Straddle là gì

Straddle là gì? Bí quyết giao dịch quyền chọn thông minh

Khi thị trường crypto đang biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư thường băn khoăn không biết giá tăng hay giảm thì có thể sinh lời. Trong tình huống này, chiến lược Straddle sẽ là một giải pháp thông minh, cho phép bạn thu lợi từ cả hai trường hợp. Vậy chiến lược Straddle là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau Forexno1 tìm hiểu chi tiết về công cụ giao dịch cực hữu ích này cũng như cách áp dụng nó sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Straddle là gì?

Chiến lược Straddle là một phương pháp giao dịch quyền chọn mang tính trung lập về giá, trong đó nhà đầu tư mua đồng thời quyền chọn mua và quyền chọn bán của cùng một tài sản, với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Mục tiêu chính của chiến lược này là khai thác những biến động trong sự biến động ngụ ý của tài sản cơ sở. Nếu giá của tài sản di chuyển mạnh hơn kỳ vọng, giá trị phí quyền chọn có thể tăng đáng kể, mang lại lợi nhuận cho những người sử dụng chiến lược Straddle.

Thông tin chi tiết về quyền chọn Straddle
Thông tin chi tiết về quyền chọn Straddle

Chiến lược Straddle có những phân loại nào?

Chiến lược Straddle chia thành hai loại chính:

  • Long Straddle: Nhà đầu tư thực hiện một giao dịch mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán cùng một tài sản, cùng giá thực hiện và ngày hết hạn. Lợi nhuận của chiến lược này đến từ việc tăng biến động ngụ ý IV của thị trường.
  • Short Straddle: Ngược lại với long Straddle, nhà đầu tư bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Trong chiến lược này, nhà đầu tư đặt cược vào việc biến động ngụ ý IV sẽ giảm.

Để bắt đầu một long Straddle, nhà đầu tư sẽ mua đồng thời một quyền chọn mua (call option) và một quyền chọn bán (put option) cho cùng một tài sản cơ sở với cùng giá thực hiện và ngày hết hạn. Chiến lược này sẽ mang lại lợi nhuận khi giá của tài sản cơ sở tăng hoặc giảm mạnh so với giá thực hiện, vượt quá tổng phí đã bỏ ra để mua hai quyền chọn này.

Khác với long Straddle, short Straddle là một chiến lược giao dịch options mà nhà đầu tư sẽ bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng giá thực hiện. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ thu được phí bảo hiểm ngay từ đầu. Chiến lược này sẽ sinh lời khi biên độ biến động của giá tài sản cơ sở nhỏ hơn tổng phí bảo hiểm mà nhà đầu tư đã thu được.

Phương thức Straddle hoạt động trong Crypto là gì?

Trong chiến lược Straddle, nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua hoặc bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán của cùng một tài sản với cùng mức giá mà tại đó quyền chọn có thể được thực hiện (strike price) và cùng một ngày quyền chọn hết hiệu lực (ngày đáo hạn).

  • Quyền chọn mua (Call Option): Đây là công cụ cho phép bạn mua tài sản với một mức giá thực hiện đã định trước. Quyền chọn mua trở nên hữu ích khi giá thị trường của tài sản vượt qua mức giá thực hiện.
  • Quyền chọn bán (Put Option): Đây là công cụ giúp traders bán tài sản ở mức giá thực hiện đã định. Quyền chọn bán có lời khi giá thị trường của tài sản giảm xuống thấp hơn mức giá thực hiện.

Lưu ý: Dù sử dụng quyền chọn nào thì nhà đầu tư cũng cần phải trả phí cho lựa chọn đó.

Chiến lược Long Straddle (Mua quyền chọn)

Long Straddle là một chiến lược options mà nhà đầu tư mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một giá thực hiện và ngày đáo hạn.

Chiến lược này là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư cảm nhận được sự bất ổn của thị trường và tin rằng giá sẽ có một cú nhảy lớn nhưng chưa thể xác định được giá sẽ tăng hay giảm. Bạn chỉ mất tối đa số tiền đã bỏ ra để mua quyền chọn, nhưng nếu dự đoán của bạn chính xác, lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể.

Các đặc điểm chính của Long Straddle:

  • Tận dụng tối đa biến động thị trường
  • Không cần dự đoán hướng đi của thị trường
  • Rủi ro tối đa là số tiền đã bỏ ra

Ví dụ:

Giả sử hiện tại Bitcoin đang có giá 30.000 USD. Để phòng trường hợp giá lên hoặc xuống, nhà đầu tư quyết định mua cả quyền mua và quyền bán Bitcoin với giá 30.000 USD, thời gian hiệu lực 1 tháng. Tổng cộng, nhà đầu tư phải trả 2.000 USD cho cả hai quyền này.

  • Trường hợp giá Bitcoin vượt qua ngưỡng 35.000 USD: Bạn sẽ lời 3.000 USD nhờ quyền chọn mua. Quyền chọn bán sẽ không còn giá trị.
  • Trường hợp giá Bitcoin giảm xuống dưới 25.000 USD: Bạn vẫn lời 3.000 USD nhờ quyền chọn bán. Lúc này, quyền chọn mua sẽ không còn giá trị.
  • Nếu giá Bitcoin không đổi: Bạn sẽ lỗ 2.000 USD vì cả hai quyền chọn đều không có giá trị.
Long Straddle mang đến lợi nhuận nhưng cũng đi kèm rủi ro nếu dự đoán không chính xác
Long Straddle mang đến lợi nhuận nhưng cũng đi kèm rủi ro nếu dự đoán không chính xác

Chiến lược Short Straddle (Bán quyền chọn)

Short Straddle là một chiến lược options mà nhà đầu tư bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một giá thực hiện và ngày đáo hạn.

Chiến lược short Straddle nhắm mục tiêu vào những thị trường không biến động hoặc biến động ít. Nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận khi giá tài sản giữ ổn định. Tuy nhiên, rủi ro mà họ phải đối mặt sẽ tăng lên đáng kể nếu xảy ra biến động mạnh. Do đó, chiến lược này thường ít được ưa chuộng hơn so với long Straddle.

Các đặc điểm chính của Short Straddle:

  • Kiếm lợi nhuận từ thị trường đi ngang
  • Tận dụng tối đa phí quyền chọn
  • Rủi ro mất mát cao nếu dự đoán sai

Ví dụ:

Bạn vừa bán quyền cho người khác mua Bitcoin của bạn với giá 30.000 USD trong vòng một tháng tới. Đồng thời, bạn cũng bán quyền cho người khác bán Bitcoin cho bạn với giá 30.000 USD trong cùng thời gian. Việc này giúp bạn thu về 2.000 USD phí.

  • Nếu giá Bitcoin giữ nguyên ở mức 30.000 USD: Cả hai quyền chọn sẽ hết hạn vô giá trị và bạn thu về toàn bộ số phí 2.000 USD.
  • Nếu giá Bitcoin tăng lên 35.000 USD: Bạn phải mua Bitcoin với giá 35.000 USD để giao cho người nắm giữ quyền chọn với giá 30.000 USD, dẫn đến khoản lỗ 3.000 USD.
  • Trường hợp giá Bitcoin giảm xuống 25.000 USD: Bạn sẽ phải mua Bitcoin với giá cao hơn giá thị trường (tức 30.000 USD) và bán lại với giá thấp hơn (25.000 USD), tổng lỗ bạn phải chịu là 3.000 USD.

Khi giao dịch Straddle nhà đầu tư cần trả các loại phí gì?

Đối với Long Straddle

  • Chi phí mua quyền chọn (Premiums): Được xác định bởi tổng giá trị của hai quyền chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Khi biến động thị trường tăng cao, khả năng giá của tài sản cơ sở thay đổi theo cả hai hướng sẽ lớn hơn, dẫn đến việc tăng giá của các quyền chọn. Do đó, chi phí để thực hiện chiến lược long Straddle sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
  • Chi phí cơ hội: Chính là lợi nhuận tiềm năng mà nhà đầu tư có thể đạt được nếu họ sử dụng số tiền đó để đầu tư vào những kênh khác. Khi giá tài sản không biến động đủ lớn, nhà đầu tư sẽ mất trắng số tiền đã bỏ ra.

Đối với Short Straddle

Short Straddle, dù mang lại lợi nhuận từ phí quyền chọn ban đầu, nhưng lại đặt nhà đầu tư vào tình huống đối mặt với áp lực tài chính đáng kể.

  • Yêu cầu ký quỹ (Margin Requirements): Đây là điều kiện bắt buộc khi thực hiện chiến lược short Straddle. Nhà đầu tư phải gửi một khoản tiền đảm bảo nhất định cho sàn giao dịch để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng quyền chọn. Nếu giá tài sản biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi, khoản ký quỹ này có thể tăng lên, gây áp lực tài chính cho nhà đầu tư.
  • Chi phí bảo vệ (Hedging Costs): Để giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư thực hiện thường phải mua thêm các quyền chọn hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác. Hành động này kéo theo chi phí giao dịch bổ sung, từ đó làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư.
  • Phí giao dịch: Mỗi lần thực hiện giao dịch mua/bán quyền chọn, nhà đầu tư đều phải trả một khoản phí nhất định. Những khoản phí này tuy nhỏ nhưng khi cộng lại sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận cuối cùng của chiến lược.
Long Straddle và Short Straddle là hai mô hình đối xứng với nhau
Long Straddle và Short Straddle là hai mô hình đối xứng với nhau

Hướng dẫn các bước thực hiện chiến lược Straddle

Điều kiện tiên quyết và bắt buộc khi thực hiện chiến lược Straddle đó là:

  • Cả quyền chọn mua và bán phải gắn cùng một tài sản.
  • Hai quyền chọn đều có chung ngày đáo hạn.
  • Mức giá thực hiện cho cả 2 quyền chọn đó phải bằng nhau.

Minh hoạ về quyền chọn Long Straddle trong Crypto

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Straddle là gì, chúng ta cũng áp dụng chiến lược long Straddle này để tận dụng cơ hội trên nhiều loại coin và token khác nhau trong thị trường tiền điện tử đầy biến động.

Để có cái nhìn rõ nét hơn về chiến lược này, chúng ta cùng tìm hiểu tình huống giả định sau:

Tin tức về bản nâng cấp lớn của Ethereum sắp tới đang khiến thị trường tiền điện tử trở nên sôi động. Nếu bạn dự đoán giá ETH sẽ có biến động mạnh nhưng chưa xác định được hướng đi của nó thì chiến lược long Straddle sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc. Trong bối cảnh này, chiến lược long Straddle cho phép bạn tận dụng lợi nhuận từ cả hai kịch bản tăng hoặc giảm giá.

Được biết, giá cơ sở của ETH là 1.600 USD.

Để thực hiện chiến lược long Straddle, nhà đầu tư đã thực hiện giao dịch mua một hợp đồng quyền chọn bán và một hợp đồng quyền chọn mua cho ETH với giá thực hiện 1.600 USD. Cả hai hợp đồng đều có thời hạn 25 ngày, với phí quyền chọn lần lượt là 0,0241 ETH và 0,0473 ETH.

Ví dụ này minh họa việc sử dụng các quyền chọn ATM, tức là các quyền chọn có giá thực hiện gần với giá thị trường của tài sản cơ sở. Bên cạnh đó, các quyền chọn OTM cũng có thể được áp dụng để định hướng chiến lược theo xu hướng tăng hoặc giảm. Tổng chi phí để thiết lập chiến lược này là 0,0714 ETH, tương đương khoảng 114,24 USD. Đồng thời, đây cũng là mức lỗ tối đa mà nhà đầu tư có thể đối mặt.

Để giao dịch này sinh lời, giá ETH khi hết hạn phải vượt ngưỡng 1.714,24 USD (giá thực hiện + chi phí đã trả) hoặc rớt xuống dưới 1.485,76 USD (giá thực hiện – chi phí đã trả).

Biểu đồ lợi nhuận và lỗ cho thấy rõ nhất rủi ro của chiến lược long Straddle. Khi giá cổ phiếu kết thúc tại đúng giá thực hiện của các quyền chọn, nhà đầu tư sẽ chịu khoản lỗ lớn nhất.

Biểu đồ thanh toán cho trường hợp traders thực hiện long Straddle
Biểu đồ thanh toán cho trường hợp traders thực hiện long Straddle

Tính chất trung lập của long Straddle cho phép nhà đầu tư tận dụng lợi thế từ biến động của giá cơ sở bất kể theo chiều hướng nào. Tuy nhiên, để giao dịch thành công, nhà đầu tư cần phải đánh giá chính xác biến động ngụ ý (IV) của thị trường.

Minh hoạ về quyền chọn Short Straddle trong Crypto

Tương tự như long Straddle, chúng ta cùng tìm hiểu cách tận dụng chiến lược short Straddle để thu lợi nhuận từ dự đoán giảm giá của các loại tiền điện tử thông qua tình huống sau:

Chúng ta cùng tiếp tục với tình huống giả định trên để khám phá cách tận dụng chiến lược bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán để thu về lợi nhuận.

Nếu bạn dự đoán rằng giá ETH sẽ không có biến động mạnh trong thời gian tới ngay cả khi có những sự kiện lớn như nâng cấp mạng lưới, thì một chiến lược phù hợp là bán các hợp đồng quyền chọn trên ETH. Bằng cách này, bạn có thể thu về phí quyền chọn và kiếm lợi nhuận từ sự ổn định của thị trường.

Giống như ví dụ trên, giá ETH cơ sở vẫn là 1.600 USD, chúng ta thực hiện chiến lược short Straddle như sau:

– Thực hiện bán một hợp đồng quyền chọn bán ở mức giá thực hiện $1.600,00 với thời gian đáo hạn 25 ngày (DTE), nhận được phí quyền chọn là 0,0241 ETH.

– Đồng thời, thực hiện bán một hợp đồng quyền chọn mua ở mức giá thực hiện $1.600,00 với thời gian đáo hạn 25 DTE, nhận được phí quyền chọn là 0,0473 ETH.

Tổng phí quyền chọn ròng nhà đầu tư nhận được từ chiến lược này là 0,0714 ETH, tương đương khoảng 114,24 USD. Đây chính là mức lợi nhuận tối đa mà nhà giao dịch có thể đạt được với chiến lược quyền chọn short Straddle này.

Để giao dịch này thành công, giá ETH khi kết thúc hợp đồng phải nằm trong một phạm vi rất hẹp, từ 1.485,76 USD (giá thực hiện – chi phí quyền chọn) đến 1.714,24 USD (giá thực hiện + chi phí quyền chọn).

Trong khi long Straddle có rủi ro giới hạn ở số tiền phí quyền chọn đã bỏ ra, short Straddle lại tiềm ẩn rủi ro vô hạn, lợi nhuận tối đa cũng chỉ giới hạn ở mức phí quyền chọn thu được.

Biểu đồ cho thấy lợi nhuận và lỗ nhà đầu tư phải chịu khi thực hiện short Straddle
Biểu đồ cho thấy lợi nhuận và lỗ nhà đầu tư phải chịu khi thực hiện short Straddle

Khi quan sát biểu đồ thanh toán phía trên, chúng ta có thể thấy lợi nhuận tối đa đạt được khi cả hai quyền chọn hết hạn tại mức giá thực hiện (ATM). Tuy nhiên, chiến lược này có thể dẫn đến thua lỗ không giới hạn nếu giá tăng cao và lỗ lớn đáng kể nếu giá giảm mạnh.

Sự khác nhau giữa quyền chọn Straddle và Strangle

Cả Straddle và strangle đều là những chiến lược giao dịch quyền chọn nhằm tận dụng sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, Straddle sử dụng quyền chọn có giá thực hiện bằng giá thị trường hiện tại (ATM) còn strangle sử dụng quyền chọn có giá thực hiện khác với giá thị trường hiện tại (OTM).

Để xây dựng một long strangle, nhà đầu tư sẽ mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán đều ở ngoài giá thị trường hiện tại (OTM) và có cùng ngày hết hạn.

Cũng giống như long Straddle, long strangle cũng sinh lời khi thị trường biến động mạnh. Tuy nhiên, do sử dụng các quyền chọn ở ngoài giá thị trường (OTM), long strangle cần một biến động giá lớn hơn để tạo ra lợi nhuận. Bù lại, chi phí ban đầu cho hai quyền chọn OTM thường thấp hơn so với hai quyền chọn ATM.

Tương tự như long Straddle, long strangle mang đến cơ hội lợi nhuận hấp dẫn với rủi ro ban đầu tương đối thấp. Cụ thể, long strangle có tiềm năng lợi nhuận không giới hạn khi giá thị trường tăng mạnh và lợi nhuận đáng kể khi giá giảm mạnh.

Theo biểu đồ thanh toán, chiến lược này chỉ mang lại lợi nhuận khi giá tài sản cơ sở biến động mạnh và vượt ra ngoài một phạm vi nhất định, rộng hơn so với Straddle. Để có lợi nhuận, mức độ biến động của giá phải đủ lớn để bù đắp cho tổng chi phí quyền chọn.

Chiến lược này hiệu quả khi giá biến động mạnh, vượt xa phạm vi và bù chi phí quyền chọn
Chiến lược này hiệu quả khi giá biến động mạnh, vượt xa phạm vi và bù chi phí quyền chọn

Như hình vẽ biểu đồ, short strangle là bản đối lập so với long strangle. Mặc dù phí bảo hiểm ban đầu thấp hơn khi bán các quyền chọn OTM,nhưng phạm vi thị trường có lợi nhuận lại rộng hơn so với việc bán Straddle.

Short strangle là bản ngược của long strangle, với phí thấp hơn nhưng phạm vi lợi nhuận rộng hơn
Short strangle là bản ngược của long strangle, với phí thấp hơn nhưng phạm vi lợi nhuận rộng hơn

Đối tượng nào nên sử dụng quyền chọn Straddle?

Chiến lược Straddle không phải là một lựa chọn phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tính bảo thủ hoặc thiếu kinh nghiệm giao dịch quyền chọn. Thay vào đó, nó đặc biệt thích hợp cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch options, có khả năng chấp nhận rủi ro cao và mong muốn tận dụng các cơ hội lợi nhuận lớn từ sự biến động của thị trường.

Các nhà đầu tư có nhiều kiến thức và kinh nghiệm

Chiến lược Straddle là một phương pháp giao dịch phức tạp, yêu cầu nhà đầu tư phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính và đặc biệt am hiểu về cách vận hành của quyền chọn. Việc thực hiện chiến lược này không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén trong việc dự đoán biến động giá mà còn cần khả năng quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Vì mức độ rủi ro cao và tính phức tạp trong quá trình triển khai, chiến lược Straddle thường không được khuyến nghị cho những nhà đầu tư mới bắt đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao

Chiến lược Straddle là một canh bạc đầy rủi ro nhưng cũng tiềm ẩn lợi nhuận hấp dẫn. Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với khả năng mất toàn bộ vốn đầu tư nếu dự đoán thị trường sai lầm. Vì vậy, chỉ những nhà đầu tư có tâm lý vững vàng và khả năng chấp nhận rủi ro cao mới nên cân nhắc sử dụng chiến lược Straddle. 

Có nên sử dụng quyền chọn Straddle trong đầu tư Crypto hay không?

Thông qua các thông tin và tình huống được trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy chiến lược Straddle là một công cụ giao dịch vô cùng độc đáo. Tính trung lập về giá của Straddle mang lại sự linh hoạt cao cho nhà giao dịch, cho phép họ tận dụng lợi nhuận từ cả hai hướng biến động của thị trường mà không cần phải dự đoán chính xác xu hướng.

Tuy nhiên, khả năng sinh lời của chiến lược Straddle phụ thuộc rất nhiều vào mức độ biến động của thị trường và khả năng dự đoán của nhà đầu tư. Long Straddle có rủi ro giới hạn nhưng cơ hội lợi nhuận hấp dẫn, trong khi short Straddle có tiềm năng lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro lại không giới hạn.

Nhiều người tin rằng chiến lược Straddle là một công cụ giao dịch linh hoạt, phù hợp với cả nhà giao dịch mới và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của chiến lược này, nhà giao dịch cần có kiến thức vững chắc về các yếu tố như quyền chọn Hy Lạp và biến động ngụ ý.

Cả Straddle và strangle đều là những công cụ giao dịch mạnh mẽ, nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức sâu rộng về lý thuyết quyền chọn. Việc lựa chọn giữa Straddle long và short cũng giống như việc xác định thời điểm vào lệnh và thoát lệnh, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố như biến động ngụ ý, thời gian đáo hạn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị quyền chọn.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Straddle là gì​ cũng như cách thức thực hiện quyền chọn này. Chiến lược Straddle là một trong những chiến lược quyền chọn cơ bản nhưng rất hiệu quả và được đông đảo nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, thị trường quyền chọn còn rất đa dạng với nhiều chiến lược phức tạp hơn như strangle, butterfly, condor. Việc lựa chọn chiến lược phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, khả năng chịu rủi ro của từng người và tình hình thị trường cụ thể. Do đó, hãy truy cập Forexno1 thường xuyên để không bỏ lỡ bất cứ thông tin tài chính nào các bạn nhé!

Xem thêm:

Short squeeze là gì? Cách tận dụng hiện tượng để kiếm lợi nhuận

Money laundering là gì? Cảnh giác trước những thủ đoạn rửa tiền

Wash trading là gì? Hiểu để bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *