Mô hình nến Bullish Engulfing là gì? Bên cạnh mô hình Bearish Engulfing, Bullish Engulfing là một trong những mô hình nến nổi bật trên thị trường Forex. Nó được xem như một mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng khá mạnh mẽ, do đó nó được các trader sử dụng khá nhiều. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về mô hình này thì hãy đọc bài viết sau đây, chúng tôi – Exness Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn mô hình nến Bullish Engulfing là gì và hướng dẫn giao dịch với mô hình này.
Mô hình nến Bullish Engulfing là gì?
Một mô hình nến nhấn chìm sẽ được cấu tạo bởi cụm 2 nến với 1 cây nến bao phủ lên cây còn lại. Bullish Engulfing là mô hình nến nhấn chìm tăng, đồng nghĩa với việc cây nến giảm giá sẽ bị cây nến tăng giá ôm trọn và che phủ. Giống như những cây cỏ được cây cổ thụ che bóng mát vậy.
Khi mô hình này xuất hiện ở dưới cùng của một xu hướng giảm thì đây chính là một tín hiệu mạnh nhất, kích hoạt xu hướng hiện tại đảo chiều. Khi đó người mua sẽ tham gia vào thị trường và giá sẽ bị đẩy lên cao hơn nữa.
Để đạt được điều này thì trước đó, xu hướng giá sẽ phải giảm một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Vì vậy khi một nến tăng lớn xuất hiện sẽ báo hiệu đà giảm đang bị khống chế do người mua đang đổ xô vào thị trường và lấy đà để đẩy giá tăng lên. Sau khi cây nến xanh kết thúc, nhiều trader sẽ muốn xác định lại một lần nữa xem đây chính xác có phải là điểm khởi đầu của xu hướng tăng hay không.
Vì thế, có thể họ sẽ chống lại hành vi giá tăng và đẩy giá xuống các vùng hỗ trợ chính. Tuy nhiên, cuối cùng phe bán đã không đủ sức để tiếp tục đẩy giá xuống hơn nữa nên các cây nến xanh đã được tạo ra. Đây cũng chính là thời điểm xác nhận sự chuẩn bị bắt đầu của một xu hướng tăng.
Các yếu tố nhận dạng mô hình nến Bullish Engulfing
Để không bị nhầm lẫn các mô hình nến Nhật khác như nến Bearish Engulfing với mô hình Bullish Engulfing và không để lỡ những tín hiệu giao dịch quan trọng, điều bạn cần làm sẽ là ghi nhớ những đặc điểm, yếu tố nhận dạng mô hình nến nhấn chìm tăng. Cụ thể như sau:
- Mô hình Bullish Engulfing được cấu thành bởi 2 cây nến ngược chiều nhau. Cây mến đầu tiên là nến đỏ, nghĩa là nến giảm với phần thân nhỏ và ngắn.
- Cây nến thứ hai là nến xanh, nghĩa là nến tăng với phần thân dài gần như bao trùm toàn bộ cây nến thứ nhất.
- Giá đáy và giá mở cửa của nến xanh phải thấp hơn giá đóng cửa của nến đỏ. Đỉnh và giá đóng cửa của nến xanh cũng phải cao hơn giá mở cửa của nến đỏ.
- Thông thường, sau một đà giảm mạnh hoặc cuối một xu hướng giảm dài thì mô hình nến Bullish Engulfing sẽ xuất hiện.
- Mẫu hình sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu cây nến đầu tiên của Bullish Engulfing có dạng là nến Doji.
Mô hình Bullish Engulfing và đặc tính cải thiện độ hiệu quả
Theo Nison, vai trò chỉ báo cảnh cáo dấu hiệu đảo chiều của mô hình Bullish Engulfing sẽ được gia tăng nhờ những đặc tính sau đây:
Nến thứ hai có thân nến dài trong khi nến thứ nhất có thân nến nhỏ.
Nguyên nhận: Sau một xu hướng giảm, một nến giảm nhẹ xuất hiện báo hiệu phe bán không thể tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn như ở giai đoạn trước. Một nến giảm nhẹ phản ánh sức mạnh của bên bán yếu dần. Còn nếu nến đó giảm mạnh đồng nghĩa với việc thế chủ động đang thuộc về bên bán. Tương tự như thế, một nến tăng mạnh là thách thức cho xu hướng trước đó đang giảm. Nó là tín hiệu cho thấy phe bán không thể ngăn phe mua trở lại thị trường. Nến tăng càng dài chứng tỏ lực mua càng mạnh.
Sau một xu hướng giảm dài, một bước giảm mạnh xảy ra mô hình Bullish Engulfing
Nguyên nhân: Trader hoặc người bán hàng đã bán trước đó rồi, vì thế thị trường không còn nhiều người tiếp tục bán và đẩy giá xuống. Nếu sự giảm giã diễn ra đột ngột và nhanh chóng thì giá có thể đã bị quá bán và khả năng đảo chiều khá cao.
Nến thứ hai có khối lượng giao dịch lớn
Nguyên nhân: Những lúc bất thường, tại nến tăng dài thường xảy ra khối lượng giao dịch lớn, phản ánh ngày hôm đó có sự biến động mạnh mẽ. Ngay tại giá đặt bán thị trường thì các trader luôn mua vào. Tín hiệu này báo hiệu sự tăng giá mạnh. Vấn đề này có thể làm rõ với khái niệm cung cầu. Nếu cung ít hơn, nghĩa là có ít trader sẵn sàng bán và cầu nhiều hơn, nghĩa là nhiều trader sẵn sàng mua thì nến tăng sẽ được hình thành. Khi đó, trong suốt ngày giao dịch, nó đã mở cửa và đi thẳng lên, sau đó tại một mức giá cao hơn thì đóng cửa.
Kích thước của thân nến thứ hai lớn hơn thân nến trước
Nguyên nhân: Nếu có nhiều nến nhỏ xuất hiện thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường đang do dự. Nếu độ dài nến tăng dài hơn những nến nhỏ trước đỏ nghĩa là thị trường đã đưa ra quyết định tăng giả. Tại vùng hỗ trợ, Bullish Engulfing sẽ xuất hiện,
Tại vùng hỗ trợ có sự xuất hiện của Bullish Engulfing
Nguyên nhân: Vùng hỗ trợ được hình thành trước đây khi bên mua đã tiến vào thị trường và mua tại một mức giá nhất định. Nếu ngay tại mức hỗ trợ này, mô hình Bullish Engulfing xảy ra thì các trader sẽ tự tin hơn trong các lệnh mua. Bởi một sự củng cố khán cho sự tăng lên của giá đã được thông báo.
Những khuyến nghị khi giao dịch với mô hình Bullish Engulfing
Đối với những trader dựa vào mô hình nến nhấn chìm tăng để giao dịch, Nison đưa ra khuyến nghị: dưới đáy của nến nhấn chìm tăng, hãy đặt một Stop Loss bởi mô hình này thể hiện vùng hỗ trợ.
Sử dụng nến Hammer kết hợp 2 nến trong mô hình Bullish Engulfing
Kết hợp đầu tiên của hai nến trong cụm Bullish Engulfing sẽ tạo ra một nến búa. Mô hình này cũng chính là một mô hình nến tăng.
Xác nhận mô hình Bullish Engulfing với đường hỗ trợ
Phía trên là biểu đồ 100 ETD (QQQ) của Nasdaq, trong đó đường hỗ trợ có màu xanh và đáy nến thứ hai mô hình Bullish Engulfing đã chạm vào đường hỗ trợ này. Có thể thấy từ giá đóng cửa của nến giảm đầu tiên, có một khoảng nhảy giá giả tới giá mở cửa của nến thứ hai trong ngày tiếp theo. Sau khi vùng hỗ trợ được test bởi phe bán, giá đã được phe mua đẩy lên cao để đóng cửa tại vị trí trên giá mở cửa của nến đầu tiên. Vì thế, nến đầu tiên bị nhấn chìm bởi nến thứ hai.
Hỗ trợ mới được tạo bởi Bullish Engulfing
Nison nhận định rằng những mô hình Bullish Engulfing có thể trở thành vùng hỗ trợ. Phía trên là biểu đồ minh họa khá rõ khái niệm này của Exxon Mobil. Sau một xu hướng giảm dài là sự xuất hiện của một mô hình Bullish Engulfing với các đặc điểm sau: nến thứ nhất ngắn, nến thứ hai dài và bao trùm hai nến trước đó, nó xuất hiện sau một xu hướng giảm liên tục.
Sau khi có mô hình Bullish Engulfing thì giá bắt đầu đi lên. Tuy nhiên sau đó nó lại giảm xuống cho đến khi chạm tới đáy của nến thứ hai trong mô hình nhấn chìm tăng. Nếu là một trader táo bạo thì tại mức giá thiết lập bởi mô hình Bullish Engulfing cách 30 cây nến trước đó, bạn sẽ có thể đặt lệnh. Trong trường hợp này, lợi nhuận mang về là khá đáng kể.
Ngày thứ hai của mô hình Bullish Engulfing có sự xác nhận khối lượng giao dịch cao
Hình ảnh trên là biểu đồ Energy SPDR RTF (XLE), trong đó, có thể thấy rằng nến thứ hai của mô hình Bullish Engulfing có volume cao nhất trong tất cả các ngày được hiển thị trên biểu đồ. Đây là thao tác quan trọng để xác nhận volume cao được xác lập trên nến tăng dài. Điều này phản ánh việc phe bò đang tập trung mua vào thời điểm đó.
Sử dụng chỉ báo MA30 kết hợp với Bullish Engulfing
Điều kiện: Khung thời gian từ M5 đến M15 – nghĩa là từ 5 đến 15 phút sẽ là thời điểm giao dịch tốt nhất.
MA30 là đường chỉ số dự báo xu hướng. Vì thế khi đường giá có dấu hiệu di chuyển trên đường chỉ báo này thì khi đó thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi đường giá di chuyển phía bên dưới của chỉ báo MA30 thì đây lại là dấu hiệu của một xu hướng giảm đang diễn ra trên thị trường.
Điểm vào lệnh: Khi mô hình Bullish Engulfing nằm tại vị trí bên trên đường chỉ báo MA30 trong một xu hướng tăng đang diễn ra, tại giá mở cửa của nến thứ 3 (trong hình có ký hiệu mũi tên xanh) thì các bạn có thể tiến hành vào lệnh.
Cách thức giao dịch đơn giản nhất
Nhìn vào hình minh họa bên trên, có thể thấy sau một xu hướng giảm giá dài thì Bullish Engulfing đã xuất hiện. Khi đó, các bạn có thể thiết lập lệnh theo cách thức tham khảo dưới đây để mang về mức lợi nhuận hấp dẫn nhất:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá mở cửa của cây nến thứ 3, tiến hành đặt một lệnh BUY.
- Điểm cắt lỗ stop loss: Đặt điểm cắt lỗ phía dưới mức giá mô hình với khoảng cách 1-2 pips.
- Điểm chốt lời take profit: Tại ngưỡng kháng cự của xu hướng, đặt một điểm chốt lời.
Hướng dẫn cài đặt mô hình nến Bullish Engulfing tại nền tảng TradingView
Các thao tác cài đặt nến nhấn chìm tăng
Nếu đã hiểu được mô hình nến Bullish Engulfing là gì và nắm được cách thức giao dịch với mô hình này, hãy đến với thao tác cài đặt nó tại nền tảng giao dịch TradingView.
Để cài đặt mô hình Bullish Engulfing tại một nền tảng nào đó thì việc đầu tiên bạn cần thực hiện chính là tạo tài khoản của phần mềm. Sau khi đăng ký thành công, bạn phải đăng nhập và truy cập vào chart !
Tại đây, bạn sẽ vào chart phân tích bằng cách nhấn vào mục “Biểu đồ”.
Sau khi đã vào chart, bạn thao tác theo các bước sau:
- Nhấn chọn biểu tượng Fx tại thanh trên cùng,
- Điền chữ Bullish Engulfing vào khung tìm kiếm
- Nhấn vào dòng đầu tiên sau khi nền tảng cho ra kết quả tìm kiếm.
Chỉ cần thực hiện các thao tác trên là bạn đã có thể cài đặt thành công mô hình nến Bullish Engulfing rồi. Khi tắt khung này đi thì chỉ báo Bullish Engulfing sẽ xuất hiện ở bên dưới giá.
Chart sử dụng mô hình Bullish Engulfing
Quan sát chart dưới đây, có thể thấy rằng nó được sử dụng chỉ báo mô hình Bullish Engulfing với tín hiệu được biểu thị bằng nến màu vàng. Tại khung thời gian H1, tín hiệu tại vùng này được phản ánh khá chuẩn,
Thông thường trong quá trình giao dịch tại khung thời gian H1, bạn có thể cài đặt take – profits tại mức từ 1- 3%. Khi giao dịch tại những khung lớn hơn thì take- profits có thể được điều chỉnh ở những mức cao hơn.
Có thể thấy tỷ lệ Win nếu chỉ trade với mô hình nến nhấn chìm tăng đã là khá cao, lên đến 50%. Chính vì thế nếu kết hợp mô hình nến nhấn chìm tăng này với các chỉ báo, công cụ khác thì bạn sẽ sở hữu một chiến lược hoàn hảo với tính hiệu quả khá cao. Do đó hãy tìm hiểu và sử dụng kết hợp các công cụ với nhau để có những giao dịch thành công như ý muốn.
Những chú ý trong quá trình giao dịch với mô hình nến Bullish Engulfing
- Nếu muốn sử dụng mô hình Bullish Engulfing sao cho đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần chú ý một vài vấn đề trong quá trình giao dịch. Cụ thể như sau:
Khi mô hình Bullish Engulfing nằm tại vùng hỗ trợ thì tín hiệu đảo chiều cho ra sẽ mạnh hơn. - Tại nến tăng, khối lượng giao dịch phải lớn: Khi Volume càng cao thì càng chứng tỏ tại vùng đó, phe mua càng áp đảo. Vì thế tỷ lệ chính xác của mô hình lúc này cũng tăng lên cao hơn.
- Khi thị trường trong trạng thái sideways – đi ngang thì tuyệt đối không sử dụng mô hình Bullish Engulfing: Điều tối kỵ bạn cần tránh là giao dịch với Bullish Engulfing khi giá đi vào vùng sideways. Mô hình nến nhấn chìm tăng chỉ được áp dụng và giao dịch sau khi thị trường vừa trải qua một xu hướng giảm.
- Sử dụng các chỉ báo khác kết hợp cùng mô hình Bullish Engulfing: Các chỉ báo đảo chiều xu hướng có thể kết hợp cùng mô hình nến nhấn chìm tăng có thể là RSI, Stoch, MACD,… Chúng có thể sử dụng cùng với Bullish Engulfing để cho ra một xác suất vào lệnh chính xác hơn. Nếu tại nơi tín hiệu đảo chiều xuất hiện mà nến Bullish Engulfing cũng xuất hiện thì tỷ lệ chính xác sẽ rất khả quan.
- Sử dụng mô hình nến đảo chiều kết hợp với Bullish Engulfing: Hai mô hình đáy và mô hình Vai – Đầu – Vai đảo ngược có thể được sử dụng trong trường hợp này. Nếu nến Bullish Engulfing xuất hiện tại Vai phải của mô hình Vai – Đầu – Vai đảo ngược thì ngay khi nhấn chìm tăng kết thúc, bạn có thể cân nhắc vào lệnh.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã giải thích cho bạn mô hình nến Bullish Engulfing là gì và hướng dẫn cách cài đặt, giao dịch mô hình này một cách cụ thể. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin có ích và những kinh nghiệm mới mẻ để có thể giao dịch thành công với nến nhấn chìm tăng. Hãy luôn thực hành chăm chỉ đề làm quen cũng như trau dồi kỹ năng sử dụng các mô hình nến Nhật bởi chúng mang lại hiệu quả rất khả quan. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả như mong đợi.
Xem thêm:
Những khuyến nghị khi giao dịch với mô hình nến Bearish Harami
Những khuyến nghị khi giao dịch với mô hình nến Bullish Harami
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.