Quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR là gì? Cách theo dõi quỹ SPDR Gold Trust

Quỹ vàng SPDR có một sự ảnh hưởng nhất định tương đối lớn đến vàng mỗi khi diễn ra các hoạt động. Trader có thể theo dõi quỹ SPDR thông qua các loại biểu đồ với các thông tin và dữ liệu trả về khá hữu ích đối với quá trình giao dịch. Như vậy, SPDR là gì? Hãy cùng Exness tìm hiểu chi tiết hơn nữa về các cách theo dõi quỹ SPDR Gold Trust qua bài viết sau đây của Forexno1 nhé.

SPDR là gì?

SPDR được biết đến là một quỹ Exchange Traded Fund (viết tắt ETF) hay còn gọi là quỹ tín thác được điều hành bởi State Street Global Advisors. Cho đến thời điểm hiện tại, SPDR được coi như là một quỹ hoán đổi danh mục vàng đứng đầu thế giới với tổng trị giá là 52 tỷ USD.

Tìm hiểu chi tiết về quỹ vàng SPDR
Tìm hiểu chi tiết về quỹ vàng SPDR

Lý do SPDR có khả năng gây ảnh hưởng đến giá vàng?

Hiện tại, khối lượng vàng vật chất đang được SPDR nắm giữ bằng tổng 4 hoặc có thể là 5 quốc giá cộng lại với nhau.

Xét về cơ bản, khi giao dịch ETF bằng cách thức mua bán vàng thông qua các chứng chỉ tương tự như giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, trader sẽ hạn chế cũng như né tránh được những rủi ro khi cất giữ vàng trong nhà

Tính từ khoảng trước đây cho đến năm 2019, nhu cầu trao đổi ETF vàng của các nhà đầu tư gia tăng mạnh mẽ. Nó chiếm đến khoảng 7,5% tổng nhu cầu vàng ở trên toàn cầu.

Theo như Bloomberg, các quỹ ETF đang nắm giữ gần 92 triệu ounce vàng. Đặc biệt, trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid19, quỹ này sở hữu tổng lượng vàng lên đến 3.365,5 tấn, tăng lên 30,5%. Đây được coi là một trong các cú hích trong năm 2020 khi đẩy giá vàng ở tương lai tăng lên kịch trần 2000 USD/ounce.

Không những thế, theo như báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới, các quỹ ETF đã bán ra và mua vào với tổng lượng vàng tại quý I/2021 đạt mức cao kỷ lục lên đến 23 tỷ USD.

Theo như số liệu thu nhập được vào năm 2018, tổng số thỏi vàng đang được SPDR nắm giữ là 69.300 thỏi với trọng lượng lên đến khoảng 27,8 triệu ounce (tương đương 953 tấn). Giá trị của khoảng vàng thỏi đang được nắm giữ này là 37 tỷ USD.

Số liệu nắm giữ vàng của quỹ SPDR
Số liệu nắm giữ vàng của quỹ SPDR

Hiện nay, lượng nắm giữ này đã tăng lên 1.258 tấn bằng với 1/4 tổng số lượng vàng đang được lưu trữ tại Fort Knox của Mỹ. Và nó cũng đã vượt mặt lượng vàng đang được dự trữ của Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản, Ngân hàng Ấn Độ. Đồng thời theo dữ liệu thu thập được từ WGC (Hội đồng Vàng Thế giới) thì số lượng này xấp xỉ bằng với khối lượng vàng đang được nắm giữ bởi Trung Quốc là 1.948 tấn.

Do đó, quỹ vàng SPDR đã rất nhiều lần bị cáo buộc với tội danh là một trong những tay thao túng giá vàng thế giới. Tuy nhiên thông tin này luôn được SPDR bác bỏ.

Làm thế nào để lần theo dấu vết của quỹ vàng SPDR

Để có thể lần theo dấu vết của quỹ SPDR, cách đơn giản nhất mà trader có thể làm đó làm truy cập thành công vàng trang chủ của quỹ SPDR này theo đường linh: https://www.SPDRgoldshares.com/

Sau đó, để hiểu rõ hơn, trader hãy theo dõi và làm theo các hướng dẫn minh họa bên dưới đây của sàn Exness nhé.

