Upthrust là gì

Upthrust là gì? Hướng dẫn cách áp dụng Upthrust hiệu quả

Hiểu rõ hơn Upthrust là gì khi tham gia giao dịch là điều vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp cho bạn nắm bắt và phát hiện sự xuất hiện của bẫy tăng giá (Bull trap). Thế nhưng, để có thể biết thêm nhiều về Upthrust cùng với cách sử dụng khi tiến hành giao dịch, bạn cần phải nghiên cứu chi tiết về những tính chất, nguyên tắc cùng với những ảnh hưởng của mô hình này tại Charts. Bài viết sau đây của forexno1 sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến Upthrust là gì cùng với hướng dẫn sử dụng mô hình này trong giao dịch nhé.

Upthrust là gì?

Upthrust là gì? Đây một thuật ngữ dùng để nói đến mô hình nến đặc biệt được dùng trong giao dịch. Đối với những nhà giao dịch mới tham gia, mô hình này là điều mà bạn phải đặc biệt chú ý vì nó có thể là yếu tố quyết định thành công của bạn cho cả 2 loại giao dịch dài hạn và ngắn hạn. Đây là một mẫu nến có mặt tại Resistance và nó có một số tính chất đặc trưng dưới đây:

  • Giá tăng lên một cách mạnh mẽ vượt qua Resistance, tuy nhiên về sau nó sẽ có xu hướng giảm mạnh và không thể tiếp tục tạo thành một false breakout.
  • Để cho Upthrust uy tín hơn, cây nến tiếp theo nên là nến giảm.
  • Tất cả mô hình Upthrust đều được tạo nên từ những cây nến Pin Bar đang trong trạng thái giảm giá.
 

Có thể hiểu rằng, Upthrust là một mô hình thể hiện giá tăng mạnh mẽ vượt qua mức Resistance sau đó sẽ quay đầu và có xu hướng giảm trở lại. Như vậy có thể nhận thấy được sự suy giảm chững lại của giá mở ra điều kiện giao dịch khi đà giảm giá kéo dài.

Cách mà Upthrust và Spring hình thành
Cách mà Upthrust và Spring hình thành

Spring là gì?

Spring cũng là một thuật ngữ được sử dụng trong giao dịch nhưng nó lại hoàn toàn đối lập với Upthrust. Đối với những nhà giao dịch mới, việc nắm và hiểu rõ về khái niệm Spring cũng cực kỳ quan trong. Đây là một mẫu nến thường có mặt tại mức Support và nó bao gồm một số tính chất như dưới đây:

  • Khi giá giảm dưới mức Support, tuy nhiên về sau lại tăng lên một cách nhanh chóng và chững tại một mức giá cao hơn mức Support khởi điểm.
  • Mô hình Spring đảm bảo mức tin tưởng hơn khi mà cây nến phía sau nó là nến tăng.

Khi mô hình này kết hợp với những cách thức giao dịch khác, cả hai sẽ hình thành nên một cài đặt lý tưởng và giúp những nhà giao dịch khi tham gia đầu tư.

Minh họa về mô hình Upthrust và mô hình Spring tại Volume Spread Analysis (VSA)

Tại Volume Spread Analysis (VSA), cả hai mô hình nến Spring cùng với Upthrust đều có sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng. Để nhìn nhận rõ hơn về điều này, bạn có thể tham khảo qua biểu đồ ví dụ dưới đây:

Spring hình thành khi giá vượt qua mức Support
Spring hình thành khi giá vượt qua mức Support
Nến không được tính là Spring nếu như vùng Support chưa thoát ra
Nến không được tính là Spring nếu như vùng Support chưa thoát ra
Khi giá vượt ngưỡng Resistance thì Upthrust sẽ được hình thành
Khi giá vượt ngưỡng Resistance thì Upthrust sẽ được hình thành
Minh họa Upthrust và Spring tại Volume Spread Analysis
Minh họa Upthrust và Spring tại Volume Spread Analysis

Cả hai loại mô hình nến này có điểm chúng đó là được tạo nên từ nến Pin Bar tại vùng Support và Resistance, đây là những dấu hiệu cho thấy xuất hiện sự đổi chiều. Để có thể tạo nên được một mạng lưới giao dịch uy tín, việc áp dụng hai mô hình nến Spring cùng Upthrust tại Volume Spread Analysis là điều vô cùng cần thiết.

Kế hoạch thực hiện giao dịch thông qua mô hình Spring và Upthrust

Với những thông tin được chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết được rằng Spring cùng Upthrust là hai cách thức giao dịch và nó được dùng bởi nhà giao dịch Richard Wyckoff. Người này được biết đến là một nhà giao dịch vô cùng có tiếng, có những kiến thức chuyên sâu liên quan đến giao dịch, cùng với đó ông còn có thể giảng dạy cho những người mới những kiến thức, thông tin từ cơ bản cho tới nâng cao về lĩnh vực này. Để có thể nhận biết được chất lượng của mô hình Spring và Upthrust thì cần phải đánh giá thông qua những yếu tố như dưới đây:

  • Chiều dài của đuôi nến tín hiệu Breakout giả – Đây là thước đo mà giá vượt qua mức Support hoặc mức Resistance trước khi đảo chiều.
  • Độ bền vững của vùng Support hoặc vùng Resistance – Đây được xem là mức giá mà mô hình Spring hoặc Upthrust được tạo nên.
  • Volume tạo nên mô hình Spring hoặc mô hình Upthrust.

Các nhà giao dịch có thể liên kết Spring, Upthrust cùng với Volume để hình thành nên mô hình giao dịch toàn diện. Khi bạn thực hiện việc này sẽ có khả năng xuất hiện những tình huống như sau:

  • Râu nến dài và Volume cao.
  • Râu nến ngắn và Volume thấp.
  • Râu nến dài và Volume thấp.
  • Râu nến ngắn và Volume cao.

Trong các tình huống trên, râu nến dài và Volume cao thường sẽ được coi trọng và tập trung hơn. Việc này sẽ hình thành nên sự gia tăng số lượng nhà giao dịch gặp phải cái bẫy của sự tăng giá ảo và khiến họ buộc phải ngừng lệnh giao dịch trong thời gian ngắn nhất, cùng với đó hình thành đà đảo chiều xu hướng giá. Bạn có thể hiểu xu hướng này như sau: một số người bán đang có lệnh mua đang mở, khi dừng lệnh thì phải tiến hành mua vào để kích thước giá tăng lên. Còn về một số người mua đang gặp phải tình trạng mắc kẹt lệnh thì thời điểm dừng lệnh phải tiến hành bán để kích thích hạ giá giảm xuống.

Hướng dẫn cách thiết lập điều chỉnh với mô hình Upthrust

Tại Volume Spread Analysis, Spring và Upthrust là hai thuật ngữ có khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Upthrust thì bạn cần phải có cái nhìn đúng đắn về khái niệm Spring. Như đã nói, Spring là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình giao dịch thể hiện sự cố ý giảm xuống thấp hơn mức Support và sau đó đảo chiều xu hướng tăng trở lại và dừng ngay tại mức cao hơn mức Support. Bạn có thể sử dụng các kiến thức này trong việc xây dựng và giao dịch mô hình này tại Volume Spread Analysis.

Nắm rõ chi tiết kiến thức về Spring và Upthrust là điều vô cùng cần thiết
Nắm rõ chi tiết kiến thức về Spring và Upthrust là điều vô cùng cần thiết

Mối liên hệ giữa mô hình Upthrust và thị trường

Upthrust được xem như là một tín hiệu tại Volume Spread Analysis thường có mặt tại vùng Resistance và nó hiển thị đợt xu hướng tăng giá cuối cùng kết thúc. Đối với những nhà giao dịch mới, có thể lựa chọn dùng những cách dưới đây để tiến hành giao dịch Upthrust:

  • Khi thị trường đang trên đà giảm, nếu hình thành Upthrust nhà giao dịch có thể ATO. Nhất là khi Upthrust xuất hiện tại vùng Resistance hoặc ở những mức Fibonacci, lúc này những dấu hiệu sẽ có độ chính xác cao hơn.
  • Trong trường hợp thị trường đang trên đà tăng, nhà giao dịch nên chờ đợi kiểm tra thành công kèm theo những điều kiện cần thiết cho mô hình Spring đảo chiều.
Hiểu rõ hơn về mối quan hệ của mô hình Upthrust đối với thị trường
Hiểu rõ hơn về mối quan hệ của mô hình Upthrust đối với thị trường

Mối liên hệ giữa mô hình Upthrust và Volume

Đối với một số tình huống của Upthrust thì nó cũng khá tương đồng với Spring, những nhà giao dịch trẻ có thể thực hiện những chỉ dẫn dưới đây theo cách đơn giản nhất:

  • Khi Upthrust diễn và xuất hiện cùng với Volume thấp, đây là một dấu hiệu khá đáng để tin vào. Nhà giao dịch có thể lựa chọn mở lệnh bán hoặc đặt kỳ vọng vào việc xu hướng sẽ đảo chiều.
  • Nếu như Volume cao thì nhà giao dịch có thể lựa chọn mở lệnh bán khi mà xu hướng đang đi xuống. Thế nhưng, nếu trước đó đã có sự hiện diện của một xu hướng tăng thì bạn cần phải đợi xác thực từ một Testing đã thực hiện thành công trước khi đưa ra quyết định.
Trước khi đưa ra quyết định bạn nên xem xét xu hướng cùng Volume
Trước khi đưa ra quyết định bạn nên xem xét xu hướng cùng Volume

Tín hiệu nến sau khi mô hình Upthrust xuất hiện

Sau khi Upthrust diễn ra thì sẽ có những tín hiệu nến giảm xuất hiện. Việc này đã hình thành nên một nhắc nhở cho những nhà giao dịch rằng giá có khả năng không tiếp tục tăng nữa và có khả năng diễn ra sự đảo chiều. Nếu như nhà giao dịch nhận thấy rằng giá vẫn có cơ hội tiếp tục tăng thì hãy tính toán và phân tích cẩn thận để quyết định xem có nên dừng lệnh bán lại hay không để tránh rủi ro liên quan đến tài sản của mình. Xem xét những tín hiệu nến giảm là việc mà nhà giao dịch cần phải ghi nhớ kỹ càng để tính toán và đưa ra quyết định cuối cùng sao cho phù hợp.

Biết cách áp dụng tín hiệu nến khi giao dịch cùng mô hình nến Upthrust
Biết cách áp dụng tín hiệu nến khi giao dịch cùng mô hình nến Upthrust

Những tình huống cần cân nhắc và không nên dùng Upthrust

Tại Volume Spread Analysis, cả Spring và Upthrust đều có thể hỗ trợ nhà giao dịch thực hiện các giao dịch thành công. Thế nhưng, bạn cũng cần phải cân nhắc và ghi nhớ một vài trường hợp không nên dùng đến Upthrust. Trong một vài điểm trọng yếu bạn nên nhớ không nên dùng Upthrust khi mà thị trường đang biến động liên tục. Thời điểm thị trường biến động thì Upthrust sẽ không thể giúp bạn đạt được những kết quả như mong muốn.

Một số tình huống giao dịch Spring và Upthrust để take profit hiệu quả

Đặt lệnh Stop Loss

Khi tiến hành giao dịch, Stop Loss là một tiêu chí vô cùng thiết yếu để có thể kiểm soát được rủi ro. Thông qua những mô hình Spring và Upthrust, nhà giao dịch có thể chọn điểm Stop Loss một cách khôn khéo như dưới đây:

  • Đối với lệnh BUY: Thông qua mô hình Spring, nhà giao dịch có thể lựa chọn điểm Stop Loss tại dưới đáy ở Spring. Việc này với mục đích bảo vệ an toàn vốn đầu tư của nhà đầu tư trong tình huống giá vẫn trên đà giảm sau khi mô hình Spring xuất hiện.
  • Ngược lại, liên quan đến lệnh SELL thông qua mô hình Upthrust, bạn có thể lựa chọn điểm Stop Loss tại đỉnh của Upthrust. Việc này với mục đích đảm bảo cho trường hợp giá vẫn trên đà tăng sau khi Upthrust xuất hiện, nhà giao dịch sẽ dừng lỗ và hạn chế việc thua lỗ quá nhiều.

Đặt lệnh Take Profit

Tại một Sideway, có khả năng diễn ra tình huống hình thành mô hình Spring hoặc là Upthrust. Hầu hết, sau khi mô hình Spring hoặc Upthrust hình thành, giá có khả năng có xu hướng đảo chiều tại khu vực đối diện của nó.

Theo chia sẻ của một nhà đầu tư lâu năm có kinh nghiệm dày dặn tại Forex, để có thể thực hiện giao dịch hiệu quả và kiếm được tiền từ giao dịch, 2 loại mô hình Spring và Upthrust là mô hình tốt nhất và đáng quan tâm nhất. Đây được xem là loại mô hình mà nhà đầu tư nên sử dụng nó triệt để khi thực hiện giao dịch để có được kết quả như mong muốn. Lựa chọn điểm Stop Loss hợp lý và xem xét rủi ro sẽ giúp cho nhà giao dịch có thể bảo vệ an toàn cho tài khoản giao dịch của mình cũng như kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Việc nắm rõ những thông tin liên quan đến Upthrust là gì và về mô hình Spring tại Volume Spread Analysis là điều cực kỳ quan trọng khi tham gia giao dịch và để có thể trở thành một nhà giao dịch thành công. Đây được xem là hai mô hình đặc biệt và nó có thể mang đến thông báo liên quan đến sự biến đổi trong xu hướng của giá và hình thành nên những cơ hội giao dịch mới cho nhà giao dịch. Sử dụng và liên kết những mô hình nến này với những mẫu nến khác sẽ hỗ trợ nâng cao xác suất thành công.

Thế nhưng, để có thể thực hiện thành công điều này thì khá là khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi người áp dụng phải có kiến thức chuyên sâu liên quan đến cấu trúc thị trường, cùng với đó phải biết đọc cũng như phân tích sự thay đổi của biểu đồ giá. Vì vậy, chỉ cần bạn đầu tư thời gian để tìm hiểu chi tiết nghiên cứu kiến thức đi kèm thực hành thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Xem thêm:

Tổng hợp top 5 chỉ báo Oscillator phổ biến nhất hiện nay

Sử dụng chỉ số QQE – Quantitative Qualitative Estimation trong giao dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *