kiếm tiền với số lượng vô cùng dồi dào và khủng khiếp. Ngoài ra, hiện tại nó đang hoạt động một cách vô cùng hiệu quả. Nhờ vậy mà nó cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ được hưởng ké sự hiệu quả ấy. FED đã giúp kho bạc của quốc gia được nâng cao. Lợi nhuận mà FED thu về vào năm 2010 lên đến 82 tỉ đô la Mỹ. Nhờ vậy mà kho bạc của Hoa Kỳ đã được nhận từ FED 79 tỷ đô la Mỹ.

Về tổ chức nhân sự

FED là một bộ máy độc lập và nhân sự tại FED cũng thừa hưởng khả năng ấy. Cho dù các thành viên trong hội đồng có làm việc đến 14 năm. Hay trải qua nhiều đời tổng thống và quốc hội khác nhau (trừ những thành viên bị tổng thống với truất).

FED có cơ cấu tổ chức như thế nào?

So với các ngân hàng Trung ương khác thì FED có sự khác biệt về cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động. Bộ máy FED chia ra làm 4 cấp như sau:

Cơ cấu tôr chức của FED
Cơ cấu tôr chức của FED

Hội đồng thống đốc

Hội đồng Thống đốc chính là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì nó có quyền hành quyết định cao nhất. Trong bộ máy hoạt động của FED thì đây chính là thành phần chủ chốt không được thiếu.

Hội đồng Thống đốc có bảy thành viên. Các thành viên này sẽ được chỉ định bởi tổng thống nước Mỹ, dưới sự phê chuẩn của Quốc hội.

14 năm (một nhiệm kì) chính là thời gian làm việc của mỗi một thành viên hội đồng. Họ chỉ có thể rời bỏ chức vụ khi mãn hạn (trừ trường hợp tổng thống phế truất). Mỗi thành viên sẽ không được làm việc quá một nhiệm kỳ.

Hội đồng thống đốc với chính phủ liên bang là hai tổ chức độc lập với nhau.

Hội đồng thống đốc không nhận bất kỳ nguồn tiền nào từ chính phủ.

Nguyên tắc độc lập và dân chủ chính là cơ chế mà các thành viên hội đồng hoạt động. Điểm đặc biệt của FED là các thành viên không cần phải chấp hành những yêu cầu của hệ thống hành pháp hay lập pháp.

Đây là bộ phận có trách nhiệm về vấn đề xây dựng và cụ thể hóa chính sách liên quan đến tiền tệ.

Hội đồng thống đốc được tạo ra với mục đích quy định và giám sát mọi hành động của hệ thống ngân hàng Mỹ và 12 ngân hàng dự trữ liên bang.

FOMC – Ủy ban thị trường mở liên bang

Cơ quan thi hành và thiết lập các chính sách tiền tệ của kinh tế nước Mĩ được gọi là FOMC. Như mọi người cũng biết, kinh tế nước Mĩ chính là nền kinh tế lớn phát triển và lớn nhất trên toàn thế giới.

FOMC có cơ cấu gồm bảy thống đốc trong hội đồng quản trị và trong ngân hàng dự trữ liên bang gồm năm chủ tịch.

FOMC đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy FED. Nó có nhiệm vụ thực hiện những chính sách mà gây ảnh hưởng đến nền kinh tế rất lớn.

Hàng năm, FOMC sẽ diễn ra tám cuộc họp. Mục đích là để có thể ấn định được sự giảm hoặc tăng nguồn cung lưu hành tiền tệ và lãi suất. Nhưng khi có những trường hợp cần thiết thì các cuộc họp đột xuất vẫn có thể được diễn ra.

Các quyết định của FOMC gây ảnh hưởng đến tài khoản tín dụng của tập đoàn đầu tư trong, ngoài nước và các ngân hàng. Ngoài ra, nó cũng gây ảnh hưởng đến mức lãi suất cho người dùng và doanh nghiệp. 

FOMC - Ủy ban thị trường mở liên bang
FOMC – Ủy ban thị trường mở liên bang

FEDeral Reserve Banks – ngân hàng dự trữ liên bang

FED bao gồm 12 ngân hàng có vị trí nằm trên khắp nước Mỹ. Các ngân hàng này thuộc quyền sở hữu hầu hết của những ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên sẽ sở hữu một lượng cổ phần không thể chuyển nhượng.

Ngân hàng dự trữ liên bang cũng sẽ hoạt động một cách độc lập với nhau theo như tòa án tối cao của Mỹ. Chúng đều là những ngân hàng tư nhân. Chính vì thế mà những ngân hàng này không phụ thuộc vào các công cụ của chính phủ Liên bang. Mà nó sẽ hành động theo luật pháp của mỗi địa phương.

Thông thường những ngân hàng dự trữ liên bang thuộc sở hữu của rất nhiều nhà tư nhân. Trong số đó có khả năng phát hành cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường. FED phát hành giấy bạc – nguồn cung tiền tệ lớn nhất. Những tờ giấy bạc ấy sẽ được lưu hành trên thị trường thông qua các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. 

Vị trí các ngân hàng thành viên trên thế giới
Vị trí các ngân hàng thành viên trên thế giới

Nhiệm vụ và vai trò của FED là gì?

FED có nhiệm vụ gì?

Nền kinh tế trong nước đã được ổn định trở lại thông qua sự tác động của tín dụng và những điều kiện tiền tệ. Không chỉ vậy, nó còn giúp kinh tế tăng trưởng, lãi suất dài hạn được điều tiết và giảm bớt số lượng người thất nghiệp.

Ngân hàng quốc gia và hệ thống tài chính sẽ được bảo đảm thống nhất. Nhờ vào việc thay đổi, giám sát và những quy định được đưa ra cho các ngân hàng. Chính vì thế, nó giúp cho quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tốt nhất.

Một trong những nhiệm vụ khác của FED chính là nhận định những sự phát triển của xu thế kinh tế. Ngoài ra, nó giúp cho nền kinh tế hiện đại được duy trì một cách ổn định. Những sự phát sinh rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào của hệ thống trong thị trường.

Nhiệm vụ cuối cùng của FED đó là cung cấp những dịch vụ tiền tệ tài chính cho các đơn vị quản lý tài sản. Hoặc cũng có thể là chính phủ của nước Mỹ hay những đơn vị từ nước ngoài. Trong hệ thống vận hành chi trả của quốc gia, FED giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì thế nó gây ảnh hưởng rất lớn đến nền tài chính và kinh tế của các quốc gia khác. 

FED có vai trò gì?

Vào năm 1977 diễn ra sự kiện sửa đổi Đạo luật dự trữ liên bang. Thông qua đạo luật sửa đổi ấy, vai trò của FED được thể hiện rất rõ như sau:

Ảnh hưởng cả nền kinh tế toàn cầu

Trong thị trường tiền tệ, FED là một bộ máy giữ một vị trí rất quan trọng. Bởi vì nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hệ thống FED này. Không chỉ có Hoa Kỳ mà ngay cả nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng theo.

Mọi liên kết kinh tế hay những mối quan hệ quan trọng đều được FED sở hữu. Một lời khuyên dành cho những nhà đầu tư mới đang muốn tìm hiểu và tham gia vào thị trường tiền tệ là: Mọi người cần phải nắm bắt và theo dõi tất cả các chính sách hay thông tin mà được hệ thống FED này sử dụng. Nhờ vậy sẽ giúp cho mọi người có thể xử lý được các trường hợp bất ngờ một cách kịp thời khi nó xuất hiện. Lưu ý cho dù là thị trường tiền tệ trong hay ngoài nước thì mọi người cũng cần phải theo dõi FED này nhé.

Mọi chính sách tiền tệ sẽ được thi hành theo đúng trình tự các bước đã được quy định dưới sự bảo đảm của FED. Ngoài ra, những chính sách này sẽ được đi đúng với mục tiêu tính bởi ba công cụ của bản thân.

Canh giữ và quản lý nguồn tiền

FED bao gồm mười hai ngân hàng thành viên. Khi những ngân hàng này gặp phải tình huống có nguy cơ phá sản và đang trong đà kiệt sức. Lúc này FED chính là một giải pháp cuối cùng cho các ngân hàng này thông qua việc cho vay vốn. Ngoài ra FED cũng có vai trò giống như một người canh giữ và quản lý nguồn tiền. Nhờ sự giúp đỡ của FED mà những ngân hàng thành viên này có thể trải qua thời kỳ khó khăn và khủng hoảng.

Tại sao FED có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu?

Lí do thứ nhất

Như mọi người đã biết USD là một đồng tiền mang tầm ảnh hưởng và chủ chốt liên quan đến sự thay đổi kinh tế. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến giá trị tài chính trên toàn cầu. Không chỉ có thể, FED còn là cơ quan duy nhất có khả năng in ấn và phát hành những đồng tiền đô la Mỹ. Do đó khi FED tăng lãi suất đồng đô la Mỹ với mục đích hạn chế lạm phát của đất nước Hoa Kỳ. Vô tình nó đã làm cho đồng tiền USD được gia tăng sức mạnh trên thị trường tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động như giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và giảm đầu tư vào Hoa Kỳ.

Lí do thứ hai

Bởi vì đồng tiền USD có giá trị khá lớn trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Do đó, có rất nhiều sản phẩm quan trọng sử dụng đồng USD này để định giá. Ví dụ các loại sản phẩm như vàng, dầu,… Mà FED lại là cơ quan duy nhất có thể can thiệp vào việc xác lập tỷ giá của đồng đô la Mỹ. Bằng cách thông qua các hoạt động bán và mua USD tương tự như các loại tiền tệ khác. Điều này có nghĩa là FED đang kiểm soát các đồng tiền USD này. Ngoài ra nó cũng đang gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu.

Qua các lý do trên dường như chúng ta có thể thấy được FED có các quyết định ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nhà giao dịch không nên bỏ qua mọi thông tin liên quan đến FED khi giao dịch tại thị trường tài chính forex. Hãy nên nhớ FED ảnh hưởng lớn đến sự biến động giá của thị trường tiền tệ. Nếu không muốn bị mất một khoản lãi lớn thì đừng bỏ qua những tin tức này nhé. 

Ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế toàn cầu
Ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế toàn cầu

Chính sách tiền tệ của FED bị tác động bởi các yếu tố nào?

Interest rate – Thay đổi lãi suất

Các loại lãi suất FED là gì?

Discount Rate – Lãi suất chiết khấu: Đây là một trong những loại lãi suất được FED cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại sẽ vay tiền ít hơn khi mà lãi suất tăng. Lúc này, lượng cầu tiền tệ sẽ giảm đi nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ có tỷ lệ giảm đi.

Ngược lại, khi mà lãi suất giảm sẽ làm cho các ngân hàng thương mại vay tiền nhiều hơn. Lúc này các doanh nghiệp sẽ vay tiền với số lượng lớn hơn. Điều này giúp cho họ có thêm các cơ hội đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh và kinh tế. 

FED Funds Rate – Lãi suất quỹ liên bang có tên viết tắt là FFR. Đây là loại lãi suất có cách vay gần giống với cách vay lãi liên ngân hàng. Mọi người có thể hình dung đơn giản rằng các ngân hàng sẽ tự vay vốn qua lại lẫn nhau. Các ngân hàng thương mại sẽ cùng nhau tự thỏa thuận để đưa ra tỷ lệ FFR.

Để giúp cho tỉ lệ FFR có thể đi đúng theo lãi suất mục tiêu thì FED có thể sử dụng quyền hạn của mình. Đó chính là dùng nghiệp vụ thị trường mở để có thể thực hiện những hành động gây ảnh hưởng đến lượng cung tiền.

Lý do tăng lãi suất FED là gì?

Như bài viết trên cũng đã đề cập, USD là đồng tiền có giá trị chủ chốt trong thị trường tiền tệ thế giới. Vì vậy, bất kể một chính sách nào của FED cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến nền kinh tế. Vậy những lý do nào khiến cho FED phải đưa ra những thay đổi lãi suất như vậy. Hãy cùng exness.com.co tìm hiểu nhé.

Sự tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế

Khi mà nền kinh tế có một đà tăng trưởng phát triển quá nhanh chóng. Lúc này việc tăng lãi suất một cách từ từ sẽ không thể làm cho nền kinh tế bị suy yếu đi được.

Mức lãi suất của FED còn khá thấp

Hiện tại mức lãi suất được áp dụng cho nền kinh tế vẫn còn khá thấp. Ta có công thức tính lãi suất thực tế như sau: (Lãi suất công bố) – (Lạm phát) = lãi suất thực tế. Ví dụ hiện nay mức độ của tỷ lệ lạm phát là 2%, trên thị trường lãi suất công bố là 2,25%. Tức là chỉ có 0,25% là lãi suất thực.

Lãi suất có tỷ lệ được nâng lên mức trung tính

Một lý do khác để FED quyết định việc tăng lãi suất là mong muốn lãi suất có tỷ lệ được nâng mức trung tính. Theo một vài đánh giá của các chuyên gia thì trong những năm gần đây tỉ lệ trung tính đã bị giảm đi đáng kể. Chính vì thế giảm lãi suất cũng có khả năng cao được quyết định và thực hiện.

Khi tình trạng vay tiêu dùng quá mức xảy ra thì việc tăng lãi suất sẽ là một điều cần thiết. Ngoài ra, tăng lãi suất cũng sẽ được thực hiện khi mà thị trường bất động sản có tình trạng bong bóng đang diễn ra. Không chỉ có thị trường bất động sản mà còn có thể tại nhiều thị trường tài sản khác. 

Sự thay đổi của lãi suất FED
Sự thay đổi của lãi suất FED

Open Market Operations (OMO) – Bán và mua trái phiếu chính phủ

Có thể nói đây là một công cụ khá hữu ích cho FED. Vì nhờ nó, FED có thể giám sát hoặc quản lý các chính sách mà bản thân ban hành. Thông qua việc mua trái phiếu sẽ giúp cho lượng tiền lưu thông tăng lên trên thị trường. Nhờ vậy mà tình trạng vay mượn sẽ được giảm xuống. Do đó lãi suất sẽ được giảm đi nhiều.

Tình huống này nó gần giống với việc nó đang kích thích những hoạt động vay về chi tiêu ngân hàng. Nếu trái phiếu chính phủ bị FED bán ra thì sẽ làm cho lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm xuống. Tất nhiên nó sẽ kéo theo lãi suất cao hơn. Từ đó, nó phản ánh nền tài chính đang rơi vào một cuộc khó khăn khá lớn.

Reserve requirements – Quy định lượng tiền mặt dự trữ

Như bài viết trên đề cập thì hiện nay có rất nhiều ngân hàng thuộc sự quản lý của FED ở nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy, khi có các chỉ thị hay chính sách nào liên quan đến khối lượng tiền mặt dự trữ. Lúc này, bắt buộc các ngân hàng này sẽ phải cố gắng điều chỉnh về khối lượng như yêu cầu.

Cụ thể, nếu thị trường FED có khối lượng được đánh giá khá lớn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc này, các ngân hàng phải tìm một cách nào đó để cho phần vay được giảm đi. Chuyện này đồng nghĩa với lãi suất sẽ tăng cao và khoản vay mượn sẽ trở nên khó hơn.

Kết luận

Trên đây là bài viết tham khảo về FED là gì? Nếu là một nhà giao dịch chuẩn bị tham gia vào sàn Forex thì hãy nắm chắc các kiến thức về FED nhé. Exness.com.co mọi người có một sự trải nghiệm đầy thú vị trên sàn giao dịch tài chính. Đừng quên đón chờ những thông tin hấp dẫn tiếp theo từ chuyên mục Hướng Dẫn của Exness nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *