biểu đồ Forex

Các loại biểu đồ Forex phổ biến hiện nay trader nên biết

Giao dịch forex hiện nay vô cùng phổ biến, chính vì thế mà biểu đồ forex chính là công cụ hỗ trợ không thể thiếu giúp các trader dễ dàng khi phân tích xu hướng giá. Các loại biểu đồ forex hiện nay rất đa dạng với nhiều loại hình, cấu trúc cũng như có chức năng khác nhau. Chính vì vậy, hãy cùng sàn Exness tìm hiểu các loại biểu đồ forex phổ biến hiện nay cũng như cách đọc, cách phân tích biểu đồ forex hiệu quả trong quá trình tham gia giao dịch nhé.

Các loại biểu đồ forex phổ biến hiện nay

Biểu đồ đường (Line chart)

Trong một khung thời gian nhất định trong giao dịch forex, việc nối các mức giá đóng cửa của toàn bộ những phiên giao dịch lại với nhau sẽ hình thành nên biểu đồ đường. Trong các loại biểu đồ forex nói chung và biểu đồ giá tại thị trường forex nói riêng thì biểu đồ đường là loại biểu đồ đơn giản nhất.

Về mặt lý thuyết, trong biểu đồ đường mức giá có thể là bất cứ loại giá nào. Chẳng hạn như có thể là giá cao nhất, giá mở cửa hoặc giá thấp nhất của phiên giao dịch. Nhưng trong đó, giá đóng cửa là mức giá được xem trọng và được sử dụng nhiều nhất. Giá đóng cửa sẽ thể hiện một cách rõ ràng và chính xác phe nào đang chiếm ưu thế và có vị thế áp đảo trên thị trường lúc bấy giờ.

Khi nhìn vào biểu đồ đường, dựa vào độ dốc của một đoạn thẳng nối giữa giá đóng cửa của hai phiên giao dịch liên tiếp nhau mà ta có thể xác định được đường đi, hướng di chuyển của giá trong một phiên giao dịch. Tại đây, giá tăng sẽ được thể hiện qua việc đoạn thẳng có hướng dốc lên và giá giảm sẽ được thể hiện qua việc đoạn thẳng có hướng dốc xuống. Đặc biệt, độ dốc, hướng dốc của đoạn thẳng càng lớn thì giá sẽ tăng hoặc giảm càng mạnh.

Biểu đồ đường trên khung H1 của cặp EUR/USD
Biểu đồ đường trên khung H1 của cặp EUR/USD

Đối với biểu đồ đường, ưu điểm lớn nhất mà các trader không thể bỏ qua chính là cách đọc đơn giản, hình thức các đường phân bổ dễ nhìn và không bị rối. Tuy nhiên, những sự đơn giản này nó cũng đã đem lại cho biểu đường một vài điểm hạn chế.

Điều duy nhất mà biểu đồ đường đem lại cho các trader ở đây đó là một bức tranh vô cùng tổng quát về giá cả thị trường. Trong một phiên giao dịch, loại biểu đồ này chỉ thể hiện việc giá giảm, giá tăng chứ không thể hiện rõ các mức, các vị trí mà giá đã giảm, đã tăng là đâu. Chính vì thế mà khi trader nhìn vào sẽ không thể nào phân định và biết được hai phe đã cạnh tranh, tranh giành vị thế như thế nào.

Nếu như biểu đồ đường là một cuộc chiến tranh thì điều duy nhất mà trader nhìn thấy được đó chỉ là kết quả ai thắng, ai thua của cuộc chiến đó mà thôi. Trader sẽ không thể nào biết được trong quá trình diễn ra cuộc chiến, hai phe đã chiến đấu như thế nào, phe nào chiếm ưu thế hơn ở đầu trận cũng như việc phe thắng đã từng bị yếu thế hay chưa.

Chính vì những hạn chế trên mà hiện nay biểu đồ đường được sử dụng nhiều hơn trong các giao dịch Binary Option (quyền chọn nhị phân) thay vì dùng nhiều trong forex.

