Indicator xác định xu hướng là một trong những phương pháp giao dịch theo xu hướng được nhiều trader sử dụng. Tuy nhiên, không phải chỉ báo nào cũng hiệu quả và phản ánh được xu hướng của thị trường. Đừng lo lắng vì Exness sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin hữu ích về chỉ báo xác định xu hướng, cũng như cách sử dụng các indicator này sao cho hiệu quả.
Chỉ báo xu hướng là gì?
Chỉ báo xu hướng là một trong những công cụ giúp các nhà đầu tư tạo ra một hệ thống giao dịch kết hợp với nhiều lý thuyết như lý thuyết Dow, sóng Elliott… để tăng xác suất thành công. Chỉ báo xu hướng được cá nhân các nhà đầu tư phát triển dựa trên công thức của riêng họ. Trong đó, những chỉ báo xu hướng được nhiều người sử dụng nhất sẽ được Exness trình bày ở phần tiếp theo của bài viết.
Indicator xác định xu hướng tốt nhất trong Forex
Chỉ báo Parabolic SAR
Chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Indicator xác định xu hướng đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là chỉ báo Parabolic SAR. Trước khi được gọi là Parabolic SAR, chỉ báo này được đặt tên là Parabolic Time/Price System. Parabolic SAR là tên gọi ngắn gọn từ cụm Parabolic stop and reverse. Đơn giản hơn, Parabolic SAR được các nhà phân tích kỹ thuật gọi là SAR, hay PSAR.
Thông qua chỉ báo PSAR, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường. Đồng thời, SAR giúp định hướng được thời điểm thị trường đảo chiều và khi nào nên đóng giao dịch. Cha đẻ của chỉ báo kĩ thuật này là J. Welles Wilder, ông là một trong những nhà đầu tư giao dịch hàng hóa và cũng là nhà phân tích kĩ thuật có vị thế và sức ảnh hưởng khá lớn.
Từ chỉ báo Parabolic SAR, chúng ta có thể tìm được những vị trí đảo ngược tiềm năng trong giá của những tài sản như hàng hóa, chứng khoán và tiền tệ… Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể ứng dụng chỉ báo PSAR để tìm các điểm vào lệnh và thoát lệnh trên thị trường.
Theo đó, chỉ báo SAR sẽ tạo ra một đường cong trên biểu đồ giá để phản ánh các mức dừng và vị trí đảo chiều tiềm năng của giá. Hình ảnh của mô hình đường cong do SAR vẽ ra đã gợi Wilder nhớ đến hình ảnh của đường parabol quen thuộc trong hình học và cơ học cổ điển. Đó cũng chính là lý do chỉ báo này được gọi là Parabolic SAR.
Công thức xác định Parabolic SAR
Về cơ bản, khó có thể tìm ra chỉ báo SAR bằng cách tính thủ công vì công thức tính toán khá phức tạp. Đơn giản hơn, các nhà đầu tư đã sử dụng một phần mềm giao dịch hỗ trợ lập biểu đồ. Nhìn chung, Parabolic SAR là một trợ thủ đắc lực trong việc canh thời điểm và giá. SAR thường được dùng để xác định những điểm dừng và vị trí đảo chiều tiềm năng trên biểu đồ giá. Trong đó, các điểm chấm của PSAR được tính toán dựa trên biểu thức sau:
PSARn + 1 = PSARn + AF * (EP – PSAn)
Trong đó:
- PSAn và PSAn + 1: Giá trị các điểm của PSAR hiện tại và thời điểm kế tiếp, tùy theo khung thời gian giao dịch.
- EP (Extreme Price): Giá cao nhất nếu xét trong xu hướng tăng và là mức giá thấp nhất trong một xu hướng giảm.
- AF (Acceleration Factor): Chỉ số gia tốc có 0.02 là giá trị mặc định do J. Welles Wilder đưa ra sau khi trải qua quá trình nghiên cứu, cũng như thử nghiệm.
Thế nhưng, các bạn không cần lo lắng quá về bước xác định chỉ báo PSAR vì phần mềm MT4 hay MT5 sẽ thay bạn thực hiện bước này.
Khởi động chỉ báo PSAR trên MT4 như thế nào?
Về cơ bản, indicator xác định xu hướng này được cài đặt mặc định trên nền tảng của MT4. Thế nên các nhà đầu tư có thể dùng ngay sau khi cài đặt MT4 thành công.
Theo đó, các bạn có thể tìm thấy chỉ báo này bằng cách mở danh sách chỉ báo bằng tổ hợp phím Ctrl + N. Kế đến, lần lượt chọn Indicators, sau đó là Trend và click chuột chọn Parabolic SAR. Cuối cùng, nhấp chuột trái 2 lần vào chỉ báo để MT4 khởi chạy hộp thoại tương tự như hình minh họa.
Thiết lập các thông số của Parabolic SAR trên MT4
Thật ra, các nhà đầu tư chỉ cần quan tâm đến 2 thiết lập chính trong hộp thoại như hình minh họa. Trong đó:
- Step: Chính là bước nhảy, hay còn được hiểu là kích thước của hệ số gia tốc AF đã được chúng tôi trình bày trong phần công thức tính PSAR. Theo đó, con số mặc định đã được nghiên cứu là 0.02.
- Maximum: Chính là giá trị tối đa của AF. Cụ thể, hệ số gia tốc có giá trị khởi đầu là 0.02 và dần tăng theo kích thước của step tương ứng với mỗi mức cao mới, hoặc mức thấp mới nếu là vị trí ngắn. Chúng sẽ tăng dần đến khi đạt đến giá trị được xác định từ tham số cao nhất. Trong đó, maximum của AF là 0.2 trên MT4 như hình minh họa.
Hệ số gia tốc AF tốt nhất của chỉ báo Parabolic SAR
Hệ số gia tốc AF phụ thuộc nhiều yếu tố
Không có một giá trị hoàn hảo nào cho hệ số gia tốc AF vì nó còn phụ thuộc vào phong cách giao dịch của bạn. Các yếu tố như khung thời gian giao dịch, mục tiêu giao dịch cụ thể của mỗi người sẽ tác động đáng kể đến giá trị của hệ số gia tốc. Trải qua thử nghiệm, các nhà đầu tư sẽ tìm ra được thông số phù hợp nhất với hệ thống giao dịch của riêng mình. Mặc dù những thông số mặc định trên MT4 là những con số hợp lý nhất để bạn bắt đầu.
Nhìn chung, hệ số gia tốc càng nhỏ thì càng xa giá. Ngược lại, hệ số tốc cao thì sẽ càng gần với giá hơn. Vậy nên, tình huống đảo ngược xu hướng đối với PSAR sẽ càng dễ xuất hiện nếu hệ số gia tốc quá cao. Điểm mấu chốt là không nên chọn giá trị của AF quá cao vì đường SAR của bạn sẽ dễ bị đảo ngược với tần suất thường xuyên hơn. Cuối cùng, kết quả thu được sẽ không đúng với từng xu hướng trên thị trường.
Mục tiêu giao dịch quyết định AF
Dĩ nhiên, việc chọn độ nhạy cao hơn hay thấp hơn, đi kèm với tình huống đảo chiều xảy ra thường xuyên hơn hay ít hơn đều phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch mà trader hướng đến. Chẳng hạn như thông số PSAR tốt nhất để giao dịch theo phong cách lướt sóng sẽ cần có nhiều đợt đảo ngược xu hướng hơn so với phong cách giao dịch dài hạn theo xu hướng. Thế nên một scalping trader sẽ cảm thấy giá trị AF cao hơn sẽ là một sự lựa chọn tốt.
Tác giả của chỉ báo này cho rằng giá trị mặc định 0,02 chính là thông số phù hợp với phong cách giao dịch của ông. Tuy nhiên, giá trị AF dao động trong phạm vi từ 0,018 đến 0,021 cũng là những giá trị tốt và không nên chọn mức AF cao hơn 0,22.
Các chỉ báo xu hướng đảo chiều
Chỉ báo MACD
Chỉ báo xác định xu hướng đảo chiều MACD cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Hình minh họa dưới cho thấy chỉ báo MACD có phần Histogram với màu xanh dương và đường màu cam đã đi qua đường Zero cho thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều. Tín hiệu này sẽ càng uy tín hơn khi hai đường này cùng cắt qua đường 0. Xu hướng trong hình minh họa thứ 1 đang là đà giảm giá. Thế nhưng, tại thời điểm giá đi đến gần khu vực Lower High MACD Histogram thì lại xuất hiện tín hiệu cắt lên đường Zero như hình minh họa đầu tiên. Qua đó, tín hiệu đảo chiều xuất hiện với kết quả như hình minh họa thứ 2.
Chỉ báo Stochastic
Một trong các chỉ báo xu hướng xác nhận tín hiệu đảo chiều không thể bỏ qua là chỉ báo Stochastic. Thực tế khi giao dịch sẽ có nhiều trường hợp giá đã phá vỡ vùng hỗ trợ, hoặc kháng cự cho thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều, thế nhưng đó lại là một phá vỡ giả và giá vẫn duy trì xu hướng ban đầu khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Thế nhưng, khi có chỉ số Stochastic giảm dần từ mức 80 nếu các nhà đầu tư thực hiện lệnh bán, hoặc tăng lên từ mức 20 nếu thực hiện lệnh mua thì tín hiệu đảo chiều đã được củng cố.
Hình minh họa dưới đây cho thấy giá đã phá vỡ vùng Higher Low. Kèm theo đó, chỉ số Stochastic cũng cung cấp những tín hiệu cho thấy giá giảm từ khu vực 80. Qua đó, xác suất cao là giá sẽ đảo chiều và kết quả là giá đã thực sự quay lại test vùng vai trái và bắt đầu một xu hướng giảm mạnh mẽ.
Chỉ báo Repaint
Indicator xác định xu hướng Repaint là chỉ số có giá trị liên tục biến động dựa trên giá hiện tại và được phân thành 2 loại. Cụ thể:
- Chỉ báo Repaint cung cấp tín hiệu mua bán: Đối với chỉ báo này, trader chỉ việc dựa trên tín hiệu mua hoặc bán của repaint để vào lệnh. Quan sát hình minh họa dưới đây có thể thấy mũi tên xanh cho thấy tín hiệu thực hiện lệnh buy. Trong khi đó, mũi tên đỏ nhắc các nhà đầu tư hãy thực hiện lệnh sell.
- Chỉ báo Repaint vẽ lại xu hướng: Các đường trung bình động MA được xem chỉ báo repaint, theo lý thuyết thì khi giá nằm cao hơn đường MA thì thị trường tăng giá. Ngược lại, nếu giá nằm ở vị trí bên dưới do với đường MA thì thị trường giảm giá. Tuy nhiên, đường MA sẽ thay đổi theo xu hướng tăng hoặc giảm đã xuất hiện trên thị trường. Như hình minh họa dưới đây, xu hướng đã đảo chiều từ đà giảm sang đà tăng nhưng giá vẫn ở phía trên MA. Đến khi giá thật sự cao hơn đường MA thì nó đã cách rất xa rồi. Tuy đường MA là một chỉ báo repaint thường gặp nhưng trader có thể giao dịch theo phương pháp khác với đường MA để tăng tỷ lệ thắng lệnh.
Chỉ báo xu hướng RSI
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, được viết gọn lại từ cụm Relative Strength Index. Thông qua chỉ báo RSI, trader có thể đo lường được động lượng của thị trường và xác định tình trạng mua quá mức, hay bán quá mức trên thị trường. Như đã trình bày, chỉ báo động lượng không giống với chỉ báo vẽ lại nên đây là lựa chọn lý tưởng để dự đoán xu hướng của thị trường.
Những sai lầm thường gặp khi dùng chỉ báo RSI
Đối với nhóm chỉ báo xu hướng đo lường động lượng như RSI, thì trader thường mắc phải sai lầm như vào lệnh sell ngay khi thấy giá quá mua, tức là cao hơn đường 70. Hoặc vào lệnh buy ngay khi giá quá bán, tức là giá nằm thấp hơn đường 30. Có thể nói đây là một trong những sai lầm cơ bản khi giao dịch với RSI vì thị trường khi ở trạng thái quá mua hay quá bán là không còn nhiều động lực để đẩy giá tăng mạnh hơn, hoặc khiến giá giảm thấp hơn nữa.
Chiến lược sử dụng chỉ báo RSI
Phân tích trên nhiều khung thời gian
Đối với chỉ báo RSI, trước hết trader sẽ phải xác định xu hướng của thị trường trên khung thời gian lớn. Quan sát hình minh họa có thể thấy, giá đã phá vỡ mô hình tam giá tích lũy và giá cũng chưa tiếp cận được khu vực quá mua. Từ đó, có thể dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục tăng lên. Lúc này, chúng ta tiếp tục phân tích ở khung thời gian nhỏ hơn và khi tín hiệu quá bán xuất hiện ở khung nhỏ thì hãy vào lệnh mua dựa trên xu hướng của khung thời gian lớn. Cuối cùng, chúng ta có được phiên giao dịch với lệnh win.
Cách giao dịch với RSI khi đã xác định xu hướng chính
Lúc này, giá đang nằm cao hơn đường 70 cho thấy tín hiệu quá mua từ xu hướng lớn của thị trường. Khi đó, các trader nên chờ tín hiệu xác nhận thông qua bước phân tích trong khung thời gian nhỏ hơn. Theo đó, chúng ta sẽ theo dõi dấu hiệu phá vỡ cấu trúc để có thể định hướng được giá có đảo chiều và giảm hay không. Khi quan sát trong khung thời gian nhỏ, giá đã phá vỡ khu vực màu xám, hay còn gọi là higherlow. Lúc này, khung thời gian nhỏ đã trở thành đà giảm giá và chúng ta sẽ đợi đến khi giá retest đỉnh cũ, cùng với tín hiệu quá mua từ chỉ báo RSI. Cuối cùng, vào lệnh sell sẽ giúp chúng ta thắng lệnh.
Giao dịch theo chỉ báo RSI phân kỳ
RSI phân kỳ như một tín hiệu đảo chiều của xu hướng hoặc duy trì xu hướng cũ. Vì thế, trader nên quan sát diễn biến giá trong những khung thời gian nhỏ hơn để xác định cấu trúc và ra quyết định vào lệnh. Cụ thể:
- Phân kỳ giảm giá: Xuất hiện khi giá tạo ra đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, trong khi RSI cung cấp dấu hiệu đi xuống. Qua đó, có thể dự đoán được giá chuẩn bị đảo chiều và trader nên phân tích trong khung nhỏ rồi hãy vào lệnh.
- Phân kỳ tăng giá: Xuất hiện nếu giá tạo ra đáy mới thấp hơn so với đáy cũ, trong khi chỉ báo RSI cung cấp dấu hiệu đi lên. Theo đó, trader cũng cần phân tích đa khung để củng cố tín hiệu và vào lệnh.
- Phân kỳ ẩn tăng: Đây là dạng phân kỳ giúp trader giao dịch theo xu hướng. Theo đó, trader sẽ quan sát thấy giá tăng dần với đáy sau cao hơn so với những đáy trước. Trong khi đó, RSI lại cung cấp tín hiệu với cấu trúc đáy thấp dần thì vào lệnh buy thuận xu hướng.
- Phân kỳ ẩn giảm: Xuất hiện khi giá giảm và đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước. Trong khi đó, RSI lại cung cấp tín hiệu với cấu trúc đỉnh cao dần thì vào lệnh sell theo xu hướng.
Moving Average – MA
Indicator xác định xu hướng MA không còn quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư vì dễ tính toán và sử dụng, nhưng vô cùng hiệu quả. Nhờ có đường trung bình động MA, đường giá di chuyển mượt hơn và giá có những chuyển động mềm mại giúp trader dễ nhận ra xu hướng. Theo đó, các bạn có thể xác định xu hướng nhờ MA thông qua các tín hiệu sau:
- Vị trí của MA và đường giá: Thị trường đang tăng giá khi đường giá nằm cao hơn so với đường MA. Ngược lại, thị trường giảm giá nếu đường giá thấp hơn so với đường MA.
- Vị trí giữa các đường MA: Thị trường tăng giá nếu đường MA nhanh cao hơn so với đường MA chậm và ngược lại.
Không chỉ giúp xác định xu hướng, đường MA còn giữ vai trò như các mức hỗ trợ/kháng cự. Cụ thể, đường MA cũng chính là mức hỗ trợ nếu thị trường tăng giá. Ngược lại đường MA cũng chính là mức kháng cự nếu thị trường giảm giá. Qua đó, trader có thể giao dịch thuận xu hướng nếu giá phản ứng với các khu vực quan trọng này, hoặc giao dịch đảo chiều nếu giá breakout mức cản.
SMA – trung bình trượt đơn giản, EMA – trung bình trượt hàm mũ và WMA – trung bình trượt có trọng số là 3 dạng trung bình trượt MA dùng để tìm ra xu hướng, với những đặc điểm tương như đường trung bình trượt MA. Trong đó, các chu kỳ phổ biến của đường MA là 20, 50, 100 và 200.
Chỉ báo MACD Histogram
Vì MACD Histogram không chỉ xác định được xu hướng mà còn đo lường sức mạnh xu hướng nên được nhiều trader ưa chuộng. Chỉ báo MACD Histogram được xác định từ đường trung bình di động, với công thức sử dụng trung bình trượt hàm mũ giúp giảm độ trễ để trader kịp nhận diện xu hướng.
Cụ thể, MACD Histogram gồm có 3 thành phần chính là đường MACD, đường Signal (tín hiệu) và Histogram. Khi kết hợp 3 yếu tố này, nhiều tín hiệu giao dịch được tạo ra với khả năng xác định xu hướng và đo lường động lượng. Các tín hiệu xác định xu hướng thị trường từ MACD Histogram gồm có:
- Vị trí của MACD và đường tín hiệu: Thị trường đang tăng giá nếu đường MACD nằm cao hơn đường tín hiệu. Ngược lại, đường MACD nằm thấp hơn đường Signal báo hiệu thị trường giảm giá.
- Độ dốc của Histogram: Thị trường tăng giá nếu trader quan sát thấy Histogram đang dốc lên và ngược lại. Tín hiệu này sẽ càng đáng tín cậy hơn khi xét trong dài hạn.
Với những khả năng cung cấp tín hiệu của chỉ báo động lượng, các thông tin mà MACD Histogram cung cấp giúp trader dễ dàng đo lường được lực của xu hướng hiện tại. Đặc biệt, khi có tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa MACD và đường giá, hoặc tín hiệu giữa đường giá và Histogram sẽ nhắc nhở trader khả năng đảo chiều của giá, khi xu hướng hiện tại dần yếu hơn.
Average Directional Movement Index – ADX
ADX là một trong các chỉ báo xác định xu hướng thực hiện rất tốt nhiệm vụ nhận dạng xu hướng thị trường và đo lường sức mạnh của xu hướng. Chỉ báo này được tạo ra từ đường ADX với giá trị dao động trong phạm vi từ 0 đến 100 dùng để đo lường sức mạnh xu hướng, kế đến là đường +DI và –DI dùng để xác định xu hướng thị trường. Trong đó:
Tín hiệu đo lường cường độ lực của xu hướng:
- Đường ADX nằm ở vị trí thấp hơn so với đường 25: Thị trường đi ngang, sideway hoặc không có xu hướng, hay đang dao động ngẫu nhiên.
- Đường ADX nằm ở vị trí cao hơn so với đường 25: Thị trường dần có xu hướng nhưng cần xác nhận tín hiệu tăng hoặc giảm từ các chỉ báo khác.
- Đường ADX nằm ở vị trí cao hơn so với đường 50: Xu hướng có cường độ tăng mạnh dần và thị trường vẫn duy trì xu hướng ban đầu.
Tín hiệu xác định xu hướng thị trường:
- +DI nằm ở vị trí cao hơn so với –DI và đường ADX vượt qua đường 25: Thị trường tăng giá.
- +DI nằm ở vị trí thấp hơn so với –DI và ADX vượt qua đường 25: Thị trường giảm giá.
Ichimoku Kinko Hyo – Ichimoku
Ichimoku được đánh giá là chỉ báo toàn năng nhất trong những chỉ báo mà Exness đã trình bày. Ichimoku còn được gọi là Mây Ichimoku sở hữu các đặc điểm của đường trung bình, với khả năng trở thành đường hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh giúp trader không chỉ nhận dạng được xu hướng, mà còn xác định động lực của thị trường. Đồng thời, các bạn còn có thể tìm được các điểm vào và ra lệnh lý tưởng. Do bản thân Ichimoku là một chỉ báo đa năng hiếm có trên thị trường nên trader không cần kết hợp với bất kỳ công cụ nào. Theo đó, các bạn có thể quan sát các tín hiệu giao dịch từ hệ thống Ichimoku như sau:
- Đường giá nằm ở vị trí phía trên so với đường Kijun-Sen: Thị trường tăng giá và ngược lại.
- Đường giá nằm ở vị trí phía trên so với đường Tenkan-Sen: Thị trường tăng giá và ngược lại.
- Đường Tenkan-Sen nằm ở phía trên đường Kijun-Sen: Thị trường tăng giá và ngược lại.
- Đường Chikou-Span đang nằm ở vị trí phía trên so với đường giá: Thị trường tăng giá và ngược lại.
- Đường giá đang nằm ở vị trí phía trên mây Kumo: Thị trường tăng giá và ngược lại.
Ngoài ra, Ichimoku còn được biết đến với giao dịch phá vỡ mây Kumo. Cụ thể, khi giá breakout mây Kumo và đóng cửa bên ngoài mây thì xu hướng mới có thể xuất hiện. Kết hợp với các tín hiệu khác của Ichimoku sẽ giúp các nhà đầu tư tăng lợi nhuận cho mình.
Indicator xác định xu hướng là gì và những chỉ báo giúp xác định xu hướng hiệu quả nhất khi giao dịch với Forex đã được Exness Hướng Dẫn trình bày chi tiết. Ngoài thị trường Forex, các indicator xác định xu hướng này còn hoạt động tốt trên những thị trường tài chính khác, đặc biệt là thị trường cổ phiếu. Hãy nhớ rằng, không có chỉ báo nào hoàn hảo 100% cả và indicator xác định xu hướng cũng thế. Vì vậy, trader cần kết hợp nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau với chỉ báo xác định xu hướng để giao dịch hiệu quả và tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng. Hãy kiên trì luyện tập và chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Phân tích chỉ số Institute of Supply Management trong lịch kinh tế để giao dịch thị trường
Hành động giá (Price Action) trong quá trình tiếp cận với Volume Profile
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.