Thị trường tiền mã hóa hiện không còn mấy xa lạ đối với các nhà đầu tư tài chính trên toàn cầu, vài năm trở lại đây lĩnh vực crypto phát triển không ngừng và mở ra một thời kỷ mới cho thị trường thế giới. Bên cạnh đó, có những cái tên nổi bật khi gặt hái được rất nhiều thành công vang dội, điển hình là nhà sáng lập BlackRock. Cùng Forexno1 tìm hiểu chi về Larry Fink là ai? Cách nhìn nhận của ông đối với đồng tiền Bitcoin ra sao? Đọc nội dung sau cùng Exness ngay nhé.
Larry Fink là ai? Đôi nét về nhân vật Larry Fink
Nếu bạn là một trader đã tham gia và am hiểu thị trường tài chính, chắc chắn câu hỏi Larry Fink là ai? không thể nào làm khó được bạn. Được biết, ông sinh ra vào ngày 2 tháng 11 năm 1952 tại thị trấn Van Nuys của Los Angeles nằm trong thung lũng San Fernando. Từ khi sinh ra ông đã mang trên mình một sứ mệnh to lớn, khi trưởng thành Larry là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường tài chính toàn cầu.
Hoàn cảnh gia đình cũng không mấy khó khăn đủ ăn đủ mặc, bố ông là chủ của một cửa hàng giày và mẹ ông là giáo sư của trường Đại học Bang California thuộc Cal Northridge chuyên ngành tiếng Anh. Thế nhưng, nếu so sánh trình độ học vấn cùng với người anh trai của mình thì Larry còn khá thua kém. Điều này làm cho ông cảm thấy rụt rè chỉ phụ việc cho bố mình tại tiệm giày, những công việc này người anh trai chưa bao giờ phải làm.
Trong một bức thư gửi đến các cổ đông hoạt động trong quỹ đầu tư do chính mình thành lập là BlackRock, ông có nhắc đến người bố của mình và đó cũng là động lực to lớn giúp ông cố gắng để có được thành công như hiện tại. Nguyên văn như sau:
“Bố tôi là một nhà đầu tư có tâm nhiều sâu xa. Khi tôi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, ông ấy đã khuyến khích tôi nên mua cổ phiếu đầu tiên trong đời (cổ phiếu ấy là của doanh nghiệp hóa chất DuPont). Bố tôi nhận thấy rằng đầu tư vào trái phiếu hoặc chứng khoán sẽ giúp tài sản tăng lên rất nhiều lần, số tiền mà bạn nhận được sẽ cao hơn so với việc gửi tiền tại ngân hàng. Câu nói của bố tôi lúc đó hoàn toàn chính xác.”
Ngay lúc này, mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy tên của nhân vật này trên các nền tảng xã hội cùng với những thành tích mà ông đạt được trong suốt sự nghiệp tài chính của bản thân.
Hành trình đi đến thành công trong sự nghiệp của Larry Fink
Với nội dung trên bạn cũng nắm được vài thông tin cơ bản về nhân vật này, tiếp theo đây Forexno1 sẽ tìm hiểu quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân trong lĩnh vực tài chính.
Không có được nhiều nổi bật tại Goldman Sachs nhưng là nền móng tốt giúp ông phát triển
Trước kia, Larry Fink từng theo học tại Đại học UCLA với ngành lý luận tài chính, ông không học chuyên sâu những môn liên quan đến kinh tế mà chỉ nắm vài khái niệm cơ bản. Cơ duyên đã đến với nhân vật này ngay sau đó khi vô tình vào năm cuối đại học công đăng ký bộ môn về bất động sản. Từ thời điểm đó, Larry đã bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn mọi thứ liên quan đến tài chính.
Thế nhưng không lâu sau đó, đam mê bất động sản của ông dần dập tắt khi hoàn thành việc học tại trường UCLA với tấm bằng MBA. Lúc này, ông tương tự như bao người vừa mới tốt nghiệp, không biết bản thân đang muốn gì và nên làm gì tiếp theo. Khi đó, ông đến phố Wall với vẻ bề ngoài lãng tử, mái tóc dài, trên cánh tay có đeo chiếc vòng được người bạn bạn gái thời cấp ba tặng (cô gái ấy sau này trở thành vợ của Larry Fink).
Thời điểm đó, ông nhận được rất nhiều cơ hội hoạt động tại các ngân hàng lớn tại khu vực này, Larry đã không suy nghĩ mà từ chối ngay lập tức. Tuy nhiên, sau đó ông quyết định nộp đơn xin việc vào công ty Goldman Sachs nhưng bị từ chối, đây cũng chính là thất bại đầu tiên trong sự nghiệp của Larry Fink.
Larry Fink từng chia sẻ rằng: “Tôi đã rất buồn và không tin tưởng vào bản thân mình khi bị từ chối trong lần phỏng vấn ấy, thế nhưng lại có một cánh cửa tốt đẹp mở ra với tôi.”
Đến năm 1976, ông làm việc cho Ngân hàng First Boston và hoạt động tại bộ phận giao dịch trái phiếu. Trước đó, Larry đã nắm được các kiến thức về bất động sản và cho thấy năng lực của mình, chỉ trong vòng 24 tháng ông lên nắm giữ vai trò trưởng bộ phận.
Khi hoạt động tại Ngân hàng First Boston, Larry đã kết hợp ăn ý cùng với những người đồng nghiệp được ông đánh giá cao. Thậm chí, trong số đó có cả người Do Thái, ví dụ như Kapito và đây cũng chính là người ông có niềm tin nhất dù thời điểm đó phố Wall không chào đón những người gốc Do Thái và Italia.
Với sự quản lý tài tình của Larry, bộ phận do ông dẫn dắt gặt hái được rất nhiều thành công và mang về lợi nhuận cao cho công ty. Quan điểm của phố Wall cho rằng, tài năng là yếu tố quan trọng nhất vượt qua cả sự khiêm tốn. Khi ông vừa bước sang tuổi 31 đã đảm nhận một vị trí mà không phải bất kỳ ai cũng làm được là CEO, đồng thời Larry cũng là thành viên ít tuổi nhất trong hội đồng quản. Thậm chí, ngay cả ông cũng rất ngạc nhiên về bản thân.
Bên cạnh những thành công luôn rình rập những khó khăn khiến Larry phải đối mặt. Năm 1986, bộ phận do ông quản lý đã mắc phải một lỗi lầm không thể bỏ qua làm ngân hàng bay màu đến 1000 triệu USD, điều này kéo theo lãi suất giảm sâu. Sau sự việc này xảy ra, Larry Fink từ một người thành đạt được nhiều người ngưỡng mộ trở thành chủ đề bị mọi người bàn tán, “tội đồ” của Ngân hàng First Boston. Cho đến năm 1988, Larry đã rời khỏi trong trạng thái bị cả công ty chỉ trích, đây cũng cột mốc thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của mình.
Những hoạt động đầu tiên khi vừa sáng lập nên quỹ đầu tư BlackRock
Vào buổi tối tháng 3 năm 1987, Larry Fink đã có chuyến bay cùng với Ralph Schlosstein bay từ Washington đến New York, Hoa Kỳ, cả hai đã có cuộc trò chuyện cùng nhau. Cả Larry Fink và Ralph Schlosstein đều là người có tham vọng và chung mục tiêu trên thị trường tài chính. Trong chuyến bay định mệnh, cả hai đều bàn tính về việc sáng lập nên một công ty đầu tư chuyên hỗ trợ các sản phẩm tích hợp, đưa ra các nguy cơ và rủi ro có thể đối diện trong tương lai.
Sau khi rời khỏi Ngân hàng First Boston, Larry Fink đưa ra lời mời đối với người cộng sự tài năng của mình là Kapito và những nhân vật khác để xây dựng kế hoạch thành lập công ty. Đồng thời, Ralph Schlosstein cũng kêu gọi hai người bạn đến từ Shearson Lehman Hutton là Susan Wagner và Hugh Frater cùng tham gia dự án. Tất cả mọi người bắt tay nhau xây dựng nên công ty chuyên đầu tư trái phiếu cùng với hệ thống công nghệ quản lý rủi ro tiên tiến. Tuy nhiên, dự án này nhanh chóng đối mặt với khó khăn khi chật vật nguồn vốn.
Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với họ khi Blackstone chấp nhận kết hợp với công ty BlackRock, cho mượn văn phòng để hoạt động và tài trợ số tiền đến 5 triệu USD, họ sẽ nhận về 50% cổ phần của công ty. Khi vừa bắt đầu hoạt động, công ty có tên là Blackstone Financial Management (được viết tắt là BFM), tận dụng tốt sự nổi tiếng của Blackstone đã giúp công ty có chỗ đứng trên thị trường.
Ban đầu, công ty toàn sở hữu những nhân tài như Charlie Hallac và Ben Golub, Blackstone Financial Management đẩy mạnh việc phát triển của công nghệ kiểm soát rủi ro, có tên gọi là Aladdin. Việc sử dụng nền tảng này giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi giao dịch, vừa phát hành trên thị trường đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sau 6 năm hoạt động, Blackstone Financial Management đã nắm giữ số tài sản lên đến 23 tỷ USD và công ty có đến 150 nhân viên.
Thế nhưng, BFM đã thực hiện kế hoạch trả cổ phiếu để thu hút được sự chú ý của nhân viên tiềm năng, song song với đó cổ phần của Blackstone đã giảm đi nhanh chóng và được phân chia làm hai bên riêng biệt. Ngay sau đó, Larry Fink đã quyết định đổi tên Blackstone Financial Management thành BlackRock, cái tên này đặt ra với sự tôn trọng dành cho Blackstone và công bố hoạt động riêng lẻ.
Vào ngày 1/10/1999, BlackRock chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán và mức giá đạt đến gần 900 triệu USD. Sau khi kết thúc sự kiện bong bóng dotcom, trái phiếu của công ty này tăng vọt, điều này cũng giúp họ có thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt hơn, công ty BlackRock đã sử dụng trái phiếu để thu mua các công ty khác nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động. Ban đầu, đây chỉ là một công ty chuyên cung cấp trái phiếu nhờ sự phát triển đã trở thành nhà quản lý tài sản nổi tiếng trên toàn cầu.
Đến năm 2004, BlackRock mua lại công ty State Street Research với khoản tiền 375 triệu USD. Tiếp đến vào năm 2006, ông lại thu mua thêm Merrill Lynch Investment Managers (MLIM). Khi đó, mức tài sản mà nhân vật này đang nắm giữ lên đến 1.000 tỷ USD. Hành động mua lại MLIM đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, bỏ qua những chỉ trích đó ông vẫn luôn tin vào khả năng của mình và xử lý tốt các rủi ro mà công ty đối mặt, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế được diễn ra vào năm 2008.
Vào năm 2009, BlackRock đã có dấu ấn lớn khi mua BGI, sau khi chuyển nhượng thành công BlackRock trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Trên thị trường, mọi người đều đang bàn tán thành công của công ty này đều do hoạt động mua lại các công ty khác. Ngay lập tức, Larry đã cho thấy được năng lực của mình khi tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm tiêu biểu, nhận được nhiều sự chú ý từ khách hàng trên toàn cầu.
Đến khoảng tháng 6 năm 2014, quỹ ETF của iShares thuộc quyền quản lý BlackRock đang lưu trữ tài sản có giá trị lên đến 1.000 tỷ USD. Đến khoảng nửa đầu năm 2021, iShares đã đạt một cột mộc lớn khi nắm giữ tài sản tới 3.000 tỷ USD. Trở thành một công ty vững mạnh, khó có thể gục ngã với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Sự giúp đỡ từ Larry Fink đã giúp Chính phủ Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn
Giúp Mỹ bứt phá khỏi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008
Vào năm 2008, mọi nơi trên toàn thế giới đều trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, làm cho thị trường gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, phố Wall đã biến đổi nghiêm trọng và đối mặt với khoản nợ lớn, lúc ấy Chính phủ Mỹ không thể đưa ra phương pháp tối ưu, rơi vào trạng thái vô phương cứu chữa. Với nguy cơ hệ thống tài chính tê liệt, Tim Geithner – Chủ tịch Fed và Hank Paulson – Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ đã nghĩ ngay đến tia hy vọng cuối cùng là Larry Fink và liên hệ với ông để nhận được sự trợ giúp.
Lúc bấy giờ, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ là Bear Stearns đang đứng trước bờ vực phá sản. Chính vì thế, Chính phủ Hoa Kỳ đã chọn JPMorgan Chase kiểm soát ngân hàng đó nhằm chống chọi được làn sóng tàn phá. Tại thời điểm đó, mọi người hầu như tuyệt vọng vì không thể đưa ra cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên, Larry Fink đã lên kế hoạch hoàn hảo giúp thị trường Mỹ vượt qua khó khăn, đó là tạo ra một công ty dưới sự quản của Fed và thu mua các tài sản rủi ro của Ngân hàng Bear Stearns.
Song song với đó, JPMorgan Chase sẽ chịu trách nhiệm quản lý những khoản tài sản minh bạch còn Larry và Chính phủ sẽ quản lý nợ xấu. Hình thức này đã cứu nền kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi khả năng suy thoái, xây dựng lại thị trường tài chính vững chắc trong tương lai.
Tiến hành kế hoạch giải cứu Covid với khoản tiền tới 2.000 tỷ USD
Đến tháng 3 năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới, khi đó Hoa Kỳ là một trong các quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất, đặc biệt là chứng khoán và trái phiếu. Cuộc họp được diễn ra ngay trong Phòng Bầu dục, một vấn đề xuất hiện trong buổi họp ấy: “Cần bỏ ra bao nhiêu tiền để giúp thị trường ổn định trở lại và cách thu lại số tiền ấy được diễn ra như thế nào?”. Đó là câu hỏi không nhận được trả lời từ những thành viên có mặt tại đây, chỉ duy nhất Larry đã có câu trả lời tốt nhất.
Ông đã đưa ra một kế hoạch tuy đơn giản nhưng lại thu về kết quả ngoài sức tưởng tượng: Chính phủ Hoa Kỳ cần bỏ ra khoảng 2.000 tỷ USD vào thị trường thông qua công ty BlackRock, nhằm giúp thị trường hoạt động ổn định và lấy lại thanh khoản ban đầu. Khi thị trường dần hoạt động ổn định, Fed sẽ đại diện đứng ra mua lại toàn bộ trái phiếu đã chi ra và thu lại số tiền 2.000 tỷ USD. Đặc biệt hơn, nếu thực hiện hành động này cũng không làm cho thị trường bị lạm phát.
Nhờ vào kế hoạch này của nhà sáng lập BlackRock đã giúp thị trường Mỹ một lần nữa khôi phục trở lại sau đợt dịch Covid-19 vừa qua. Chúng tôi tin chắc rằng, những suy nghĩ và tài năng của Larry Fink sẽ nhiều hơn như thế nữa.
Tầm nhìn của Larry Fink về lĩnh vực tài chính: ETF Bitcoin và sâu xa hơn nữa
Larry Fink chính là một trong những nhân vật giúp mọi người có cái nhìn khác hơn về đồng tiền BTC – loại tiền điện tử hot nhất hiện tại. Trước đó, nhà sáng lập BlackRock không mấy thiện cảm với đồng coin này và cho rằng nó sẽ không phát triển hay thu về lợi nhuận. Do đó, khi đại nhân vật này có những động thái ủng hộ Bitcoin đã xuất hiện nhiều cuộc bàn luận diễn ra trên thị trường.
Trong một lần phỏng vấn với CNBC, Larry Fink từng nói rằng:
“Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ loại tiền BTC này, nhận thấy rằng quan điểm của mình đối với Bitcoin vào năm năm trước hoàn toàn sai lệch.”
Bên cạnh đó, nhà sáng lập BlackRock còn chia sẻ rằng, Bitcoin sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với các nhà giao dịch đang hoạt động trên các khu vực tiền tệ không có nhiều giá trị. Larry nói rằng:
“Tôi đảm bảo đây sẽ là nền tảng giúp các nhà đầu tư giao dịch khi đang cảm thấy bất an, lo sợ.”
Ngoài ra, ông nhìn nhận được mức độ quan trọng và sức ảnh hưởng của đồng tiền BTC, chắc chắn rằng đây là lựa chọn tối ưu của rất nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Không những thế, cha đẻ BlackRock còn cho rằng Bitcoin chính là “vàng mã hóa”.
Sau khi hoàn thành bài phát biểu, Larry Fink còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư trên thị trường công nghệ tiên tiến như thời điểm hiện tại. Ông mong rằng mọi người phải nắm bắt tốt các cơ hội này.
“Tôi khẳng định đó là một công cụ giao dịch tốt nhất và các nhà đầu tư đã bỏ lỡ điều này.”
Bitcoin ETF và bước đi quan trọng
Sau khi công ty BlackRock phát hành Bitcoin ETF (viết tắt là IBIT) giao ngay đây không chỉ là sản phẩm nổi bật mà còn là cơ hội giúp họ đến gần hơn với thị trường tiền điện tử. Chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt, IBIT đã đạt khối lượng giao dịch lên đến 1.05 tỷ USD. Sự ra đời của IBIT cũng chứng minh được đồng tiền ảo đã dần trở nên quen thuộc với thị trường và không thể thay thế.
Cả cách nhìn nhận và hành động, Larry đã cho thấy được sự yêu thích của bản thân mạnh mẽ như thế nào đối với các đồng tiền crypto. Đây không đơn giản là công cụ giúp các nhà đầu tư thu hoạch được lợi nhuận mà còn giúp khách hàng bảo vệ tốt tài sản cá nhân.
ETH và hành trình mới bắt đầu
Ông không chỉ dành sự quan tâm duy nhất đối với Bitcoin mà còn yêu thích đồng Ethereum, nền tảng có thể nâng cấp và tích hợp cao với hệ thống tài chính phi tập trung. Ngay sau đó, công ty BlackRock đã gửi đơn xin ETF Ethereum giao ngay, Larry còn cho rằng thị trường không chỉ phát triển duy nhất đồng BTC mà còn có nhiều loại coin khác đang được ưa chuộng.
Với những tính năng vượt trội của Ethereum, ví dụ như: hợp đồng thông minh, tính năng tương tác linh hoạt đã giúp ETH trở thành một nền tảng mạnh mẽ giúp các dự án phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, Ethereum còn là yếu tố có thể giúp xây dựng nên các nền tảng Blockchain đối với hệ thống tài chính truyền thống. Thông qua đây mang lại cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ cao cấp và tiến tiến nhất.
Tương lai tài chính: Thế giới mã hóa
Larry còn đưa ra một khái niệm quan trọng, đó chính là quá trình tokenization – nhờ vào Blockchain để chuyển đổi tài sản truyền thống thành các token tiền điện tử. Điều này giúp cho các nhà đầu tư có thể lưu trữ, đầu tư và quản lý tài sản của bản thân dễ dàng.
Ngoài việc tokenization giúp khách hàng lưu trữ tài sản phân mảnh, nâng cao thanh khoản, tạo không gian giao dịch công bằng và rõ ràng. Ông còn đảm bảo rằng, thị trường tài chính trong tương lai sẽ trở thành một hệ sinh thái tiền mã hóa. Khi đó, các nhà đầu tư có thể tiếp cận gần hơn với tài sản của bản thân chỉ bằng vài bước cơ bản, an toàn và nhanh chóng.
Với toàn bộ thông tin cung cấp phía trên chắc hẳn đã giúp bạn nắm được chi tiết Larry Fink là ai và sự thành công với BlackRock trên thị trường. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền điện tử và mong muốn mọi người có thể nắm bắt cơ hội này để phát triển. Hy vọng nội dung này của Exness Hướng dẫn sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết.
Xem thêm:
Pavel Durov – Người sáng lập Telegram và cuộc hành trình đổi mới công nghệ
Naval Ravikant – Nhà đầu tư thiên thần và những triết lý đổi mới đáng giá
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.