Biểu đồ thanh (Bar chart)

Trước khi biểu đồ nến Nhật xuất hiện ở phương Tây thì biểu đồ thanh (Bar chart) là một trong các loại biểu đồ forex phổ biến và sử dụng nhiều nhất trong thị trường tài chính khi đó.

Đây là dạng biểu đồ khá đặc biệt khi mà sử dụng thanh đứng để thể hiện các mức giá khác nhau trong cùng một phiên giao dịch. Mỗi một phiên giao dịch sẽ được một thanh đứng đại diện. Đặc biệt, đối với khung thời gian H1, mỗi thanh sẽ thể hiện diễn biến giá trên thị trường trong khoảng thời gian một giờ. Còn đối với khung thời gian D1, mỗi thanh sẽ thể hiện diễn biến giá trong khoảng thời gian một ngày.

Trong biểu đồ thanh, bốn mức giá trong một phiên giao dịch sẽ được mỗi thanh giá thể hiện đầy đủ và chi tiết. Điều này giúp cho trader cảm thấy dễ dàng hơn trong cách nhận biết cũng như cách đọc biểu đồ thanh. Đây là một ưu điểm cũng như điểm khác biệt trong cách đọc biểu đồ forex mà chỉ biểu đồ thanh mới có.

  • Giá mở cửa (Open).
  • Giá cao nhất (High)
  • Giá thấp nhất (Low).
  • Giá đóng cửa (Close).

Bốn chữ cái đầu của các mức giá này khi ghép lại sẽ là OHLC. Đây cũng chính là tên gọi thứ hai của biểu đồ thanh.

Biểu đồ thanh - Các loại biểu đồ forex
Biểu đồ thanh – Các loại biểu đồ forex

Nhìn vào hình minh họa bên trên, có thể thấy được High chính là điểm cao nhất mà thanh giá thể hiện. Tương tư, điểm thấp nhất của thanh giá sẽ là Low. Tiếp đến, Open sẽ là thanh ngang bên nằm bên trái thanh giá và Close là thanh ngang nằm bên phải thanh giá.

Khác với biểu đồ đường, biểu đồ thanh thể hiện rõ ràng hơn về các vị trí nơi mà giá đóng cửa và giá mở cửa. Điều này giúp cho các trader dễ dàng hơn trong việc phân biệt thanh giá giảm và thanh giá tăng. Đồng thời, khi khi Close nằm phía bên dưới so với Open thì nghĩa là phiên giao dịch đó đang có sự giảm giá và trường hợp ngược lại thì phiên giao dịch tăng giá. Với sự thể hiện rõ ràng như vậy, khi nhắc đến cách phân tích biểu đồ forex đơn giản, phần lớn ai ai cũng đều nhớ đến biểu đồ thanh.

Biểu đồ thanh đã giải quyết được phần nào các hạn chế của biểu đồ đường khi mà nó đã thể hiện một cách rõ ràng và chi tiết quá trình tranh chấp của phe bán và phe mua trong phiên giao dịch.

  • Khoảng cách từ Close cho đến Open: Thể hiện sự mạnh hoặc yếu khi giá tăng hoặc giảm. Giá được xem tăng/giảm càng mạnh khi mà khoảng cách giữa Open và Close càng lớn. Lúc này, ưu thế sẽ có xu hướng nghiêng hẳn về một trong hai phe.
  • Khoảng cách từ High cho đến Close/Open: Khi khoảng cách giữa hai thanh càng lớn thì nghĩa là phe mua đang cố gắng hết khả năng để đẩy giá lên cao hơn trong phiên giao dịch đó. Tuy nhiên, bởi vì gặp phải một lực bán vô cùng mạnh mà giá đã bị kéo xuống trở lại. Lúc này, thị trường không chấp nhận giá lên.
  • Khoảng cách từ Low cho đến Open/Close: Khi khoảng cách từ Low đến thanh giá tăng hoặc thanh giá giảm càng lớn thì nghĩa là trong phiên giao dịch này phe bán đang cố gắng đẩy cho giá đi xuống. Tuy nhiên, giá đã được kéo lên và tăng trở lại nhờ vào một lực mua mạnh hơn đã xuất hiện. Lúc này, thị trường không chấp nhận giá xuống.
Các thanh giá phổ biến trong biểu đồ thanh
Các thanh giá phổ biến trong biểu đồ thanh

Dựa vào hình minh họa trên, Exness sẽ giới thiệu đến các trader một vài thanh giá phổ biến trong biểu đồ thanh hiện nay.

  • Thanh giá (a): Trong phiên giao dịch này cả hai phe đều có ưu thế như nhau, không phe nào chiếm ưu thế hơn phe nào. Khi đó, giá cả vẫn giữ ở mức gần như giống với ban đầu.
  • Thanh giá (b): Trong thời gian phiên giao dịch diễn ra, phe bán và phe mua đều đã từng có lúc chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vẫn không có phe nào thắng khi đến cuối phiên giao dịch.
  • Thanh giá (c): Phe mua chiếm ưu thế ở đầu phiên giao dịch khi đẩy được giá lên cao. Nhưng giá đã bị phe bán ép xuống thấp cho đến cuối phiên. Điều này cho thấy lực bán vô cùng mạnh và ở phiên sau phe bán đang có lợi thế hơn.
  • Thanh giá (d): Ở đầu phiên giao dịch, khi giá được đẩy xuống sâu thì phe bán chiếm ưu thế. Tuy nhiên, giá lại bị kéo lên sau khi có một lực mua mạnh. Lúc này, cho đến cuối phiên giao dịch thì phe mua đã cố gắng rất nhiều để đẩy giá lên cao.
Biểu đồ thanh ở khung thời gian D1 của cặp EUR/USD
Biểu đồ thanh ở khung thời gian D1 của cặp EUR/USD

Có thể thấy, biểu đồ thanh giúp trader dễ dàng hơn trong việc phân biệt cụ thể từng giao dịch riêng rẽ. Tuy nhiên, hạn chế ở đây chính là khó nhận ra được thanh ngang đang giảm hay tăng bởi vì thanh ngang này khá nhỏ.

Chính vì điều này, trader nên điều chỉnh màu sắc của hai thanh giảm và thanh tăng trên phần mềm giao dịch. Như vậy sẽ dễ dàng nhận biết, dễ dàng phân tích hơn. Chẳng hạn như thanh tăng màu xanh và thanh giảm màu đỏ như hình dưới đây.

Biểu đồ thanh có thanh ngang màu xanh và thanh giảm màu đỏ
Biểu đồ thanh có thanh ngang màu xanh và thanh giảm màu đỏ

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart)

Trong các loại biểu đồ forex hiện nay biểu đồ nến Nhật là loại biểu đồ đang nhận được sự quan tâm đông đảo nhất trên thị trường tài chính bao gồm cả thị trường forex, tiền điện tử và chứng khoán.

Ở biểu đồ nến Nhật, mỗi cây nến sẽ biểu diễn một phiên giao dịch. Sẽ có 4 mức giá là Open, High, Low và Close được thể hiện trên mỗi cây nến. Điều này có phần giống với biểu đồ thanh. Tuy nhiên, về phần biểu diễn thì lại khác.

Biểu đồ nến Nhật
Biểu đồ nến Nhật

Trong các cách phân tích biểu đồ forex, cách phân tích biểu đồ nến Nhật cũng không có gì khó khăn. Trong một phiên giao dịch, giá được loại biểu đồ này thể hiện khá rõ ràng và giúp các trader dễ dàng nhận thấy xu hướng giá dựa vào từng hình dạng khác nhau của cây nến.

