Bạn đã biết hết các chỉ báo trong MT4 chưa? Đây là một kiến thức quan trọng nếu như bạn muốn giao dịch Forex hiệu quả. Các chỉ báo trong MT4 hay còn gọi là Indicator MT4 được xem là các chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ rất nhiều cho nhà giao dịch được yêu thích nhất hiện nay. Vậy cụ thể các chỉ báo ngoại hối MT4 bao gồm những gì? Cùng sàn Exness tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!
Tổng quan về nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4)
MetaTrader 4, gọi tắc là MT4, là một nền tảng giao dịch trực tuyến được tạo ra bởi MetaQuotes Software Corp vào năm 2005. Nó đã hoạt động được gần 20 năm và MT4 đã trở thành một trong các platform được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nền tảng cung cấp các công cụ và chức năng phân tích kỹ thuật cho người dùng, nhà giao dịch để giúp quá trình giao dịch dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hiện tại, ICMarkets, Exness, XM và các sàn giao dịch nổi tiếng khác đều sử dụng MT4 làm nền tảng giao dịch chính. Mặc dù vẫn còn một số sàn giao dịch đã thiết lập nền tảng của riêng họ, nhưng tất cả họ đều cho phép quyền truy cập thông qua MT4.
Phân loại các chỉ báo trong MT4
Hiện tại, các chỉ báo ngoại hối MT4 rất được ưa chuộng nên có nhiều loại với chức năng đa dạng. Tuy nhiên, có 2 loại chính cần nắm đó là: Leading indicator (chỉ báo nhanh), và Lagging indicator (Chỉ báo chậm).
Leading indicator – chỉ báo nhanh
Leading indicator còn được gọi là chỉ báo dao động. Các chỉ báo như vậy đưa ra tín hiệu trước biến động giá. Một số Leading indicator thường được sử dụng là RSI, CCI, Stochastic,… Những chỉ báo này thường giao động trong phạm vi của 2 giá trị.
Ví dụ: CCI dao động trong khoảng -100 đến 100 (hoặc -200 đến 200, tùy thuộc vào tình hình thị trường) và chỉ số RSI và Stochastic dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
Khi Leading indicator đạt đến giới hạn trên của nó, nó sẽ rơi vào tình trạng mua quá mức. Ngược lại, Leading indicator tiếp cận đường biên dưới của nó được coi là nằm trong vùng quá bán, nghĩa là xu hướng sẽ tăng.
Điểm mạnh của Leading indicators MT4:
- Cung cấp tín hiệu sớm để nhà giao dịch nắm được cơ hội giao dịch.
- Nếu thiết lập lệnh đúng xu hướng, trader sẽ kiếm thêm nhiều lợi nhuận.
Điểm yếu của Leading indicators MT4:
- Cung cấp nhiều tín hiệu nhiễu, trader không có nhiều kỹ năng dễ nhầm lẫn.
Lagging indicators – chỉ báo chậm
Lagging indicator còn được gọi là các chỉ báo động lượng. Đây là một chỉ báo được tạo ra dựa vào thông tin giá trong quá khứ, tức là giá biến động, sau đó chỉ báo sẽ phát tín hiệu nên còn có tên gọi là “chỉ báo trễ”. Một vài các Lagging indicator phổ biến bao gồm MA, EMA, DEMA, Momentum,…
Bởi vì chỉ báo gửi tín hiệu muộn nên các nhà giao dịch có thể khó xác định cơ hội tham gia khi thị trường hình thành đỉnh hoặc đáy.
Tuy vậy, ở một thị trường có xu hướng mạnh, chỉ báo trễ trở nên rất có ích vì nó giúp nhà giao dịch duy trì vị thế trong xu hướng chính. Ngoài ra nó còn giúp các nhà giao dịch bắt kịp xu hướng và mang đến lợi nhuận lý tưởng. Tuy nhiên, Lagging indicator không phù hợp với thị trường đi ngang (Sideway).
Điểm mạnh của Lagging indicators MT4:
- Có độ chính xác nhiều hơn so với Leading Indicators
Điểm yếu của Lagging indicators MT4:
- Cung cấp tín hiệu muộn nên nhà giao dịch có thể bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt.
Top 12 các chỉ báo trong MT4 hiệu quả và hướng dẫn sử dụng
Indicator MT4 hay chỉ báo kỹ thuật là một trong những chỉ báo không thể thiếu trong giao dịch ngoại hối. Các nhà giao dịch sử dụng phương pháp hành động giá thậm chí sử dụng các mẫu giá, nhưng đôi khi các chỉ báo cũng rất cần thiết. Ngay cả các nhà đầu tư theo phong cách phân tích cơ bản đôi khi cũng sử dụng các chỉ báo để nhận biết xu hướng thị trường đúng đắn nhất. Dưới đây, hãy cùng điểm qua các chỉ báo miễn phí và các best MT4 indicators khi giao dịch Forex nhé.
Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)
Chỉ báo MACD tên đầy đủ là Moving Average Convergence Divergence. Hay còn gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ.
Chỉ báo được tạo ra vào năm 1979 bởi Gerald Appel. Đây là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật. Nó được xem là một trong những chỉ báo kỹ thuật được yêu thích nhất và sử dụng nhiều nhất khi phân tích kỹ thuật.
MACD được tính bằng cách lấy EMA12 trừ EMA26. Ngoài ra, có một EMA9 hoạt động như một đường tín hiệu và đưa ra các tín hiệu mua và bán.
Để sử dụng chỉ báo MACD, các bạn làm như sau:
- Thiết lập lệnh mua: Đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng lên. Histogram chuyển sang màu xanh.
- Thiết lập lệnh bán: Đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng xuống. Histogram chuyển sang màu đỏ.
Ngoài ra, để sử dụng chỉ báo này hữu ích hơn, bạn có thể kết hợp thêm các chiến lược khác như mẫu hình nến, biểu đồ, hành động giá.
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index Indicator)
Chỉ báo RSI tên đầy đủ là Relative Strength Index hay có thể gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này giúp tính toán tỷ lệ giữa phạm vi tăng giá bình quân và mức giảm giá trong một giai đoạn cụ thể. RSI thường dao động trong giá trị từ 0 đến 100.
Để sử dụng chỉ báo RSI, bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Nếu chỉ số RSI lớn hơn 70, điều đó có nghĩa là tài sản bị mua quá mức, cảnh báo rằng xu hướng tăng có thể đảo ngược.
- Nếu chỉ số RSI dưới 30, điều đó tức là tài sản đang ở khu vực quá bán, cảnh báo rằng giá có thể chạm đáy và sẵn sàng đảo hướng.
Phạm vi từ 30 đến 70 được xem là trung tính và khi chỉ số RSI dao động quanh mức 50, có nghĩa là thị trường không có xu hướng.
Biểu đồ Renko (Renko Chart)
Đây là một loại biểu đồ khác với biểu đồ bình thường. Các viên gạch được sử dụng trong biểu đồ này sẽ thay thế các chân nến truyền thống. Đây là một công cụ lọc tín hiệu nhiễu rất hữu ích trong Forex.
Biểu đồ Renko chỉ phản ánh biến động giá lớn hơn mức định trước. Nó giúp nhận biết các mức cao và thấp quan trọng.
Đây là một best MT4 indicators bạn có thể tham khảo qua vì tính năng lọc nhiễu hiệu quả. Nhà giao dịch sẽ tiết kiệm thời gian và công sức để quan tâm đến xu hướng chính.
Dải Bollinger
Bollinger Bands hay còn gọi là dải Bollinger, đây là công cụ rất được yêu thích trong phân tích kỹ thuật, nó còn dùng để đo biến động thị trường.
Dải Bollinger có cấu tạo từ các 3 đường SMA, cụ thể:
- Dải giữa (Middle Band) là SMA20.
- Dải trên (Upper Band) tính theo công thức lấy SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn.
- Dải dưới (Lower Band) tính theo công thức lấy SMA trừ 2 lần độ lệch chuẩn.
Để sử dụng Bollinger Band, bạn làm như sau:
Khi thị trường đi ngang, Dải Bollinger có thể phát huy hết khả năng, nhà giao dịch có thể bán khi giá chạm vào dải trên của kênh, mua khi giá chạm vào dải dưới. Thế nhưng, nếu thị trường đang có xu hướng chính xác thì kế hoạch này có nhiều hạn chế.
Chỉ báo Stochastic
Stochastics là chỉ số thể hiện động lượng giá bằng cách so sánh giá đóng cửa với một loạt giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ báo bao gồm 2 đường, %K và %D, có thể giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng hướng đảo ngược. Để sử dụng chỉ báo này, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Chỉ báo Stochastic gồm 2 đường biên là 20 và 80, thông qua đó trader có thể nhận biết mức quá mua và quá bán.
- Nếu chỉ báo phá vỡ đường biên 80, điều đó cho thấy tài sản bị mua quá mức. Nó cũng cảnh báo rằng xu hướng tăng có thể đảo ngược.
- Nếu chỉ báo phá vỡ đường biên 20, điều đó cho thấy tài sản bị bán quá mức và là tín hiệu cho thấy giá có thể ở gần đáy và sẵn sàng tăng.
Chỉ báo Automatic Trendline Indicator
Chỉ báo Automatic Trendlines là một trong các chỉ báo trong MT4 giúp các nhà giao dịch vẽ đường xu hướng trên biểu đồ. Chỉ báo gồm có 6 thông số đầu vào, trader có thể chỉnh tên, nhãn dán cho từng đường xu hướng tùy thích, đổi màu sắc, độ dày, độ sâu và đánh dấu các khu vực quan trọng như đỉnh hoặc đáy.
Khi sử dụng Automatic Trendlines, bạn cần vẽ đường xu hướng chính xác, sử dụng kết hợp các chiến lược giao dịch khác để thành công nhanh hơn.
Chỉ báo Mây Ichimoku
Được tạo ra bởi Satoru Hosoda vào năm 1969, Mây Ichimoku hay Ichimoku Kinko Hyo là một trong các chỉ báo ngoại hối MT4 hiệu quả.
Mây Ichimoku là một chỉ báo được sử dụng để nhận biết các mức hỗ trợ và kháng cự di chuyển, nhận biết động lượng và đưa ra các tín hiệu giao dịch chính xác.
Chỉ báo này sở dĩ có tên là Mây Ichimoku do hình dạng giống đám mây của nó. Nó dựa trên các đường trung bình động (moving average) và giúp theo dõi tin tức giao dịch như xu hướng giá, mức hỗ trợ và kháng cự cũng như các tín hiệu vào lệnh. Bộ chỉ báo Ichimoku bao gồm 5 đường trung bình động, cụ thể:
- Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi)
- Đường Kijun-sen (đường cơ sở)
- Đường Senkou Span A
- Đường Senkou Span B
- Đường Chikou Span (đường trễ)
Để sử dụng chỉ báo Mây Ichimoku, bạn có thể xem hướng dẫn sau:
Nếu giá đang giao dịch trên Mây Kumo, thị trường đang có xu hướng tăng và ngược lại, nếu giá đang giao dịch dưới đám mây Kumo, thị trường đang có xu hướng giảm.
Trường hợp giá trong phạm vi đám mây Kumo, xu hướng thị trường chưa thể xác định được. Đám mây dày hơn thể hiện động lượng thị trường rất mạnh và đám mây mỏng hơn cho thấy động lượng thị trường yếu hơn.
Chỉ báo ADX (Chỉ báo định hướng trung bình)
ADX tên đầy đủ là Average Directional Index, dịch tiếng Việt là chỉ số định hướng trung bình. Đây là một chỉ báo dao động được sử dụng để nhận biết độ mạnh của xu hướng thị trường. Nhà giao dịch thường sử dụng chỉ báo này để nhận biết xem thị trường đang nằm ngang hay đã bắt đầu có xu hướng.
ADX thường dao động trong phạm vi 0 đến 100, giá trị ADX càng lớn thì xu hướng thị trường càng mạnh. Khi ADX giảm xuống 20, nghĩa là xu hướng đang là yếu. Để sử dụng chỉ báo ADX, cụ thể:
Chỉ báo ADX hỗ trợ các trader đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Các nhà giao dịch sau đó sẽ quyết định có nên giao dịch hoặc đóng các vị thế tương ứng.
Thông qua giá trị của ADX, bạn sẽ xác định xu hướng như sau:
- 0 – 25: Xu hướng yếu (thị trường sideway)
- 25 – 50: Xu hướng mạnh
- 50 – 75: Xu hướng tăng mạnh mẽ
- 75 – 100: Xu hướng cực mạnh
Chỉ báo Show pips
Show pips là một chỉ số cung cấp thông tin. Chỉ báo này có thể hỗ trợ nhà giao dịch nắm được tình trạng tài khoản của mình, từ đó cẩn thận hơn khi bước vào vùng rủi ro, hạn chế bị cháy tài khoản. Chỉ báo Show pips đưa ra nhiều tin tức gồm có lợi nhuận tính bằng point, tỷ lệ phần trăm và đơn vị tiền tệ, mức chênh lệch hiện tại (spread) và thời gian còn lại cho đến khi đóng nến.
Chỉ báo MFI (Money Flow Index)
Money Flow Index viết tắt là MFI, đây là chỉ báo dòng tiền thuộc nhóm chỉ báo dao động. Chỉ báo này được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudark. MFI có phạm vi giá trị từ 0 đến 100.
Money Flow Index có đặc điểm của chỉ báo RSI nhưng có thêm các yếu tố về khối lượng. Hướng dẫn dùng chỉ báo MFI:
Nhận biết xu hướng thị trường:
- Khi MFI nằm trên đường 50 tức là xu hướng thị trường tăng.
- Khi MFI nằm dưới đường 50 tức là xu hướng thị trường giảm.
Tín hiệu quá mua, quá bán:
- Khi MFI tăng dần và vượt qua đường 80, thị trường có tín hiệu mua quá mức, cho thấy thị trường có thể có sự đảo chiều của thị trường giá xuống.
- Khi MFI giảm dần và giảm xuống dưới đường 20, thị trường có tín hiệu bán quá mức, cho thấy khả năng đảo chiều của thị trường tăng giá.
Chỉ báo OBV (On-Balance Volume Indicator)
Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng đo lường động lực của xu hướng thông qua sự tương quan giữa biến động giá và khối lượng.
Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV:
Tín hiệu củng cố xu hướng:
- Tín hiệu này hình thành từ mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và giá: khi giá tăng và khối lượng giao dịch lớn, tức là có nhiều áp lực tăng và giá sẽ tăng tiếp diễn và ngược lại.
- Nếu OBV và giá có xu hướng giống nhau, thì xu hướng giá được củng cố bởi khối lượng hoặc hỗ trợ thanh khoản.
Tín hiệu vượt qua các mức quan trọng:
Cũng giống như giá, khối lượng cũng phản ứng rất mạnh khi đi vào các phạm vi khối lượng quan trọng và đặc biệt khi các vùng/mức quan trọng này bị phá vỡ, khối lượng cũng có thể dao động dữ dội theo một hướng cụ thể.
Nhà giao dịch có thể sử dụng tín hiệu này giống như một công cụ để nhận biết tín hiệu đảo chiều giá. Cụ thể:
- Khi giá báo hiệu đảo chiều tăng, tín hiệu đảo chiều tăng của giá sẽ mạnh hơn và chính xác hơn nếu chỉ báo OBV vượt qua mức kháng cự mạnh và đảo chiều đi lên.
- Khi giá có tín hiệu đảo chiều giảm, tín hiệu đảo chiều giảm của giá càng chính xác thì tỷ lệ giao dịch thành công càng cao khi chỉ báo OBV vượt qua mức hỗ trợ mạnh và giảm xuống.
Chỉ báo ZigZag
Chỉ báo ZigZag là một trong các chỉ báo trong MT4 hỗ trợ đo lường các phạm vi giá ở đỉnh và đáy của thị trường.
Nguyên lý sử dụng của chỉ báo ZigZag rất đơn giản, nó sẽ loại bỏ những tín hiệu nhiễu trong hành động giá thông qua loại bỏ những tin tức không quan trọng, giúp nhà giao dịch có cái nhìn đơn giản và chính xác hơn về thị trường. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng chỉ báo ZigZag dưới đây:
Kết hợp với lý thuyết sóng Elliott:
- Khó khăn lớn nhất khi sử dụng sóng Elliott là nhận biết nơi sóng bắt đầu và dừng lại. Khi đó, sử dụng chỉ báo ZigZag hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn.
- Chỉ báo ZigZag thường được kết hợp với lý thuyết sóng Elliott để nhận biết phạm vi của từng sóng trong suốt chu kỳ.
Kết hợp với Fibonacci thoái lui:
- Việc sử dụng chỉ báo ZigZag giúp bạn xác định các khu vực của đợt tăng và giảm giá trước đó, cũng như vị trí chúng bắt đầu và dừng lại.
- ZigZag loại bỏ những biến động và tín hiệu nhiễu từ thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm ra các điểm xoay (Pivot Point) chủ chốt.
Cách bổ sung các chỉ báo trong MT4 có sẵn khác vào biểu đồ giao dịch
Để thêm các chỉ báo ngoại hối MT4 có sẵn vào biểu đồ giao dịch, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Nhấn vào biểu tượng “Add Indicators” ở thanh công cụ phía trên cùng để xem danh sách những chỉ báo có sẵn.
- Hoặc bạn có thể lựa chọn các indicator có sẵn bằng cách nhấn vào “Insert” và chọn “Indicators”.
Các chỉ số này được chia thành các loại khác nhau như xu hướng (Trend), bộ dao động (Oscillators) và khối lượng (Volume). Sau khi chọn một chỉ báo, nhà giao dịch có tùy chọn thay đổi các biến đầu vào (Input) hoặc sử dụng cài đặt mặc định. Sau đó, chỉ báo sẽ hiển thị trên biểu đồ giá.
Một số thắc mắc liên quan đến các chỉ báo trong MT4
Đâu là best MT4 indicators trên điện thoại di động?
Các chỉ báo trong MT4 mà trader có dùng trên thiết bị di động là Mây Ichimoku, đường MACD, Market Facilitation Index, Momentum, Money Flow Index, Moving Average, Moving Average of Oscillator, On Balance Volume.
Các indicator MT4 không tính phí?
Các chỉ báo ngoại hối MT4 rất đa dạng và thích hợp với các phương pháp giao dịch khác nhau của các trader. Một số chỉ báo miễn phí mà bạn có thể tham khảo bao gồm RSI, EMA 34 89, Auto Fibonacci Indicator, ZigZag Indicator, Cumulative Distribution Indicator.
Những chỉ báo hiệu quả nhất trong MT4 là gì?
Một trong những best MT4 indicators không kén bất cứ phương pháp giao dịch nào là MACD (Trung bình động hội tụ phân kỳ). Đường trung bình động cho phép các nhà giao dịch nhanh chóng nắm bắt các cơ hội giao dịch theo xu hướng chính.
Khi đọc xong bài viết về các chỉ báo trong MT4 ngày hôm nay, các nhà giao dịch đã nắm được sự quan trọng khi sử dụng các indicator MT4. Ngoài ra, với tổng hợp 12 best MT4 indicators, các bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức để tìm kiếm các chỉ báo Forex phù hợp cho mình. Hướng Dẫn Exness chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
So sánh sự khác nhau giữa MT4 và MT5 trong giao dịch
Metatrader 4 có an toàn không? Giải mã sự thật
Hướng dẫn rút tiền Metatrader 4 đơn giản và chi tiết
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.