Hướng dẫn minh họa cách thức lần theo dấu vết của quỹ vàng SPDR
Hướng dẫn minh họa cách thức lần theo dấu vết của quỹ vàng SPDR

Sau khi thực hiện theo các bước như trên, trader sẽ nhận được một file excel với nội dung chỉ toàn số là số như hình bên dưới.

File excel trader nhận được sau khi tải về thành công
File excel trader nhận được sau khi tải về thành công

Trước đây, file số liệu excel này sẽ được SPDR phân ra từng cột rõ ràng, như vậy trader sẽ dễ dàng xem và hiểu hơn. Tuy nhiên, file excel này bây giờ đã không được SPDR phân ra nữa và gộp chung toàn bộ các cột lại. Do đó, chúng sẽ khiến trader cảm thấy rối rắm với các con số dày đặc như mê cung này. Không những thế, bởi vì quỹ vàng SPDR sẽ chỉ cung cấp cho trader một file excel như hình trên. Cho nên nếu như muốn biết tình hình vàng mỗi ngày thì vào mỗi ngày trader phải tải xuống 1 file. Điều này khá bất tiện và mất nhiều thời gian phải không nào?

Hướng dẫn trader cách theo dõi quỹ vàng SPDR do chính sàn Exness phát triển

Bên cạnh hiểu được SPDR là gì, Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trader trong quá trình tìm hiểu quỹ vàng này, sàn Exness đã phát triển ra 3 dạng biểu đồ thể hiện hoạt động mua bán của SPDR như sau:

  • Biểu đồ về tổng trữ lượng vàng mà quỹ SPDR Gold Trust nắm giữ.
  • Biểu đồ về khối lượng giao dịch của quỹ SPDR Gold Trust hàng ngày.
  • Biểu đồ thể hiện biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust. Đây được xem là loại biểu đồ nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các trader.

Biểu đồ thể hiện tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Với biểu đồ này, trader sẽ nắm bắt và có cái nhìn tổng quát nhất về việc quỹ vàng SPDR đang nắm giữ tổng lượng vàng là bao nhiêu.

Biểu đồ thể hiện việc SPDR đang nắm giữ tổng lượng vàng
Biểu đồ thể hiện việc SPDR đang nắm giữ tổng lượng vàng

Các con số trên biểu đồ hiển thị chính là lượng vàng SPDR đang nắm giữ dưới dạng đơn vị tán của qua từng ngày.

Đây là khối lượng tổng, nếu như trader muốn biết SPDR mua vào ngày nào, bán ra ngày nào thì có thể theo dõi chi tiết hơn ở biểu đồ tiếp theo nhé.

Biểu đồ về khối lượng giao dịch của quỹ SPDR Gold Trust hàng ngày

Biểu đồ thể hiện lượng vàng được quỹ SPDR Gold Trust giao dịch qua hàng ngày
Biểu đồ thể hiện lượng vàng được quỹ SPDR Gold Trust giao dịch qua hàng ngày

Đây cũng là một cách theo dõi quỹ SPDR Gold Trust thuận tiện dành cho trader. Với biểu đồ này, các cột màu đỏ sẽ tượng trưng cho mức bán và mức mua sẽ được thể hiện qua các cột màu xanh. Nhìn vào đây, trader sẽ biết ngay được trong một ngày quỹ vàng SPDR đã bán được bao nhiêu và mua được bao nhiêu.

Cũng chính vì điều này mà khi nhìn thấy giá vàng bất thường giảm thì trader hãy ghé qua sàn Exness để tìm hiểu xem liệu rằng có phải SPDR hôm qua đã “chơi lớn” gì hay không nhé.

Biểu đồ thể hiện biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Ngoài 2 biểu đồ trên, để có thể biết được lượng mua bán vàng chính xác của SPDR diễn ra ở mức giá bao nhiêu thì trader cần phải quan sát vào biểu đồ thứ 3 này. Theo các chuyên gia, đây là cách theo dõi quỹ SPDR nhận được sự đánh giá và quan tâm cao nhất của giới đầu tư hiện nay.

Hoạt động mua bán và biến động giá của vàng sẽ được thể hiện qua biểu đồ
Hoạt động mua bán và biến động giá của vàng sẽ được thể hiện qua biểu đồ

Loại biểu đồ này là sự kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Trong đó:

  • Biểu đồ cột sẽ thể hiện khối lượng vàng của quỹ SPDR trong một ngày giao dịch thông qua hai cột. Cột bên trái sẽ là lượng vàng mà quỹ SPDR thực hiện giao dịch ở đơn vị tấn trong 1 ngày. Bên cạnh đó, cột bên phải sẽ là giá vàng được giao dịch ở ngày hôm đó. Giá này sẽ được tính theo giá đóng cửa.
  • Biểu đồ đường: Sẽ hiển thị giá vàng ở thời điểm hiện tại. Trader chỉ cần di chuyển chuột vào là sẽ biết được giá vàng giao dịch 1 ounce ngày hôm đó là bao nhiêu USD. Lưu ý ở đây, giá này được Exness lấy theo giá đóng cửa phiên giao dịch trong ngày nhé.

Ngoài ra, vào những ngày lễ, ngày SPDR không thực hiện giao dịch hoặc là ngày cuối tuần sẽ là những ngày bỏ trắng, tức là không có cột. Đồng thời, nếu như dữ liệu của ngày hôm trước và ngày hôm sau bằng nhau thì điều này cũng đồng nghĩa với việc quỹ SPDR không giao dịch.

Khi SPDR không giao dịch thì dữ liệu giá ngày hôm trước và ngày hôm sau sẽ bằng nhau
Khi SPDR không giao dịch thì dữ liệu giá ngày hôm trước và ngày hôm sau sẽ bằng nhau

Như vậy, khi biểu đồ đường và biểu đồ cột kết hợp với nhau sẽ cung cấp đến trader những thông tin hữu ích gì?

  • Đầu tiên, nó sẽ cập nhật giá vàng theo khoảng thời gian thực.
  • Bên cạnh đó, nó còn phân tích hoạt động mua bán vàng của quỹ SPDR để xem chúng có tác động hay ảnh hưởng gì đến giá vàng hay không.
SPDR đã mua vào số lượng vàng gần 12 tấn vào ngày 17/06/2022
SPDR đã mua vào số lượng vàng gần 12 tấn vào ngày 17/06/2022

Chẳng hạn nhìn vào biểu đồ trên đây, trader có thể nhận ra đã có đến gần 12 tấn vàng được SPDR mua vào vào ngày 17/06/2022. Hành động này có thể sẽ trở thành một trong những lý do khiến cho giá vàng từ 1819 tăng lên 1848.

Không thể biết được quỹ SPDR đã làm điều gì đối với vàng

Không thể phủ nhận rằng sức ảnh hưởng của SPDR đến giá vàng là rất lớn, ít nhất là trong ngắn hạn hoặc ở các tình huống quỹ SPDR liên tục mua vào và bán ra. Tuy nhiên, trong khi trader đang diễn ra giao dịch thì giá vàng có thể dựng cột thẳng đứng, tăng mạnh hoặc cũng có thể tụt xuống bất ngờ. Thì vào lúc đó, câu hỏi SPDR liệu rằng có phải là yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng hay không sẽ không phải là điều mà trader có thể trả lời được.

Lý do là vì các báo cáo của SPDR sẽ được tổng hợp sau một ngày và được cập nhập mới nhất vào 18h đến 18h30 theo giờ Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc trader phải chờ đợi đến ngày hôm sau thì mới có thể biết được câu trả lời quỹ SPDR có thật sự đã bán hãy mua vào ngày hôm đó.

Điều này đã cho thấy dù trader có chọn cách theo dõi quỹ SPDR nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ chỉ giúp trader hiểu được vì sao giá vàng lại biến động bất thường. Chứ điều này không đồng nghĩa với việc giúp trader bám sát theo đó để tìm thời điểm vào lệnh lý tưởng.

SPDR đã làm ra điều gì đối với vàng là điều không thể biết được
SPDR đã làm ra điều gì đối với vàng là điều không thể biết được

Chẳng hạn như sau khi thấy quỹ SPDR liên tục bán ra, trader lập tức đặt lệnh Sell vàng sau khi quan sát dữ liệu. Đây không phải là cách thức giao dịch chính xác. Tất cả phải có nền tảng, căn cứ rõ ràng đến từ nhiều yếu tố khác nữa mới có thể đi đến quyết định vào lệnh hay là không, vào lệnh như thế nào.

Theo như lý thuyết Dow đã từng nói “Không ai có thể thao túng được thị trường”. Quỹ SPDR có thể tác độnh đến giá vàng rất lớn. Điều này không ai phủ nhận cả. TUy nhiên nó chỉ diễn ra trong ngắn hạn hoặc vào những ngày SPDR diễn ra các hoạt động liên tục mà thôi. Còn SPDR trong dài hạn sẽ không thể nào “một tay che trời” được cả. Bởi vì vàng chịu khá nhiều sự tác động từ các yếu tố khác như chính trị, kinh tế, sản xuất, tôn giáo và bao gồm cả độ khan hiếm của vàng,…

Tuy nhiên, khi theo dõi giá vàng từ quỹ SPDR vẫn sẽ giúp trader có thêm được nhiều thông tin bổ ích và xác định hiệu quả xu hướng thị trường hơn.

Hướng dẫn cách đọc dữ liệu mua/bán quỹ vàng SPDR

Để đọc được hướng di chuyển mà quỹ SPDR đang thực hiện đối với vàng, trader có thể lựa chọn một trong các loại biểu đồ vừa được Exness chia sẻ ở trên.

Nếu như chọn cách theo dõi quỹ SPDR với biểu đồ dạng cột như hình ví dụ dưới đây, trader có sẽ có được một cái nhìn dài hạn và tổng quan hơn về động thái của quỹ SPDR.

Biểu đồ cột thể hiện các động thái di chuyển của quỹ SPDR với vàng
Biểu đồ cột thể hiện các động thái di chuyển của quỹ SPDR với vàng

Ở đây trader có thể nhận thấy SPDR gần như không diễn ra giao dịch trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1/2022 cho đến hết tháng 2/2022. Điều này được thể hiện qua việc các cột biểu đồ hầu hết đều sẽ bằng nhau hoặc có tăng, giảm nhưng rất ít.

Sau đó, các cột trong biểu đồ về sau cao dần đều lên mà không có sự thấp đi. Điều này chứng tỏ SPDR chỉ có mua vào. Cho nên nếu như tính đến hết ngày 21/03/2022, lượng vàng mà SPDR đang dự trữ là khoảng 1083,6 tấn. Với những thông tin vừa nhận được, trader BUY vàng là cách tốt nhất nên làm.

Tuy nhiên, ở một vài trường hợp dù cho vàng được SPDR mua vào rất nhiều. Nhưng với khối lượng vàng bất thường, chưa chắc đã làm cho vàng tăng giá, đôi khi nó còn có thể giảm giá đi so với ngày trước đó.

Mua vào nhiều với khối lượng bất thường chưa chắc đã khiến cho giá vàng tăng
Mua vào nhiều với khối lượng bất thường chưa chắc đã khiến cho giá vàng tăng

Có thể thấy, mặc dù SPDR đã mua vào một khối lượng vào 30 tấn vào ngày 21/01/202. Thế nhưng so với giá đóng cửa của phiên ngày 20/01/2022 là 1842 USD/Ounce (SPDR có sự bán ra ít) thì giá vàng đóng cửa ở phiên này lại giảm nhẹ còn 1842 USD/Ounce.

Chính vì vậy, theo dõi SPDR chỉ được xem là một yếu tố cần. Nó giúp trader có thêm được nhiều thông tin, dữ liệu và hiểu rõ hơn về vàng mà thôi.

Như vậy, quỹ vàng SPDR dù diễn ra hoạt động nào đi chăng nữa thì cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vàng. Tuy nhiên cũng không điều gì có thể đảm bảo tuyệt đối là quỹ này sẽ kiểm soát toàn bộ giá vàng. Hy vọng qua những chia sẻ về quỹ SPDR Gold Trust cũng như cách theo dõi quỹ SPDR của Hướng Dẫn Exness vừa rồi, trader sẽ biết thêm và nắm được nhiều thông tin bổ ích.

Xem thêm:

Brokers phải chuẩn bị gì để cấp được FSA công nhận và cấp giấy phép?

Những ưu điểm và nhược điểm của index fund là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *