Trước khi tìm hiểu Bitkingdom có lừa đảo không, Exness sẽ giới thiệu sơ qua về hoạt động kinh doanh của tổ chức cộng đồng này. Được biết, trong thế giới đồng tiền crypto và đầu tư tài chính, Bitkingdom từng là một cái tên nổi bật, thu hút hàng ngàn người tham gia với hứa hẹn về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, câu chuyện của Bitkingdom cũng là một bài học đắt giá về nguy cơ mất tiền cũng như những kiến thức chuyên sâu khi tham gia thị trường đầy rủi ro này.
Bitkingdom là gì?
Bitkingdom là gì? Bitkingdom là một tổ chức mới xuất hiện tại Việt Nam và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/2015. Bitkingdom tự giới thiệu mình là một trung tâm cộng đồng toàn cầu với sứ mệnh cao cả là trao quyền cho toàn bộ cộng đồng trên thế giới và chấm dứt đói nghèo. Theo như những gì mà Bitkingdom chia sẻ, họ là một đội ngũ chuyên nghiệp với hệ thống giao dịch chuẩn quốc tế.
Hệ thống của Bitkingdom được hiểu cơ bản sự khớp lệnh giữa bên cho và bên nhận với nhiều gói sản phẩm khác nhau, đa dạng lựa chọn của người chơi. Ví dụ, bạn có thể tham gia bằng cách đầu tư chỉ với 1 đồng bitcoin, tương đương khoảng 10 triệu VNĐ. Sau khi đầu tư vào Bitkingdom, người chơi sẽ nhận được khoản lợi nhuận đặc biệt. Cụ thể là 1%/ ngày, nghĩa là 30%/ tháng. Người chơi càng đầu tư nhiều, số tiền lợi nhuận sẽ ngày một nâng cao, mang đến cho bạn một số tiền khổng lồ.
Nhìn chung, Bitkingdom cũng xây dựng một mô hình kinh doanh tương tự như mô hình đa cấp Ponzi. Trong đó, họ lợi dụng và thực hiện các chiêu trò để lôi kéo và kêu gọi những người kém hiểu biết. Họ sẽ chia phần trăm hoa hồng cho những hội viên mới và yêu cầu họ lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia để nâng cao lượng thành viên trong sàn tiền ảo này.
Những câu hỏi xoay quanh mô hình kinh doanh Bitkingdom
Bitkingdom là một mô hình đa cấp lừa đảo phải không?
Đứng trước câu hỏi Bitkingdom có lừa đảo không thì có thể khẳng định một điều chắc chắn “Có”. Bitkingdom không chỉ đơn giản là một mô hình đa cấp thông thường mà nó còn hơn thế nữa. Bitkingdom được hiểu là mô hình siêu đa cấp với việc trả tiền hoa hồng trực tiếp cho người chơi bằng cách mời thêm người vào sàn. Nghĩa là sàn sàn sẽ trả hoa hồng cho người trước nếu như họ mời người sau tham gia nạp tiền vào hệ thống. Tất cả các hoạt động kinh doanh của hệ thống Bitkingdom đều không tạo ra lợi nhuận. Số tiền hoa hồng mà Bitkingdom trả cho người trước thực chất là tiền nạp vào của những người sau. Quy trình này sẽ lặp lại liên tục và tiếp tục duy trì như vậy từ năm này qua năm khác.
Bitkingdom có lãi suất cao hơn hay thấp hơn ngân hàng?
Nếu phải đánh giá tổng quan, Bitkingdom được xem là hình thức đầu tư vượt xa cả ngân hàng. Bởi nơi đây, mọi người đầu tư tiền và nhận được lãi suất từ người phí đóng tiền của người sau cho người trước. Trong khi đó, ngân hàng chỉ cung cấp tỷ lệ lãi suất an toàn là 0,5% mỗi tháng. Bitkingdom trở nên thu hút hơn đối với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm khi quảng cáo tỷ lệ lợi nhuận siêu khủng, lên đến 30% mỗi tháng.
Với lợi nhuận siêu khủng như vậy, liệu có nên tham gia Bitkingdom để tối ưu hóa hoa hồng? Sau khi đọc xong toàn bộ nội dung chia sẻ về Bitkingdom trong bài viết này của Exness, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ có cho mình một câu trả lời xác đáng nhất đối với câu hỏi này.
Bitkingdom là công ty thuộc cá nhân hay tổ chức?
Một điều đầy nghịch lý ở Bitkingdom chính là không cần xác định chính xác ông chủ của Bitkingdom là tổ chức hay cá nhân. Bởi cho dù thế nào đi nữa, toàn bộ tiền của người chơi vẫn luôn nằm trong phạm vi kiểm soát của tổ chức lừa đảo này.
Bitkingdom là nơi mà nhiều người chia sẻ kinh nghiệm tiền bạc với nhau?
Những lời hứa đầy hào nhoáng của Bitkingdom chỉ đơn thuần là một lời hứa có giá trị đối với những người đi trước. Nếu như người tham gia sau không thu hút được những người chơi khác tham gia, họ sẽ không bao giờ nhận được số tiền hoa hồng “trên trời” này.
Sự sụp đổ của Bitkingdom như thế nào?
Khi mọi người đã biết đến chiêu trò của Bitkingdom và bắt đầu không tham gia vào sàn giao dịch ảo này nữa. Bitkingdom sẽ sụp đổ nhanh chóng, điều này là hoàn toàn hiển nhiên vì số tiền nhận vào thấp hơn so với số tiền rút ra. Lúc này, Bitkingdom trở thành một trang web lỗi và không thể khôi phục. Tiền của những người tham gia “bốc hơi” hoàn toàn nhưng lại không có một đại diện nào của Bitkingdom đứng ra để người chơi đòi lại tiền.
Một thành viên tham gia Bitkingdom đã chia sẻ rằng bạn bè đã kêu gọi anh tham gia vào sàn này bằng những lời hứa đảm bảo sẽ giàu có nhanh chóng. Anh ta đầu tư tất cả tiền của mình vào sàn giao dịch này. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn vài tháng, sàn giao dịch này đã sụp đổ. Kết quả là anh chàng này mất toàn bộ số tiền đầu tư. Đồng thời gánh trên vai những khoản nợ ngập đầu, gia đình tan vỡ và áp lực đến từ các khoản vay tài chính.
Bitkingdom có lừa đảo không khi hứa hẹn lợi nhuận 1.000.000 USD sau 3,5 năm?
Trong khoảng thời gian vừa qua, đã có tới 25 nhà đầu tư gửi đơn tố cáo tới Báo Thanh Niên về hoạt động kinh doanh của Bitkingdom lừa đảo. Theo tố cáo trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 6 năm 2016, những nhà đầu tư này nhận lời mời tham gia từ L.Đ.N (được xem là nhân vật chủ chốt của hệ thống Bitkingdom). Ông đã tổ chức một sự kiện giới thiệu Bitkingdom, tuyên bố rằng hệ thống này đã tồn tại trong nhiều năm tại nhiều quốc gia và đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi nghèo đói. Nhờ vào sự hỗ trợ từ cộng đồng mà ông trở thành người giàu có và có vị thế như ngày hôm nay.
Bitkingdom quảng cáo khẩu hiệu “Trao quyền cho cộng đồng – Chấm dứt nghèo,” lôi kéo các nhà đầu tư góp vốn 10 triệu đồng. Chỉ sau 3,5 năm, số tiền này sẽ sinh lợi nhuận lên tới 1.000.000 USD. Bởi vì tin tưởng vào lời mời này, nhiều người khác đã chi tiêu để mua Bitcoin (BTC) và chuyển tiền vào sàn Bitkingdom. Thay vì rút lãi hàng tháng, họ lựa chọn phương thức tích lũy vốn và duy trì chu kỳ đầu tư.
Vào thời điểm đó, giá của Bitcoin dao động trong khoảng 13 – 14 triệu đồng mỗi BTC. Theo như H.T.T.N chia sẻ, bà đã chi trả 3,6 tỷ đồng để sở hữu 264 BTC.
Tương tự trường hợp trên, một thành viên khác tên N.T.T.N tại Đắk Nông cũng trải lòng về tình cảnh của mình. Theo như những gì bà nói, cả gia đình bà gồm có anh chị em trong nhà đã dùng toàn bộ tiền tích cóp cũng như đi vay mượn thêm của người quen để sở hữu 80 đồng Bitcoin. Tuy nhiên, sau khi Bitkingdom sụp đổ, toàn bộ tiền của bà cũng nhanh chóng biến mất. Hiện tại, không khí trong gia đình đang căng thẳng và thường xuyên cãi vả nhau.
Bà N.T.T.N cho biết, từ tháng 8 năm 2016, L.Đ.N và những người khác đã quy đổi đồng BTC sang đồng BKC ( đồng tiền ảo mà Bitkingdom tự tạo) với tỷ lệ 1:1, 1BTC = 1 BKC.
Sau đó, nhóm L.Đ.N đã bắt đầu sử dụng hiệu ứng Marketing mạnh mẽ để quảng cá đồng AUREUS (AUR). Tiếp tục, họ thực hiện việc chuyển đổi BKC sang AUR, với giá 1 AUR dao động từ 50 đến 100 USD.
Khi giá của AUR hạ giá mạnh mẽ, chỉ còn 0,5 USD/AUR và các nhà đầu tư bắt đầu bất bình và truy hỏi về vấn đề này. L.Đ.N đã tổ chức các cuộc gặp gỡ để xoa dịu tâm trạng mọi người. Đồng thời giới thiệu đến các nhà đầu tư tương lai sáng lạn về sự phát triển của đồng AUR.
Nhóm L.Đ.N bắt đầu thực hiện chiêu trò quảng cáo và kêu gọi nhà đầu tư mua thêm AUR với giá 0,5 USD. Bitkingdom đảm bảo rằng mình sẽ trả đầy đủ cổ tức mỗi tháng cho người chơi. Những nhà đầu tư đã tin tưởng và tham gia mà không hề biết rằng họ đang ở trong một cái bẫy khác của Bitkingdom. Sau 3 tháng nhận cổ tức với giá trị giảm mạnh của AUR, nhóm L.Đ.N liên tục trì hoãn thời gian trả cổ tức và đóng cửa trang web AUREUS.com để thực hiện hành động tẩu thoát của mình.
Những người đầu tư số tiền tỉ đồng vào Bitkingdom đến từ mọi nơi trên đất nước, gồm có: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Quảng Trị, Đắk Nông,…. Trong số họ, có ông N.N.T ở Q.Gò Vấp, TP.HCM, đã mua tới 498 BTC và mất trắng toàn bộ số tiền này. Tính theo giá trị hiện hành hồi bất giờ, ông đã chi trả cho các đồng tiền BTC hơn 107 tỷ đồng.
Chỉ với 25 người ở trên, có thể thấy số BTC họ đã mua lên tới 2.637 BTC, tương đương 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 16.8 năm nay, giá Bitcoin đã tăng vọt và có giá trị gấp 20 lần ban đầu. Đồng nghĩa với việc số tiền của họ có giá trị lên tới hơn 725 tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng buồn là tất cả BTC đã bị chuyển đổi và biến mất sạch sẽ.
Bitkingdom đã tận dụng lòng tham của những nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận và trục lợi từ đó. Mặc dù nó mang lại cho một vài cá nhân những khoản tiền kếch xù, nhưng hậu quả mà nó để lại đặc biệt nặng nề. Đó là những khoản nợ lớn, là gánh nặng cho các gia đình cũng như xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động đa cấp này cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia.
Những hình thức lừa đảo nào đang hiện hành hiện nay?
Thực tế, rất nhiều website và tổ chức đa cấp với các hành vi trục lợi vẫn hoạt động thường xuyên và áp dụng các chiêu trò thay đổi không ngừng. Tùy theo tình hình thị trường và xu hướng được tại thời điểm đó để các tổ chức này đưa ra mồi câu hoàn hảo. Ví dụ, trong quá khứ, tiền ảo đã làm mưa làm gió đối với phần lớn nhà đầu tư trong nước. Nhưng hiện tại, xu hướng hiện nay đang thay đổi qua thị trường cổ phiếu quốc tế và Forex.
Điển hình như mô hình của Crowd1 đang kêu gọi những người chơi tham gia và tự quảng bá mình là một mô hình kinh doanh Affiliate. Trong đó 80% doanh thu mà tổ chức sở hữu sẽ được chia sẻ cho những nhà đầu tư tham gia phát triển cộng đồng.
Crowd1 cung cấp 4 gói đầu tư với mức giá từ 99 đến 3.500 euro (EUR). Những người tham gia sẽ được cấp số lượng cổ phiếu của Affilgo và Miggster ( 2 công ty con thuộc tổ chức Crowd1 là Affilgo). Trong đó, cổ phiếu của Affilgo được ký hiệu là A với giá khởi điểm là 2 EUR. Và Miggster, ký hiệu là M có giá khởi điểm là 0,5 EUR. Cả hai công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực game và casino.
Mô hình của Crowd1 gồm 5 loại hoa hồng. Số tiền hoa hồng này sẽ được chi trả theo phương thức 80% – 20%. Trong đó, gồm có 80% EUR và 20% cổ phiếu thuộc các công ty con.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mô hình của Crowd1 cũng chỉ là một hình thức kinh doanh lừa đảo, dựa trên hình thức Ponzi. Trong đó những người tham gia sau phải trả tiền cho những người tham gia trước đó, kèm theo tỷ lệ lãi suất/ mức hoa hồng tương đối cao.
Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian qua, Công an tỉnh Bình Phước đã phát đi thông báo cảnh báo đến người dân, khuyến cáo họ cần phải cẩn trọng và không tham gia nạp tiền vào app thanh toán Myaladdinz. Nếu muốn sử dụng ứng dụng, người dùng phải thực hiện tiến trình đăng ký tài khoản cụ thể và cung cấp thông tin cá nhân cũng như mã ID của người giới thiệu. Đồng thời, họ bắt buộc phải nạp vào tài khoản ít nhất 100 USD (tương đương khoảng 2,4 triệu đồng) để kích hoạt ứng dụng. Số tiền này sau đó được chuyển đổi thành “gem,” 1 Gem = 1 USD.
Người dùng sử dụng app thanh toán hóa đơn sẽ được hoàn lại 80% “gem” sau khi giao dịch thành công.
Còn 1 trường hợp khác, đó là người dùng không cần thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán nào, chỉ cần sử dụng tiền thật để mua “gem” (nghĩa là gửi tiền vào tài khoản) . Sau đó dùng “gem” để đổi thành “điểm” (Points) để nhận lãi từ 0,1 – 0,2%/ ngày.
Những người tham gia có thể nhận được tiền thưởng hoa hồng nếu họ giới thiệu nhiều người khác tham gia sử dụng ứng dụng, tương tự như các mô hình đa cấp đang hiện hành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ứng dụng Myaladdinz đang thực hiện hình thức thu thập tiền từ người sau để trả cho người trước. Khi không còn người tham gia mới mua “gem” nữa, hệ thống sẽ không thể cân bằng và sụp đổ nhanh chóng. Lúc này, những người tham gia muốn lấy lại tiền là một điều không tưởng.
Điều này nhắc nhở chúng ta về những trường hợp tương tự trong quá khứ. Như mô hình Bitkingdom mà Báo Thanh Niên đã từng cảnh báo năm 2016 và những đợt lừa đảo liên quan đến tiền ảo vào cuối tháng 6 năm 2020. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo và bài viết nêu rõ sự nguy hiểm của các mô hình này, nhưng luôn có những mô hình mới xuất hiện, kéo theo những khoản nợ nần, mất tiền của nhiều người.
Làm thế nào để hạn chế tham gia vào những dự án lừa đảo?
Tiền được gửi về tài khoản của bạn trong hôm nay chưa phải là sự đảm bảo tuyệt đối rằng nó có thể kéo dài trong tương lai. Và đây cũng chính là tâm lý của nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Thực tế, những nhà đầu tư này không thật sự hiểu rõ về dự án mà chỉ tin qua những lời quảng cáo của người môi giới. Thậm chí, có những người hiểu rõ mô hình đầu tư nhưng vẫn mù quáng đầu tư vì chiết khấu hoa hồng cao.
Nếu bạn biết cách kiểm tra thâm niên tồn tại của dự án, bạn có thể tránh việc đổ tiền vào những dự án không có triển vọng. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cuộc đầu tư của bản thân và đánh giá xem có tiền có thật sự về tay hay không? Một khi bạn biết kiểm tra thâm niên và phạm vi hoạt động của dự án, bạn sẽ có khả năng loại bỏ những dự án không đáng tin cậy.
Dưới đây là một số câu hỏi mà các nhà đầu tư nên áp dụng mỗi khi quyết định tham gia vào một dự án bất kỳ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu tại sao hành động kiểm tra này lại thật sự quan trọng:
- Câu 1: Tại sao dự án cho phép bạn đầu tư với số tiền bất kỳ và mua bất kỳ sản phẩm?
- Câu 2: Tại sao dự án cam kết lãi suất cao ngất ngưởng với mức nhận được từ 10% – 30%/ tháng?
- Câu 3. Tại sao sàn cho phép bạn tái đầu tư liên tục và tạo ra lãi suất kép?
- Câu 4. Tại sao dự án này đưa ra chiết khấu hoa hồng cao đối với những người giới thiệu?
- Câu 5. Tại sao không được phép huỷ gói đầu tư và thu lại tiền đầu tư ban đầu?
- Câu 6. Tại sao dự án tạo ra tài sản (Coin – Token) có biến động nhanh chóng và dễ bị thao túng?
- Câu 7. Tại sao dự án mới ra mắt lại tổ chức sự kiện liên tục với hàng trăm hoặc hàng nghìn người tham gia?
- Câu 8. Tại sao dự án yêu cầu giới hạn thu nhập, giới hạn chuyển đổi, giới hạn bán, và giới hạn rút tiền?
- Câu 9. Tại sao dự án tặng những phần quà giá trị cao như: điện thoại, máy tính, xe hơi, bất động sản cho các nhà đầu tư hoặc những người lãnh đạo?
Qua các nội dung mà Hướng Dẫn Exness chia sẻ như trên, người chơi chắc hẳn đã tự trả lời được cho mình câu hỏi “Bitkingdom có lừa đảo không?”. Đây là một sàn giao dịch lừa đảo nổi tiếng tại thị trường Việt Nam gần đây, đã trục lợi không biết bao nhiêu tài sản của những người nhẹ dạ cả tin. Đây chính là một câu chuyện buồn nhưng cũng đủ để cảnh tỉnh những nhà đầu tư không có kinh nghiệm nhưng luôn mơ mộng về một khoản lợi nhuận lớn đến từ thị trường tài chính.
Tham khảo thêm:
CSE là gì? Dự án Owifi và cách thức lừa đảo trader
Easy1Up là gì? Easy1Up có kiếm tiền được hay không?
GGBinary là gì? Tin đồn GGBinary lừa đảo là như thế nào?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.