CySEC là gì

CySEC là gì? Những nhà môi giới được CySEC phép hoạt động

Việc tìm hiểu CySEC là gì là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ uy tín của một sàn giao dịch trên thị trường. Các tổ chức quản lý tài chính này sẽ đảm bảo nhà môi giới ngoại hối hoạt động minh bạch, công khai để bảo vệ khách hàng tối đa. Chính vì thế mà các nhà đầu tư cần nắm rõ CySEC là gì, cũng như những sàn giao dịch nào đang được CySEC cấp phép và điều kiện sở hữu giấy phép hoạt động của CySEC qua bài viết dưới đây của sàn Exness nhé.  

Tất tần tật về Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp
Tất tần tật về Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp

CySEC là gì? Mục tiêu của CySEC

Tổng quan

CySEC được viết tắt từ cụm Cyprus Securities and Exchange Commission, tức là Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp – một cơ quan quản lý thị trường tài chính được thành lập vào năm 2001. Cơ quan tài chính này được đặt tại Nicosia, Cyprus – một quốc gia nằm trong danh sách các thành viên của Liên minh châu Âu. Mọi hoạt động tài chính và chức năng quản lý của cơ quan này sẽ bị chi phối bởi Đạo luật Cân bằng Kho bạc MiFID Châu Âu. 

Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp là một trong những số ít cái tên nổi tiếng và được tín nhiệm trong lĩnh vực ngoại hối. Thế nên đây là một trong những tổ chức quan trọng mà bạn cần phải biết. Trong đó, những nhà môi giới ngoại hối được cấp phép hoạt động bởi CySEC đều nổi tiếng trong cộng đồng giao dịch tại Việt Nam. 

Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp khẳng định uy tín của một sàn giao dịch
Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp khẳng định uy tín của một sàn giao dịch

Mục tiêu của CySEC

Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp hạn chế rủi ro cho khách hàng thông qua các quy tắc
Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp hạn chế rủi ro cho khách hàng thông qua các quy tắc

Cyprus Securities and Exchange Commission ra đời để thực hiện sứ mệnh cân bằng thị trường tài chính thông qua các sàn giao dịch ngoại hối, cụ thể:

  • Giám sát hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán địa phương và các công ty môi giới tại chính trong khu vực. 
  • Cấp phép hoạt động cho các công ty đầu tư và môi giới hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, Forex và CFD. 
  • Thực hiện quy trình đối chiếu, theo dõi các thông tin quan trọng cho những công tư và tổ chức theo quy định của  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC. 
  • Kiểm soát và theo dõi sát sao quá trình hoạt động, cũng như đảm bảo các công ty và tổ chức tuân thủ quy tắc của  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp. 
  • Thường xuyên tổ chức các hoạt động xem xét và điều chỉnh khi cần thiết để có thể đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và toàn vẹn cho thị trường tài chính nói chung. 
  • Thu thập, mở rộng quy mô và tạo thêm khuôn khổ các điều khoản mới cho những sản phẩm hiện có hoặc tiềm năng trong tương lai, như là tiền điện tử. 

Các nhà môi giới ngoại hối cần làm gì để được CySEC cấp giấy phép?

Các nhà môi giới cần đáp ứng các tiêu chuẩn của CySEC để được cấp phép hoạt động
Các nhà môi giới cần đáp ứng các tiêu chuẩn của CySEC để được cấp phép hoạt động

Cũng giống như những tổ chức quản lý tài chính khác như FCA hoặc ASIC, CySEC cũng có một danh sách liệt kê cụ thể những điều kiện cơ bản để một nhà môi giới ngoại hối được cấp phép trở thành công ty đầu tư Síp. Vậy ác quy tắc khắt khe để các nhà môi giới được ủy quyền bởi  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp là gì? Cụ thể, các nhà môi giới ngoại hối cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây:

  • Nhà môi giới ngoại hối muốn được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC cấp phép cần có tính cạnh tranh cao về mô hình kinh doanh và nền tảng tài chính tốt. 
  • Sở hữu số vốn ban đầu với những nhà môi giới ngoại hối STP là 125.000 € và là 730.000 € với nền tảng tạo lập thị trường (Market Maker). 
  • Sở hữu văn phòng đặt tại Síp với ba nhân viên cấp cao ở cấp bậc giám đốc. 
  • Cung cấp một khoản tiền tài trợ nhất định cho Quỹ Bồi thường Nhà đầu tư bên cạnh số vốn tối thiểu ban đầu. 
  • Toàn bộ đội ngũ giám đốc điều hành phải có kinh nghiệm tài chính vững chắc để có thể lãnh đạo tổ chức phát triển mạnh mẽ. 

Cách thức quản lý của CySEC

CySEC hoạt động dưới sự lãnh đạo của hội đồng cấp cao gồm năm thành viên, trong đó có 2 thành viên thường trực và 1 chủ tịch, phó chủ tịch cùng các thành viên không biểu quyết của Hội đồng đại diện cho Ngân hàng Trung ương Síp. Các nhà môi giới ngoại hối được uỷ quyền sẽ bị hạn chế một vài sản phẩm và dịch vụ có thể cung cấp như là đòn bẩy, tiền thưởng ngoại hối, các giao dịch về tiền điện tử hay giao dịch quyền chọn nhị phân. Điều này khiến giấy phép của CySEC có sự khác biệt với FCA hay ASIC. Nhìn chung, CySEC sẽ áp dụng những quy tắc sau để kiểm soát các nhà môi giới được ủy quyền:

  • Các nhà môi giới cần có số vốn lưu động tối thiểu là 750.000 €, với những quy tắc mới từ chỉ thị MiFID. 
  • Các thành viên được CySEC ủy quyền cần duy trì việc trình lên các báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền xem xét. Các tài liệu này bao gồm báo cáo kiểm toán hàng năm do kiểm toán viên độc lập được ủy quyền lập ra. 
  • Họ cần giữ tiền của khách hàng an toàn và tách biệt trong tài khoản riêng, khác với các ngân hàng cấp 1 lớn tại châu Âu. 
  • Các nhà môi giới sẽ phải thực hiện các quy định mới của CySEC và MiFID có thể áp dụng trong tương lai. 
  • Các nhà môi giới có trách nhiệm bảo vệ khách hàng khỏi vỡ nợ và phá sản bằng cách tuân thủ Quỹ đền bù đầu tư (ICF). Trong đó, ICF sẽ bồi thường một khoản tiền lên đến 20.000 € trong những tình huống xấu. 

Tại sao các nhà môi giới ngoại hối quan tâm đến giấy phép của CySEC?

CySEC là một trong những cơ quan quản lý thị trường tài chính hàng đầu nên giấy phép của họ được quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, giấy phép từ cơ quan này công nhận trong phạm vi các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Vì lẽ đó mà nhu cầu của các nhà môi giới ngoại hối ngày càng tăng. Đặc biệt là khi Síp nằm trong danh mục những khu vực chính để quản lý và phát triển lĩnh vực ngoại hối. 

Bên cạnh đó, quá trình xin cấp phép tại cơ quan quản lý thị trường tài chính CySEC cũng khá nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi được cấp phép hoạt động, các nhà môi giới ngoại hối có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và có thể tùy chỉnh các sản phẩm của mình dưới phạm vi cho phép của CySEC. Nhìn chung, quá trình có được giấy phép CySEC đơn giản hơn so với giấy phép của FCA và ASIC. Thế nhưng chúng cũng đã được nâng cấp và cải thiện để có thể mang đến cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư, với những quy định và cơ chế như sau:

  • Tăng cường hoạt động giám sát quá trình kinh doanh của các nhà môi giới và gửi cảnh cáo, hoặc thu hồi giấy phép với những cơ quan, tổ chức làm trái với quy tắc của cơ quan quản lý. 
  • Các nhà môi giới, cơ quan quản lý tài chính và tòa án sẽ giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong thời gian càng sớm càng tốt. 
  • Lắng nghe và phản hồi một cách tích cực các ý kiến đóng góp từ cộng đồng và thị trường để tạo ra môi trường quản lý hiệu quả. 

Điểm danh những nhà môi giới được CySEC cấp giấy phép hoạt động

Sau khi trình bày các thông tin về CySEC là gì, cũng như những yêu cầu tối thiểu để được cơ quan này cấp phép hoạt động và lý do khiến giấy phép từ  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp quan trọng, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày 6 cái tên nổi bật, đang cung cấp dịch vụ dưới sự giám sát của CySEC. Các nhà môi giới ngoại hối sở hữu được giấy phép của Cyprus Securities and Exchange Commission cũng phần nào khẳng định được mức độ uy tín và an toàn của mình. Cụ thể:

IQ Option

Sàn IQ Option hoạt động dưới sự theo dõi sát sao của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp, với số đăng ký công ty là HE327751, cùng số giấy phép CySEC là 247/14. Các quy định và hoạt động tài chính của CySEC bị chi phối bởi luật tài chính MiFID của Châu Âu. Cụ thể, Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo sàn giao dịch quyền chọn này hoạt động minh bạch, rõ ràng để có thể bảo vệ được lợi ích của các nhà đầu tư.  

IQ Option là một trong những sàn giao dịch được CySEC cấp phép hoạt động
IQ Option là một trong những sàn giao dịch được CySEC cấp phép hoạt động

Exness

Cái tên tiếp theo nằm trong danh sách top 5 nhà môi giới ngoại hối sở hữu giấy phép của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp là Exness. Được biết đến như một trong những sàn môi giới ngoại hối uy tín hàng đầu trên thị trường tài chính, Exness đã chiếm được lòng tin của nhiều nhà đầu tư kể từ cột mốc ra đời vào 2008. Sàn được quản lý bởi FCA và có trụ sở chính nằm ở Cộng hòa Séc, nơi tập trung nhiều công ty tài chính nhất trên thế giới. Các giấy phép mà Exness sở hữu bao gồm:

  • Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) Seychelles cấp phép và giám sát theo giấy phép hoạt động có mã số là SD 025. 
  • FSCA – Cơ quan kiểm soát ngành tài chính tại Nam Phi với số FSP là 51024. 
  • CySEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp cấp phép và quản lý theo số giấy phép 178/12.
  • Sàn được Cơ quan quản lý dịch vụ FCA theo dõi sát sao tại Vương quốc Anh theo Cơ quan đăng ký dịch vụ tài chính số 730729. 
Exness luôn cung cấp những điều kiện giao dịch tốt nhất cho các nhà đầu tư
Exness luôn cung cấp những điều kiện giao dịch tốt nhất cho các nhà đầu tư

LiteForex

LiteForex được đăng ký với Quần đảo Marshall theo số đăng ký 63.888, dưới sự chấp thuận của các cơ quan tài chính khác nhau, bao gồm cả CySEC – Cyprus Securities and Exchange Commission. Giấy phép từ cơ quan này đảm bảo an toàn cho các nhà giao dịch với biên giao dịch minh bạch, rõ ràng như giấy phép của FCA vậy. Dĩ nhiên, CySEC sẽ phải theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của sàn giao dịch LiteForex. Nếu có bất kỳ dấu hiệu vi phạm nào xảy ra, họ sẽ ngay lập tức cảnh cáo và thu hồi giấy phép trong tình huống nghiêm trọng. 

LiteForex hoạt động rõ ràng, minh bạch và công khai dưới sự quản lý của CySEC
LiteForex hoạt động rõ ràng, minh bạch và công khai dưới sự quản lý của CySEC

XTB

Cái tên tiếp theo trong danh mục những nhà môi giới ngoại hối uy tín, tiếp sau LiteForex được cấp phép bởi CySEC là gì? Đó chính là XTB, một trong những sàn giao dịch có thời gian hoạt động lâu đời, được niêm yết trên sàn chứng khoán với 13 văn phòng đại diện trên toàn thế giới, như là Anh, Ba Lan, Đức, Chile và Pháp… Người dùng có thể thoải mái trải nghiệm hơn 2.000 sản phẩm và dịch vụ khác nhau trên sàn XTB với nền tảng giao dịch đẳng cấp thế giới. Hiện nay, sàn đã khẳng định uy tín của mình, thông qua các giấy phép hoạt động từ các cơ quan quản lý lớn nhất thế giới như FCA, CySec, KNF, IFSC và CNMV. 

Sàn XTB được nhiều người ưa chuộng bởi độ uy tín và thâm niên trên thương trường
Sàn XTB được nhiều người ưa chuộng bởi độ uy tín và thâm niên trên thương trường

XM

Sàn giao dịch XM ra mắt vào năm 2009 bởi Trading Point Holdings Ltd. Khi thực hiện giao dịch tại XM, khách hàng có thể yên tâm bởi họ hoạt động vô cùng rõ ràng và công khai với các lệnh được thực hiện nhanh chóng. Đây cũng chính là những ưu điểm khiến XM trở nên hấp dẫn trong mắt của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là với những khách hàng khó tính như các thương nhân Nhật Bản, luôn kỹ tính và khắt khe với những tiêu chuẩn dịch vụ cực kỳ cao. XM được quản lý bởi các cơ quan quản lý lớn nhất trên thế giới với những quy định nghiêm ngặt như:

  • CySEC: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (số giấy phép: 120/10). 
  • AFSL: Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (AFSL 443670). 
  • IFSC: Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (Giấy phép số 000261/158). 
  • Sàn sở hữu giấy phép hoạt động từ Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA) có mã số tham chiếu là F003484.
XM đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chinh phục những nhà đầu tư khó tính nhất
XM đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chinh phục những nhà đầu tư khó tính nhất

FBS

Sàn FBS là một trong những cái tên nổi tiếng hiện nay với khả năng truyền thông cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sàn còn được mọi người biết đến nhờ kho tàng sản phẩm giao dịch vô cùng đa dạng với quy trình gửi và rút tiền nhanh chóng, đơn giản và các chương trình khuyến mãi lôi cuốn khác… Ngoài ra, sàn còn khẳng định vị thế của mình trên thương trường bằng cách đạt được nhiều giấy phép kinh doanh khác nhau, trong đó của giấy phép của  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp. 

FBS đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của CySEC
FBS đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của CySEC

Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép của CySEC

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn giấy phép của CySEC là gì, chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi một cách cụ thể nhất. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đang giao dịch với một nhà môi giới ngoại hối không có giấy phép CySEC?

Bên cạnh CySEC, vẫn có nhiều tổ chức quản lý tài chính uy tín khác trên thế giới mà bạn có thể tìm thấy. Hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam đều giao dịch ngoại hối với các nhà môi giới ngoại hối được ủy quyền bởi FCA (Anh), ASIC (Úc) và CySEC (Síp). 

Các nhà đầu tư có được CySEC bồi thường khi nhà môi giới ngoại hối gặp sự cố không?

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch CySEC – Síp về cơ bản sẽ không thực hiện bồi thường, mà chỉ xử lý các khiếu nại của người dùng bằng các phương tiện khác, hoặc thông qua một bên thứ ba, đứng ở vị trí trung gian trong phạm vi kiểm soát và giám sát của mình. 

CySEC luôn cố gắng ngăn chặn các hành vi lừa đảo, gian lận trên thị trường
CySEC luôn cố gắng ngăn chặn các hành vi lừa đảo, gian lận trên thị trường

Lời kết

Chắc hẳn các nhà đầu tư đã có được câu trả lời cho mình về chủ đề CySEC là gì. Nhìn chung, đây là một trong những giấy phép tài chính khẳng định mức độ uy tín và tin cậy cho các nhà môi giới ngoại hối để người tiêu dùng có thể căn cứ đánh giá một sàn giao dịch bất kỳ. Hy vọng qua bài viết hướng dẫn lần này, các nhà đầu tư sẽ có được một nguồn kiến thức hữu ích và chọn được cho mình sàn môi giới ngoại hối phù hợp. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

FCA là gì? FCA đang quản lý những tổ chức và công ty nào?

Cách mở tài khoản giao dịch trên sàn InstaForex

Điều kiện giúp IPO hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *