Order Block là gì? Khi muốn tham gia vào thị trường về giao dịch ngoại hối Forex thì Order Block là một thuật ngữ thú vị mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua. Việc xác định Order Block cũng không khó khăn ngược lại còn khá đơn giản mà ứng dụng của nó với các lệnh giao dịch cũng rất tuyệt vời. Do đó, bài viết này của Forexno1 sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về Order Block cũng như cách xác định nó một cách dễ hiểu nhất.
Order Block là gì?
Thuật ngữ Order Block được hiểu là một hướng nhìn khác của các khu vực demand/supply. Từ Order Block thì các nhà giao dịch cũng có thể nâng cao kỹ năng giao dịch của bản thân thông qua các kết quả như bên dưới:
- Phát hiện được các cơ hội của lệnh đảo chiều với hiệu quả cao
- Tìm ra các vùng giá có sự tác động lớn đến tâm lý của nhà giao dịch
Để diễn đạt cho dễ hiểu nhất thì Order Block là khu vực mà nhà giao dịch có thể lựa chọn entry đẹp để tiếp tục cho các giao dịch tiếp theo (continue entry) hay giao dịch đảo chiều (reversal entry). Có thể xem hình minh hoạ ở dưới để hiểu rõ hơn:
OB thường được biết là nến giảm hoặc tăng cuối cùng và nằm trong ràn hỗ trợ hoặc kháng cự (Support/Resistance) trước khi có sự dao động lớn về giá cả.
Định nghĩa này tuy không có sự phức tạp nhưng lại nắm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng. Song song đó thì cách xác định Order Block tương đối đơn giản nên nhà giao dịch hoàn toàn có thể tự tìm hiểu là đã có thể nắm rõ và ứng dụng Order Block vào những giao dịch một cách hiệu quả.
Hai dạng Order Block cần tìm hiểu
Order Block thông thường
Nhìn vào hình minh hoạ bên dưới thì đây là kiểu Order Block thông thường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp theo đây. Hiện tại nó cũng đang là kiểu Order Block có sự phổ biến được ứng dụng nhiều vào các lệnh giao dịch.
Bên trái biểu thị cho sự tăng giá của Order Block và bên phải biểu thị cho sự giảm giá của Order Block. Khi có sự quan sát nhất định thì nhà giao dịch sẽ thấy được khu vực của Order Block sẽ bao gồm hai nế là tăng và giảm. Có một điểm cần lưu ý là nến đầu tiên phải thấp hơn khi so với nến thứ 2
Breaker Block
Hình ảnh bên dưới là một kiểu Order Block khác cũng tương đối phổ biến là Breaker Block. Các nhà giao dịch cũng nên biết qua về mô hình này.
Quan sát hình minh hoạ có thể thấy khu vực bên trái là Breaker Block thể hiện sự tăng giá và khu vực ở bên phải là thể hiện Breaker Block giảm giá. Tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về dạng Order Block này cũng như đặc trưng của nó cụ thể như sau:
- Breaker block khi giảm giá thì sẽ xảy ra tình trạng tạo ra một vùng đáp thấp (LL). Vào lúc này thì những tổ chức lớn sẽ tiến hành thu thập các thanh khoản dựa trên hành động phá vỡ đáy từ trước và tiếp theo đó sẽ có sự tăng giá. Ngoài ra thì tính toán việc thu mua các thanh khoản của bên mua ở các đỉnh trước đó và hình thành nên đỉnh cao hơn. Lúc này giá sẽ có dấu hiệu quay đầu cũng như xem xét lại đỉnh ở phía trước đồng thời gia tăng về ngược lại. Nhà giao dịch có thể quan sát hình minh hoạ để có thể dễ hình dung hơn.
- Tương đương như vậy thì giá hình thành từ một đỉnh cao hơn với trước đó (HH) được tạo ra sẽ đi cùng với sự tăng giá của Breaker Block. Trong tình huống này các tổ chức quy mô lớn sẽ bắt đầu thu thập các thanh khoản từ những bên bán của đáy trước đó, từ đó sẽ tạo ra đáy thấp hơn. Giá sẽ quay đầu cũng như chịu sự kiểm tra ở đáy trước đó và bắt đầu giảm. Hình bên dưới sẽ mô tả chi tiết quá trình này.
Qua nội dung này chắc các nhà giao dịch đã phần nào nắm rõ được đặc điểm của 2 kiểu Order Block phổ biến. Tuy nhiên, phần nội dung tiếp theo sẽ càng hấp dẫn hơn khi mô tả phương pháp xác định Order Block một cách chi tiết và thực tế nhất. Cùng đi sang phần nội dung tiếp theo nhé!
Các vùng Order Block tốt cần xác định như thế nào?
Phương pháp hiệu để tìm ra được khu vực Order Block là gì? Có một vài kỹ thuật bỏ túi hữu dụng cho các trader để nhận diện ra khu vực Order Block tốt nhất như sau:
Đi theo cấu trúc của thị trường khi thực hiện giao dịch bằng Order Block
Phương pháp hiệu quả nhất phải kể đến đầu tiên khi xác định Order Block mà nhà giao dịch có thể dễ dàng ứng dụng một cách hiệu quả là giao dịch với các Order Block đang đi theo hướng của cấu trúc thị trường
Hãy quan sát biểu đồ của cặp ngoại tệ EUR/JPY ở hình ảnh bên dưới, dễ dàng nhận thấy rằng thị trường chung đang có xu hướng giảm.
Nhưng có thể thấy trước đó thì thị trường lại thể hiện sự tăng trưởng. Vì vậy mà các trader chỉ cần tập trung vào nguyên tắc như đã nói ở phần đầu tiên là tìm ra đáy thì nhà giao dịch đã có thể nhìn thấy đang diễn ra sự chuyển đổi của cấu trúc ở biểu đồ này.
Đến với biểu đồ minh họa tiếp theo, Nhà giao dịch sẽ được quan sát các đỉnh và đáy đang được ở điểm cuối của một xu hướng tăng.
Tiếp đó, nhà giao dịch sẽ nhìn ra việc có sự phá vỡ ở giá trước đó hay còn có tên gọi khác là phá vỡ của cấu trúc. Bắt đầu từ lúc này đỉnh và đáy mới sẽ được tạo ra như hình bên dưới:
Nhìn hình ảnh trên nhà giao dịch dễ dàng nhìn ra được khu vực đáy sắp xuất hiện ngay kế bên nhưng thực tế thì đây lại là một tình huống phá vỡ giả sắp xảy ra nên khó để xác định đáy. Và theo đúng dự đoán thì sự hình thành đỉnh và đáy sẽ được diễn ra theo hình bên dưới:
Cứ tiếp tục làm theo đó thì sẽ có đỉnh và đáy tiếp theo đó mà bắt đầu hình thành (Xem thêm ở ảnh minh họa phía dưới).
Dựa vào ảnh minh họa trên thì nhà giao dịch sẽ nhận ra được đỉnh kế tiếp đó sẽ phá đường đi đỉnh ở khu vực gần nhất. Dễ hiểu nhất thì có nghĩa là cấu trúc giảm giá phía trước đã bị phá hủy. Nếu vào thời điểm này nhà giao dịch nào có ý định mua vào thì cần xem xét và đợi thị trường tạo ra một cấu trúc của sự tăng giá. Điều này có nghĩa là nhà giao dịch cần chờ đợi đỉnh tiếp theo của thị trường được tạo ra như ảnh minh họa bên dưới.
Nhưng có khi thị trường đó sẽ không thể hình thành được đỉnh mới mà sẽ có dấu hiệu quay đầu và bắt đầu giảm,đỉnh và đáy mới sẽ được tạo ra như sau:
Điều đó có nghĩa là nhà giao dịch mua ở vị trí được đánh dấu theo ảnh phía dưới thì có thể nhìn thấy nhà giao dịch có thể gặp tình trạng dừng lỗ nếu không thực hiện theo hướng cấu trúc thị trường.
Hướng dẫn chọn những khu vực Order Block theo breakout
Lựa chọn những khu vực có vị trí phía trên vị trí phá vỡ cấu trúc của nến trader trong tình trạng đang canh bán hoặc phía dưới vị trí phá vỡ và canh mua ở khung M15.
Do các vấn đề được đề cập từ các mẹo phía trên mà những nhà giao dịch đầu tiên phải làm là xác định được vị trí phá vỡ cấu trúc vào khung thời gian H1. Tương tự biểu đồ phía dưới thì vị trí có đánh dấu BOSS sẽ là vị trí phá vỡ cấu trúc
Tiếp theo các nhà giao dịch sẽ thực hiện việc di chuyển về vào khung thời gian có mã M15 với mục đích tìm ra sự tạo thành của đỉnh và đáy mới và các tín hiệu giao dịch.
Tóm lại vùng phá vỡ của cấu trúc là BOSS sẽ chính là khu vực tạo ra đỉnh và đáy mới mà nhà giao dịch cần tìm. Tại khu vực đó, nhà giao dịch có thể thực hiện đặt lệnh có tên Sell Limit cùng với mức cắt lỗ ở vị trí trên đỉnh mà gần nhất của cấu trúc.
Và cuối cùng, các lệnh giao dịch từ trader đã rơi vào khu vực chốt lời.
Xác định tín hiệu thông qua việc vận dụng vùng cân bằng
Nhà giao dịch có thể hiểu một cách đơn giản rằng đây là khu vực của nến đầu tiên có mức giá thấp nhất và nến thứ ba có mức giá cao nhất khi cấu trúc bị phá hủy đối với lệnh bán. Giống như ảnh phía dưới thì nơi khu vực được kẻ ngang bằng màu đen là khu vực cân bằng.
Qua bài viết này chắc các trader của chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về Order Block. Order Block không hề là một thuật ngữ phức tạp hay khó khăn như suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư thậm chí nó còn đơn giản và cách để xác định nó cũng rất dễ dàng. Các trader chỉ cần bỏ thời gian ra, tập trung và nghiên cứu về Order Block thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ am hiểu và dần áp dụng thuần thuật nó một cách hiệu quả trong các lệnh giao dịch.
Xem thêm:
USDCAD là gì? Hướng dẫn giao dịch với cặp tiền USDCAD
Lời khuyên khi đầu tư và giao dịch với cặp tiền GBPUSD
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.