Công thức Kelly là gì? Bạn đã bao giờ nghe đến những thuật ngữ như tiêu chuẩn Kelly hay phương pháp quản lý vốn Kelly chưa? Đây là một loại kỹ thuật quản lý vốn nổi tiếng hàng đầu trên thị trường giao dịch. Nếu bạn là một trader và chưa có kinh nghiệm hay chiến lược quản lý vốn cho riêng mình thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi – Exness sẽ giới thiệu cho bạn về phương pháp quản lý vốn Kelly vô cùng hiệu quả này.
Thế nào là quản lý vốn?
Trước khi tìm hiểu tiêu chuẩn Kelly là gì thì bạn cần phải hiểu được thế nào là quản lý vốn.
Hiểu một cách khái quát thì quản lý vốn chính là xây dựng chiến lược, kế hoạch chi tiêu vốn trong một hoạt động đầu tư nào đó để đạt hiệu quả cao.
Các bạn sẽ lập kế hoạch quản lý vốn bằng cách đi tìm đáp án cho các câu trả lời liên quan đến việc phân bố vốn, ví như: Hoạt động đầu tư này sẽ cần tổng cộng bao nhiêu tiền? Các danh mục nhỏ sẽ được chia tỷ lệ vốn như thế nào? Lợi nhuận được phân bố ra sao (tái đầu tư bao nhiêu %, gửi tiết kiệm bao nhiêu %, lập quỹ dự phòng bao nhiêu %,…),…. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà bạn sẽ phải trả lời cho các câu hỏi tương ứng để lập kế hoạch chi tiêu cho mình.
Chúng tôi sẽ lấy ví dụ với 2 lĩnh vực đầu tư khá phổ biến là forex và chứng khoán.
Chiến lược quản lý vốn trong giao dịch chứng khoán
Khi giao dịch chứng khoán, bạn sẽ phải giải quyết những câu hỏi sau để lập chiến lược quản lý vốn:
- % tiền nhàn rỗi mà bạn sẽ trích ra để đầu tư chứng khoán là bao nhiêu?
- Bạn đầu tư bao nhiêu % vốn vào mỗi danh mục chứng khoán – giả sử là 3 danh mục mà mình lựa chọn?
- Ví dụ sẽ có 5 chứng khoán con trong mỗi danh mục, khi đó bạn chia tỷ lệ vốn cho chúng ra sao?
- Bạn sẽ giữ lại một phần hay bán hết khi quyết định bán đi một cổ phiếu?
- Khi đã bán xong và mang về lợi nhuận thì bạn sẽ rút về tài khoản hay tiếp tục đầu tư số tiền đó? Bạn sẽ trích ra bao nhiêu % lợi nhuận hay sử dụng hết số tiền lời để tái đầu tư,…
Chiến lược quản lý vốn khi giao dịch Forex
Đối với forex, bạn cũng sẽ cần giải đáp các vấn đề tương tự:
- % tiền nhàn rỗi mà bạn sẽ trích ra để đầu tư forex là bao nhiêu?
- Bạn sẽ phân bổ nguồn vốn thế nào với các loại tài sản bạn trader như vàng, chỉ số, tiền tệ?
- Giả sử bạn thường trade tiền tệ trên cặp EUR/ USD và USD/ JPY, bạn sẽ sử dụng bao nhiêu % số vốn dành riêng cho tiền tệ để đầu tư cho từng cặp tiền này? Tương tự nếu bạn trade vàng hay chỉ số thì % vốn cho từng sản phẩm cụ thể sẽ là bao nhiêu?
- Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu % vốn dành cho lệnh BUY hoặc SELL với mỗi sản phẩm và mỗi lượt trade?
- Bạn sẽ giữ lại lợi nhuận thu được để gia tăng vốn đầu tư hay rút về tài khoản?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hình dung ra được thế nào là quản lý vốn rồi đúng không?
Và trong rất nhiều những vấn đề liên quan đến quản lý chi tiêu thì kết quả của công thức Kelly sẽ giải quyết cho bạn một vấn đề hết sức quan trọng. Nó sẽ cho ra khối lượng tối ưu cho mỗi lệnh giao dịch của bạn. Có nghĩa là nó sẽ xác định % số tiền trên tổng số vốn mà bạn phải bỏ ra trong mỗi giao dịch là bao nhiêu thì mới có thể giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản trong một giai đoạn dài hạn và tối đa hóa lợi nhuận.
Thế nào là công thức Kelly?
Công thức Kelly hay tiêu chuẩn Kelly là một công thức quản lý vốn được sáng lập bởi John Kelly (26/12/1923). Ông đã phát triển công thức toán học này khi làm việc tại công ty AT&T’s Bell Laboratory để phục vụ công việc của mình.
Ban đầu, công thức Kelly ra đời với vai trò giải quyết các tín hiệu điện thoại đường dài bị nhiễu của công ty. Sau đó, các tay chơi cá cược bắt đầu để ý đến công thức này và bắt đầu vận dụng nó vào bộ môn cá cược đua ngựa. Họ tìm ra số tiền đặt cược cho mỗi con ngựa ở một màn đua sao cho có thể mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể sau nhiều lần đặt cược.
Thời gian đầu, công thức này được sử dụng chủ yếu cho các vụ cá cược và tại các sòng bài. Về sau, công thức này bắt đầu được các nhà đầu tư quan tâm và vận dụng với mục tiêu quản lý vốn tại nhiều thị trường tài chính khác nhau. Họ sử dụng tiêu chuẩn Kelly để tìm ra % số vốn cho mỗi giao dịch để lợi nhuận được tối ưu hóa trong thời gian dài hạn.
Warren Buffett, Bill Gross là những cái tên đã thành công trong việc sử dụng phương pháp quản lý vốn Kelly. Ngay cả nhân vật được mệnh danh là người đàn ông đánh bại thị trường – Edward Thorp – từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall cũng sử dụng công thức này để quản lý vốn đầu tư.
Công thức tiêu chuẩn Kelly
Tiêu chuẩn Kelly được xác lập dựa trên công thức sau đây:
Kelly % = W – [(1-W) / R]
Trong đó:
- W: Tỷ lệ win – nghĩa là xác suất chiến thắng/ tổng số tất cả giao dịch.
- R: Tỷ lệ Reward:Risk – tỷ lệ trung bình lợi nhuận trên trung bình thua lỗ của mỗi giao dịch.
Ví dụ: Các bạn đã trade tổng cộng tất cả 50 lệnh trong lịch sử giao dịch của mình. Trong đó số lệnh thắng sinh ra lợi nhuận là 30 lệnh. Từ đó, có thể tính được tỷ lệ win sẽ là 30/50 = 0.6. Mỗi lệnh thắng, trung bình bạn sẽ nhận được 120 pips và mỗi lệnh thua, bạn sẽ mất trung bình khoảng 75 pips. Như thế tỷ lệ Reward:Risk sẽ được tính là 120/75= 1.6.
Áp dụng các con số trên vào công thức Kelly % sẽ cho ra kết quả như sau: 0.6 – [(1-0.6)/ 1.6] = 0.35 = 35%
Xác định giá trị của tỷ lệ win và R
Theo như ví dụ trên, để tính được giá trị của tỷ lệ win, các bạn sẽ phải xác định được lịch sử giao dịch của bạn có tổng số bao nhiêu lượt trade. Nếu bạn đã giao dịch lâu năm thì có thể chọn tính theo các chu kỳ như 1 năm, 6 tháng, 3 tháng hay 1 tháng,… Còn nếu bạn là một trader lướt sóng thì bạn có thể chọn một khối lượng lệnh nhất định như 50 lệnh cuối cùng gần nhất hoặc nhiều hơn thế. Trường hợp bạn là một tân binh mới thì chỉ cần tính tổng số giao dịch từ khi bắt đầu tham gia thị trường là được.
Sau khi tính tổng số lượng trade thì bạn cần xác định được trong những lượt trade đó, có bao nhiêu lượt giao dịch thắng, nghĩa là mang về được lợi nhuận. Từ đó bạn tính ra giá trị của W là bao nhiêu.
Bạn cũng có thể dễ dàng tính toán tỷ lệ R bằng cách lấy tổng các số pip thắng chia cho tổng số giao dịch thắng, sau đó lấy tổng các số pip thua chia cho tổng số giao dịch thua. Cuối cùng lấy 2 giá trị trung bình đó chia cho nhau, kết quả chính là tỷ lệ R.
Nếu bạn có một hệ thống giao dịch ổn định thì giữa Take profit:Stop loss sẽ là một tỷ lệ cố định. Và bạn sẽ chỉ vào lệnh khi chiến lược giao dịch thỏa mãn tỷ lệ đó. Ngoài ra, trong trường hợp này, tỷ lệ R có thể lấy chính tỷ lệ Take profit:Stop loss làm giá trị.
Công thức Kelly có ý nghĩa gì?
Các trader sẽ dựa vào giá trị của công thức Kelly để nhận biết được họ nên sử dụng số vốn cho mỗi lệnh giao dịch là bao nhiêu %. Nếu số vốn phân bổ nhiều hơn % Kelly thì lợi nhuận sẽ bị giảm đi và rủi ro không thể tối thiểu hóa được. Ngược lại nếu số vốn phân bổ ít hơn % Kelly thì lợi nhuận lại không thể tốt đa hóa.
Ví dụ kết quả của công thức Kelly là 5% thì mức 5% này chính là tiêu chuẩn bạn nên sử dụng vốn cho mỗi lệnh giao dịch. Giả sử bạn trade nhiều cặp tiền cùng một lúc thì số vốn để trade một lệnh cũng chỉ nên duy trì ở mức 5%.
Ví dụ, tỷ lệ win của một trader tại thị trường chứng khoán là 0.5, tỷ lệ Reward:Risk là 2:1. Từ đó suy ra %Kelly sẽ là 0.25. Điều này đồng nghĩa với việc số vốn để đầu tư vào một cổ phiếu của trader này sẽ ở mức 25%. Nếu danh mục cổ phiếu của trader này có 4 mã và anh ta sử dụng 25% vốn để đầu tư cho mỗi cổ phiếu thì tỷ suất sinh lời sẽ được đẩy lên mức tối đa.
Nếu danh mục có nhiều hơn 4 mã thì số tiền đầu tư vào từng cổ phiếu sẽ suy giảm và trader này sẽ không thể đạt được lợi nhuận tối đa. Ngược lại, nếu có nhiều hơn 4 mã cổ phiếu thì tỷ lệ % cho mỗi mã sẽ nhiều hơn 25% và khi đó rủi ro sẽ tăng cao còn lợi nhuận thì không thể đạt mức tối đa.
Cách sử dụng công thức Kelly như thế nào?
Xây dựng tỷ lệ Kelly riêng
Phương pháp quản lý vốn Kelly sẽ được áp dụng vào thực tế giao dịch như thế nào? Các trader sẽ điều chỉnh lại hay vận dụng đúng nguyên tắc của tiêu chuẩn Kelly? Họ có sử dụng kết quả của công thức để làm giá trị tham chiếu cho những giao dịch của mình hay không?
Có một sự thật là không ai có thể tính toán chính xác được tỷ lệ lời/ lỗ cũng như xác suất thắng thua của mình là bao nhiêu.
Trước hết, ở mỗi thời điểm khác nhau thì xác suất thắng thua sẽ khác nhau. Thị trường bình thường hay biến động cũng sẽ tác động lớn tới tỷ lệ lời lỗ.
Thứ hai, cả xác suất thắng thua và tỷ lệ lời lỗ đều là những giá trị ước tính, trung bình. Do đó chúng sẽ thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh và không thể xác định chính xác được giá trị thực.
Thứ ba, chắc chắn sẽ có một vài sai số xảy ra bởi bản chất ban đầu của phương pháp này là chuyên sử dụng cho cờ bạc và cá cược.
Do đó, giá trị của Kelly được coi như một giá trị tham chiếu và tùy thuộc vào điều kiện của thị trường cũng như của các nhân mà các trader sẽ biến đổi giá trị này sao cho phù hợp.
Đồ thị phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Nếu bạn tính toán và đưa ra một tỷ lệ Kelly cho riêng mình thì từ đó, bạn sẽ có thể xây dựng được một đồ thị. Đồ thị này sẽ biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong thời gian dài hạn.
Nếu tỷ lệ Kelly này được sử dụng đúng thì bạn sẽ đạt được lợi nhuận tối đa trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá lớn thì rủi ro đi kèm cũng sẽ rất cao mặc dù nó vẫn có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Thông thường, mức tiêu chuẩn của tỷ lệ Kelly thường là 0.25 (25%). Tỷ lệ này thường tương đương với một trader có xác suất win là 50% và tỷ lệ R là 2:1. Nếu tỷ lệ của bạn lớn hơn mức trung bình này thì bạn vẫn nên sử dụng mức 0.25 để hạn chế rủi ro hết sức có thể.
Quan sát đồ thị trên, bạn sẽ thấy có 3 vùng màu sắc khác nhau, đó là:
- Vùng 0 – 0.5K: Đây là vùng được xem là khá an toàn, tỷ lệ suất sinh lợi có thể đạt được như mong muốn, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại rủi ro. Vì thế trong vùng an toàn này, 0.5 là một tỷ lệ tuyệt vời.
- Vùng 0.5K – K: Vùng này được coi là vùng mạo hiểm. Nếu sử dụng đúng tỷ lệ K thì bạn sẽ có thể tối ưu hóa lợi nhuận đến mức cao nhất. Tuy nhiên rủi ro tại mức độ này lại tăng lên gấp đôi so với 0.5K và biểu đồ trên đã biểu diễn điều này rất rõ ràng.
- Vùng > K: Tại vùng này, lợi nhuận tối ưu sẽ giảm xuống trong dài hạn, rủi ro cũng tăng lên khá cao. Do đó đây được coi là vùng có mức độ rủi ro cao nhất.
Mức tiêu chuẩn của tỷ lệ Kelly
Mặc dù tiêu chuẩn trung bình của tỷ lệ Kelly là 0.25 nhưng tùy vào điều kiện thị trường và điều kiện của bản thân mà mỗi trader sẽ có một tỷ lệ Kelly cho riêng mình. Có người sẽ duy trì ở mức cao hơn, nhưng có người lại duy trì ở mức thấp hơn con số này. Tuy nhiên tốt nhất, nếu cao hơn thì bạn vẫn chỉ nên giới hạn tại mức 0,25 để bảo toàn lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Edward Thorp đã có lời khuyên dành cho các trader khi sử dụng công thức Kelly. Đó là khi thị trường biến động, hãy giảm tỷ lệ Kelly – nghĩa là hãy giảm tỷ lệ vốn đầu tư và quy mô vị thế. Khi thị trường phục hồi trở lại thì hãy tăng lên 0.5K. Đây còn gọi là mức tiêu chuẩn Half – Kelly và nó có thể giúp bạn tối ưu được 3/4 lợi nhuận và giảm thiểu một nửa rủi ro.
Mặc dù bạn có thể tìm ra tỷ lệ Kelly phù hợp nhất nhưng đừng bỏ qua những nguyên tắc của phương pháp quản lý vốn Kelly để rủi ro được giảm thiểu nhiều nhất có thể.
Công thức Kelly hiệu quả ra sao?
Tính hiệu quả của việc sử dụng tiêu chuẩn Kelly
Như đã trình bày phía trên, ban đầu, tiêu chuẩn Kelly là một công thức toán học và được vận dụng vào thị trường cá cược từ hơn nửa thế kỷ trước. Vậy câu hỏi đặt ra là tiêu chuẩn này, trong thời điểm hiện tại liệu có phù hợp với thị trường tài chính hay không?
Câu trả lời là tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể áp dụng được và đã có không ít các trader thành công khi sử dụng công thức Kelly để quản lý vốn. Tính hiệu quả của công thức này cũng được khá nhiều nghiên cứu đề cập đến và làm sáng tỏ.
Trong các công cụ kỹ thuật phục vụ phương diện quản trị vốn thì công thức Kelly là một phương pháp khá hiệu quả. Các trader có thể dựa vào đó để xác định được % số vốn phân bổ cho mỗi giao dịch trên các sản phẩm như tiền tệ, chứng khoán,… Nhờ thế mà các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa các danh mục đầu tư của mình sao cho hiệu quả.
Tuy nhiên, như đã nói trên, tiêu chuẩn Kelly này không chỉ ra cụ thể một chiến lược giao dịch nào cả. Nó chỉ có thể giúp các nhà đầu tư quản lý vốn và tiền bạc. Những vấn đề như xác định tài sản đầu tư, phân tích biến động giá của thị trường hay tham gia với vị thế Long hoặc Short,… đều không liên quan đến công thức này. Những thứ đó sẽ thuộc về phạm trù khác, đó là kinh nghiệm, kỹ năng cũng như kiến thức đầu tư của các trader.
Xác định tính hiệu quả của công thức Kelly trước khi áp dụng vào thực tế
Mặc dù có khá nhiều công cụ có thể áp dụng để quản lý vốn nhưng công thức Kelly được xem là một công cụ dễ sử dụng, hữu ích và mang lại hiệu quả hàng đầu cho những người mới bắt đầu học hỏi các thao tác quản lý vốn. Hiện nay, nó được coi là kỹ thuật quản lý vốn tốt nhất nhờ tính linh hoạt và hiệu quả cao. Một chiến lược quản lý vốn tốt chưa chắc đã có thể mang về cho chủ nhân của nó nhiều lợi nhuận.
Tuy nhiên chắc chắn lợi nhuận đã được tối đa hóa và rủi ro sẽ được hạn chế hết sức có thể. Vì thế nếu cho đến thời điểm hiện tại, bạn vẫn chưa sở hữu một hệ thống quản lý vốn thì có thể dựa vào những thông tin nêu trên để xây dựng công thức Kelly cho mình.
Ngoài ra, hãy sử dụng tài khoản demo để trải nghiệm cũng như kiểm nghiệm tính hiệu quả của công thức bạn tìm ra. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân trước khi tham gia giao dịch bằng tài khoản thực.
Ưu – Nhược điểm công thức Kelly
Bất kỳ một chiến lược giao dịch nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin này để thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm:
- Bảo vệ vốn đầu tư: Công thức Kelly là một công cụ quản lý vốn mạnh mẽ, giúp Trader xác định mức vốn cho mỗi giao dịch hoặc cặp tiền tệ. Từ đó giúp các Trader có thể bảo vệ vốn đầu tư và giảm những rủi ro về tài chính.
- Tăng khả năng sinh lời: Khi áp dụng đúng tỉ lệ W (tỉ lệ thắng) và R (tỉ lệ rủi ro), chiến lược Kelly có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Từ đó giúp nhà đầu giao dịch tăng khả năng sinh lời và tạo động lực tiếp tục đầu tư.
Nhược điểm:
- Rủi ro tính toán: Khi xác định sai tỷ lệ W và R có thể dẫn đến thất bại và lỗ lãi. Nếu nhà đầu tư không đánh giá đúng khả năng thắng thua có thể gây thua lỗ.
Độ phức tạp: Các Trader cần có kiến thức sâu rộng để nắm vững công thức Kelly. Điều này có thể gây khó khăn đối với một số người mới tham gia thị trường. Sự phức tạp này đôi khi cũng sẽ làm gia tăng khả năng phạm lỗi của nhà đầu tư.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết xoay quanh công thức Kelly. Có thể thấy hiệu quả của tiêu chuẩn này là thực sự khả quan, nó giúp trader hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận. Mong rằng từ bài viết hướng dẫn này, bạn sẽ có thể xây dựng cho mình một phương pháp quản lý vốn Kelly phù hợp để tự tin hơn với mọi giao dịch của mình.
Xem thêm:
Các quy tắc quản lý vốn theo phương pháp Martingale là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.