Biểu đồ nến Nhật ở khung thời gian H4 của Vàng
Biểu đồ nến Nhật ở khung thời gian H4 của Vàng

Đặc biệt, để hạn chế nhầm lẫn và nhận biết sự thay đổi của các thanh một cách dễ dàng hơn, trader nên thay đổi màu sắc hiển thị cho biểu đồ nến.

Biểu đồ vùng

Cũng giống như biểu đồ đường, biểu đồ vùng cũng có cách đọc biểu đồ forex và hình thức biểu diễn tương tự nhau.

Đối với biểu đồ vùng, các trader có thể lựa chọn riêng cho mình những nguồn đầu vào tùy ý. Và nhìn chung, biểu đồ vùng sẽ giúp các trader dễ dàng hơn trong việc nhận xét, phân tích cũng như xác định xu hướng giá ở cuối mỗi phiên giao dịch. Với cách thức thể hiện đơn giản và dễ nhìn của mình, nhiều người chơi forex lâu năm cho rằng đôi khi biểu đồ Vùng có vẻ còn dễ nhìn hơn cả biểu đồ đường.

Biểu đồ vùng trong giao dịch forex
Biểu đồ vùng trong giao dịch forex

Với những đặc điểm khá giống với điểm đồ đường, biểu đồ vùng cũng là một trong những biểu đồ được nhiều trader nhắc đến với cách đọc biểu đồ forex đơn giản.

Phần lớn công dụng của biểu đồ vùng là hỗ trợ các trader tìm kiếm các vùng kháng cự, vùng hỗ trợ hoặc trendline. Ngoài ra, biểu đồ vùng còn vô cùng hữu ích đối với việc nhận diện và phát hiện ra các mô hình giá. Nhiều khi có một vài mô hình giá không thể nào phát hiện trên biểu đồ khác nhưng nó lại dễ dàng được phát hiện ra trên biểu đồ vùng.

Biểu đồ đường cơ sở (Baseline)

Biểu đồ đường cơ sở được gọi với tên khác là Baseline. Biểu đồ này cũng cho phép người sử dụng tùy ý lựa chọn nguồn đầu vào tương tự như biểu đồ đường và biểu đồ vùng.

Trong phiên giao dịch, biểu đồ đường cơ sở sẽ có nhiệm vụ theo dõi sự thay đổi cũng như các biến động của giá so với đường cơ sở. Như đã mặc định, đường ở giữa 50% màn hình sẽ là đường cơ sở.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các trader hãy tưởng tượng rằng màn hình của mình là một cái hình hộp có kích thước cạnh trên và cạnh dưới lần lượt là 100% và 0%. Khi đó, đường nằm ngang ở giữa hộp sẽ nằm tại vị trí 50%. Đường nằm ngang này sẽ luôn luôn nằm ở mức 50% dù cho trader có tăng hay giảm kích thước của biểu đồ. Và đường nằm ngang này chính là đường cơ sở mà Exness vừa nhắc đến bên trên.

Theo nhận xét của những người có kinh nghiệm lâu năm, biểu đồ đường cơ sở sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong thị trường đi ngang. Và ngược lại, biểu đồ này chỉ như một vật trưng bày đối với các thị trường đang diễn biến xu hướng mạnh, đồng thời giá chỉ di chuyển về một phía duy nhất.

Hình ảnh về biểu đồ đường cơ sở - Baseline
Hình ảnh về biểu đồ đường cơ sở – Baseline

Biểu đồ Heikin Ashi

Biểu đồ Heikin Ashi nhìn thì có vẻ giống biểu đồ nến thông thường, tuy nhiên, cấu trúc của loại biểu đồ này thì lại hoàn toàn khác. Cụm từ Heikin Ashin trong tiếng Nhật được hiểu là thanh giá trung bình.

Biểu đồ này thể hiện các giá đỉnh, giá đáy, giá mở cửa và giá đóng cửa. Nhưng nếu như biểu đồ nến thông thường sẽ lấy các dữ liệu thô. Thì biểu đồ Heikin Ashi lại tính toán vô cùng mức tạp mới có thể lấy được các nguồn dữ liệu này.

Theo như tìm hiểu của Exness thì các dữ liệu có cách tính toán như sau:

  • Giá mở cửa = Tổng giá mở cửa và giá đóng cửa của nến trước đó sau đó đem đi chia đôi.
  • Giá đóng cửa = Tổng của giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy sau đó đem đi chia cho 4.
  • Giá đỉnh: Tại các nến hiện tại, sẽ lấy giá cao nhất của các giá đỉnh, giá đóng cửa hoặc giá mở cửa.
  • Giá đáy: Tại các nến hiện tại, sẽ lấy giá thấp nhất của các giá đỉnh, giá đóng cửa hoặc giá mở cửa.

Mặc dù cách tính này khá phức tạp, tuy nhiên hiện nay các dữ liệu giá này đều sẽ được công cụ hỗ trợ. Vì vậy, khi sử dụng biểu đồ Heikin Ashi, trader chỉ cần ứng dụng là xong.

Biểu đồ Heikin Ashi được nhận xét là hỗ trợ rất tốt khi nhận diện xu hướng. Những cây nến của biểu đồ này sẽ liên tục di chuyển một cách mượt mà trong một xu hướng rõ ràng.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa, các trader cũng có thể sử dụng kết hợp biểu đồ Heikin Ashi với các chỉ báo khác như RSI, TDI hoặc đường trung bình di động.

Biểu đồ Heikin Ashi
Biểu đồ Heikin Ashi

Biểu đồ Renko

Cũng giống như nến Nhật, nến Renko là loại nến có xuất thân từ Nhật Bản. Loại biểu đồ này có cấu trúc không giống như các loại biểu đồ forex thông thường.

Phần lớn khi nhắc đến các cách đọc biểu đồ forex, cách phân tích biểu đồ forex, mọi người sẽ cho rằng mỗi cây đến sẽ có một khoảng thời gian cụ thể và nhất định để đóng cửa. Khoảng thời gian này có thể là 1 giờ, 1 ngày hoặc 1 tuần,…

Tuy nhiên, biểu đồ Renko lại không hề bị bó buộc và quan tâm đến vấn đề khung thời gian. Điều mà loại biểu đồ quan tâm đến đó chính là sự di chuyển và hướng đi của giá. Tức là khi bạn đặt ra một khoảng cách nào đó cho giá di chuyển thì sau khi di chuyển xong biểu đồ sẽ đóng cửa. Đồng thời sau đó nó cũng sẽ đi sang cây nến mới.

Biểu đồ Renko
Biểu đồ Renko

Đối với biểu đồ Renko, Box size chính là dữ liệu đầu vào. Tại các nền tảng thì ATR với khoảng 14 chu kỳ sẽ là mức Box size được mặc định. Tuy nhiên, nếu muốn bạn hoàn toàn có thể tùy ý điều chỉnh Box size theo thông số mà mình muốn.

Chẳng hạn như bạn muốn cứ sau 50 Pips thì thị trường sẽ đóng cửa và di chuyển sang một cây nến mới. Như vậy, bạn chỉ cần điều chỉnh Box size về thông số 50 Pips là được.

Khác với các biểu đồ forex khác, biểu đồ Renko có tác dụng cũng khá lớn trong việc giúp cho giá dễ đọc và mượt mà hơn.

Biểu đồ đường ngắt (Line Break)

Biểu đồ đường ngắt còn có tên gọi khác là biểu đồ ngắt dòng. Tương tự như biểu đồ Renko, biểu đồ Line Break không quan tâm đến vấn đề thời gian mà chỉ để tâm đến vấn đề biến động giá. Nhưng có thể thấy, so với biểu đồ Renko thì biểu đồ đường ngắt này chỉ có những thanh tăng giảm và đặc biệt là nó không có bóng nến ( phần râu nến).

Ở biểu đồ đường ngắt, để có thể hình thành nên các thanh, trader cần phải so sánh giá đóng cửa của 1 thanh mà trader đang xem xét với giá đóng cửa của các thanh liền kề ở trước đó. Số thanh liền kề so sánh có thể tùy theo ý của trader nhưng thông thường sẽ được mặc định là 2 thanh.

Chẳng hạn như giá đóng cửa sẽ là nguồn dữ liệu cho nên sẽ có thêm phần Projection ở các thanh. Điều này có thể xem như là hình chiếu hoặc cũng có thể là một sự dự đoán. Khi giá chưa đóng cửa, phần này sẽ thể hiện thanh giá ở hiện tại.

Với lý do là giá chưa đóng cửa cho nên kết quả thanh hiện tại của biểu đồ chỉ có thể được dự đoán:

  • Trường hợp biểu đồ dự toán đây là thanh tăng: Nghĩa là phần Projection sẽ hiển thị kết quả là thanh tăng.
  • Trường hợp biểu đồ dự toán đây là thanh giảm: Nghĩa là phần Projection sẽ hiển thị kết quả là thanh giảm.

Và tương tự như biểu đồ Renko, biểu đồ đường ngắn có tác dụng giúp cho giá dễ nhìn, thể hiện xu hướng rõ ràng, tốt hơn và giá cũng mượt mà hơn.

Biểu đồ forex nào nên được sử dụng trong giao dịch?

Hiện nay, biểu đồ nến là loại biểu đồ forex được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Mặc dù đều thể hiện được rõ ràng các biến động, hành vi của giá trong mỗi phiên giao dịch. Tuy nhiên, so với biểu đồ thanh thì loại biểu đồ nến này có nhiều chức năng nổi bật và vượt trội hơn hẳn.

Còn đối với biểu đồ đường, các trader thường không mặn mà mấy bởi vì loại biểu đồ này có mức độ thông tin không cao mặc dù nó không gây nhiễu.

Ở biểu đồ nến Nhật, chắc hẳn ai cũng có thể thấy được bóng và thân nến có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích, thể hiện các hành vi của giá. Điều này chính là một kiến thức căn bản không thể thiếu của phương pháp phân tích hành động giá (price action).

Nếu như ở biểu đồ thanh, thanh ngang ngăn cách phần thân và phần bóng nến khiến cho việc nhận biết, phân biệt cũng như phân tích cây nến khó khăn hơn. Thì ở biểu đồ nến Nhật, phần thân của cây nến có màu đỏ hoặc xanh chính là thân nến, còn hai thanh phía dưới và phía trên thân sẽ là bóng nếu. Điều này sẽ giúp cho các trader dễ dàng phân biệt hơn trong quá trình phân tích.

Ngoài ra, có thể thấy nến Nhật là biểu đồ duy nhất được phương pháp price action sử dụng. Đồng thời, các mô hình tiếp diễn hay đảo chiều cũng đều dựa vào hình dạng của các cây nến Nhật này.

Nhìn chung, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận khác nhau và chọn ra cho mình loại biểu đồ giá phù hợp nhất khi giao dịch forex. Mọi biểu đồ phần lớn đều có chức năng như nhau là thể hiện đầy đủ thông tin một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu để hỗ trợ cho việc phân tích phiên giao dịch.

Kết luận

Thông qua bài viết hướng dẫn về các biểu đồ forex vừa rồi, Exness mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn về các loại biểu đồ forex cũng như cách nhận biết, phân tích và sử dụng chúng trong quá trình tham gia giao dịch. Để có được một phiên giao dịch hiệu quả và mang về những khoản lợi nhuận lớn, trader hãy lựa chọn cho mình loại biểu đồ forex phù hợp nhất nhé.

Xem thêm:

Nghề broker là gì? Tìm hiểu Forex broker cho người mới bắt đầu

Các lệnh trong Forex là gì? Tìm hiểu các loại lệnh trong Forex

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *