Giao dịch theo xu hướng không còn quá xa lạ với các trader trên thị trường tài chính. Đặc biệt là khi việc nắm bắt xu hướng đã được xem là một trong những vũ khí lợi hại với các trader cá nhân. Điểm chung của những trader thành công như Jesse Livermore, Richard Dennis và Ed Seykota là họ đều giao dịch thuận xu hướng. Vậy phương pháp giao dịch theo xu hướng là gì? Chiến lược giao dịch theo xu hướng ra sao? Exness sẽ tổng hợp chi tiết qua bài viết.
Thế nào là giao dịch theo xu hướng?
Giao dịch theo xu hướng còn được gọi là Trend Trading dùng để xác định hướng đi của động lượng trên thị trường. Thông qua phương pháp giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ tiến hành phân tích giá của một tài sản bất kỳ như là cổ phiếu, hoặc các cặp tiền tệ để xem xét hướng di chuyển của giá trong tương lai. Đồng thời, dự đoán thời gian kéo dài xu hướng hiện tại. Từ đó, có thể ra quyết định đặt lệnh sao cho hợp lý.
Có thể hiểu đơn giản thế này, phương pháp giao dịch theo xu hướng chỉ đơn giản là các bạn thực hiện lệnh mua khi thấy thị trường đang ở trong xu hướng tang (uptrend). Ngược lại, các bạn sẽ vào lệnh bán khi thị trường đang ở trong một đà giảm giá (downtrend).
Quy tắc giao dịch theo xu hướng được tạo ra từ giả thuyết khá đơn giản. Cụ thể là khi một tài sản bắt đầu xu hướng thì nó sẽ duy trì xu hướng đó trong một khoảng thời gian. Thế nên, nếu nhà đầu tư phát hiện ra được thời điểm bắt đầu của xu hướng để đón đầu và vào lệnh thì trader có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng phần khó nhất trong giao dịch theo xu hướng không phải là thời điểm vào lệnh mà là khi đóng lệnh sao cho phù hợp. Mặc dù chiến lược này tiềm ẩn một vài rủi ro nhưng nhìn chung, nó vẫn an toàn hơn so với nhiều chiến lược khác vì trader giao dịch thuận xu hướng.
Các loại xu hướng trên thị trường
Xu hướng trên thị trường được phân thành ba loại chính, bao gồm xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang. Cụ thể:
Xu hướng tăng
Xu hướng tăng được dùng để mô tả giai đoạn mà hầu hết các tài sản đều di chuyển theo hướng đi lên. Đỉnh sau được tạo ra cao hơn so với đỉnh trước, đáy sau được tạo ra cũng cao hơn so với đáy trước đó.
Thông thường, xu hướng tăng sẽ mang đến những cơ hội vào lệnh mua lý tưởng cho trader. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang gia nhập thị trường đúng với nguyên lý “mua thấp và bán cao”. Tuy nhiên, không phải đợt tăng giá nào cũng đi lên mà sẽ có những đợt điều chỉnh giảm trong một xu hướng tăng của thị trường.
Xu hướng giảm
Xu hướng giảm được dùng để mô tả giai đoạn mà hầu hết các tài sản đều di chuyển theo hướng đi xuống. Qua đó, phản ánh giá trị tài sản đang giảm dần sau một khoảng thời gian nhất định. Đỉnh sau được tạo ra thấp hơn so với đỉnh trước, đáy sau được tạo ra cũng thấp hơn so với đáy trước đó.
Thông thường, xu hướng giảm sẽ mang đến những cơ hội vào lệnh bán lý tưởng cho trader. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang gia nhập thị trường đúng với nguyên lý “mua thấp và bán cao”. Tuy nhiên, trong đợt giảm giá sẽ có những đợt điều chỉnh tăng (đợt phục hồi tạm thời). Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trước khi duy trì xu hướng chính.
Xu hướng đi ngang
Xu hướng đi ngang còn được gọi là sideway hoặc không có xu hướng. Đó là thời điểm mà giá di chuyển trong một phạm vi hẹp mà không có bất kỳ biến động rõ ràng nào. Xu hướng đi ngang này xuất hiện khi thị trường tạo ra đỉnh sau có độ cao bằng hoặc gần bằng với đỉnh trước đó, hoặc đáy sau xuất hiện với độ cao tương đương hoặc gần bằng với đáy trước đó. Sideway được tạo ra do phần lớn các trader đang ở trong trạng thái giằng co với nhau hoặc mất hứng thú do thị trường xuất hiện các chỉ số kinh tế có sức ảnh hưởng.
Nhìn chung, nếu thị trường đang đi ngang thì các nhà đầu tư nên đứng ngoài và theo dõi, thay vì vào lệnh bán hoặc mua. Đó là do sideway là giai đoạn tích lũy của thị trường, phe mua và phe bán lúc này đang cân bằng và liên tiếp tạo ra nhiều tín hiệu giả. Thế nên, các nhà đầu tư khó có thể xác định được tín hiệu thị trường sẽ đảo chiều hay duy trì xu hướng cũ.
Ưu điểm của phương pháp giao dịch theo xu hướng
Phương pháp giao dịch theo xu hướng là chiến lược giao dịch dài hạn thông dụng trên cả thị trường chứng khoán và thị trường Forex. Vậy những ưu điểm của phương pháp giao dịch này là gì? Hãy cùng Exness khám phá ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Đón đầu được xu hướng
Với chiến lược giao dịch theo xu hướng, các nhà đầu tư sẽ phải cố gắng để tìm ra thời điểm thị trường có đủ động lực để tạo ra xu hướng mới. Thế nên việc giao dịch theo phương pháp này sẽ giúp các nhà đầu tư sớm đón đầu được xu hướng mới và tận dụng cơ hội để tăng tỷ lệ giao dịch thành công.
Nâng xác suất thành công của giao dịch
Đối với ưu điểm này, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ minh họa sau: Giả sử biểu đồ giá có năm điểm lần lượt là A, B, C, D và E. Vấn đề đặt ra lúc này là bạn sẽ vào lệnh mua ở điểm nào, ở C, D, hay E. Và vào lệnh bán ở điểm A hay điểm B? Đứng trên cương vị là một nhà giao dịch theo xu hướng, chúng ta sẽ vào lệnh mua ở điểm C, D hoặc E vì xác suất thắng cao hơn.
Cung cấp tỷ lệ R: R tốt hơn
Ngoài những ưu điểm nêu trên, phương pháp giao dịch theo xu hướng còn mang đến tỷ lệ R: R tốt hơn cho các nhà đầu tư để hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận. Hãy cùng xem xét một ví dụ sau, giả sử với mỗi 1 đô la rủi ro thì các nhà đầu tư có thể mang về bội số của số tiền này như là 2 đô la, 3 đô la, hoặc có thể là 10 đô la.
Không cần nhiều thời gian
Các xu hướng trên thị trường thường diễn ra với một khoảng thời gian nhất định, thế nên giao dịch theo xu hướng cũng sẽ có nhịp độ giao dịch khá chậm rãi. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh cho ngày tiếp theo sau khi thị trường đã đóng cửa, hoặc có thể đặt lên mỗi tuần một lần.
Chi phí giao dịch thấp
So với các phương pháp giao dịch khác như là giao dịch ngày trong ngày (day trading) thì giao dịch thuận xu hướng có chi phí thấp hơn rất nhiều.
Xác định xu hướng dựa vào chỉ báo kỹ thuật và đường trendline
Để có thể bắt tay vào sử dụng chiến thuật giao dịch thuận xu hướng, các nhà đầu tư phải học cách xác định xu hướng. Có nhiều cách để trader tìm ra được xu hướng trên thị trường, như là sử dụng phương pháp phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật. Sau đây, bài viết sẽ gợi ý một vài phương pháp dự đoán xu hướng phổ biến trên thị trường bằng cách phân tích kĩ thuật. Các công cụ sau đây không chỉ giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng mà còn cung cấp nhiều tín hiệu vào lệnh lý tưởng.
Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật
Đường Trung bình động (Moving Average)
Khi trading trend, việc sử dụng các tín hiệu từ đường trung bình động MA là công cụ xác định xu hướng khá phổ biến. Theo đó, đường MA sẽ giúp hành động giá mượt hơn trên biểu đồ, nên trader có thể quan sát được xu hướng rõ ràng hơn. Theo đó, trader sẽ sử dụng đường MA để xác định xu hướng như sau:
- So sánh hành động giá và đường MA: Nếu trader quan sát thấy giá di chuyển trên đường MA thì thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá di chuyển phía dưới đường MA thì thị trường đang ở xu hướng giảm.
- So sánh vị trí của các đường MA: Nếu trader quan sát thấy đường MA ngắn hạn nằm ở vị trí phía trên so với đường MA dài hạn thì thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngược lại, khi đường MA ngắn hạn nằm ở vị trí phía dưới so với đường MA dài hạn thì thị trường đang ở xu hướng giảm.
Giả sử như giá của cặp tiền EUR/ USD trong hình minh họa có lúc di chuyển phía trên đường MA 50 tương ứng với xu hướng tăng, nhưng cũng có khi di chuyển quanh đường MA 50 tương ứng với sideway và có lúc di chuyển phía dưới MA 50 tương ứng với xu hướng giảm.
Ngoài ra, đường trung bình động lúc này còn giữ nhiệm vụ như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng trong biểu đồ. Qua đó, trader có thể cân nhắc giao dịch theo xu hướng trong khu vực giá này, hoặc vào lệnh khi có tín hiệu đảo chiều khi giá phá vỡ các ngưỡng này.
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo MACD, trader sẽ có được những tín hiệu về xu hướng khá mạnh mẽ, khi MACD so sánh biến động của các đường trung bình động với nhau. Không những thế, MACD còn cung cấp tín hiệu sớm hơn cho biết rằng xu hướng lúc này đã cũ và sắp kết thúc, để chuẩn bị cho sự xuất hiện của xu hướng mới. Khi áp dụng chỉ báo MACD, các nhà đầu tư nên tập trung vào đường MACD, đường tín hiệu (Signal) và đường 0 (Zero) để tham chiếu. Theo đó, trader sẽ xác định xu hướng nhờ đường MACD như sau:
- Xu hướng tăng: Thị trường tăng giá khi đường MACD nằm ở vị trí phía trên đường 0 và giao với đường tín hiệu theo chiều từ dưới lên trên. Lúc này, trader nên vào lệnh mua.
- Xu hướng giảm: Thị trường giảm giá khi đường MACD nằm ở vị trí phía dưới đường 0 và giao với đường tín hiệu theo chiều từ trên xuống dưới. Lúc này, trader nên vào lệnh bán.
- Trong trường hợp cả đường MACD và đường tín hiệu đều nằm trên đường Zero thì thị trường tăng giá và ngược lại.
Giả sử như hình minh họa dưới đây cho thấy đường MACD có màu xanh đang giao với đường tín hiệu có màu vàng theo chiều từ dưới lên trên tại vị trí 1 và 3. Qua đó, cho thấy thị trường có thể tăng giá trong khi đó đường MACD giao với đường tín hiệu theo chiều từ trên xuống ở vị trí 2 cho biết xu hướng giảm.
Sử dụng đường xu hướng (trendline)
Một công cụ khác mà trader có thể áp dụng khi trend trading Forex để xác định xu hướng của thị trường là đường xu hướng (trendline). Nếu đường trung bình động MA được áp dụng ở giai đoạn đầu của xu hướng thì đường trendline sẽ lý tưởng hơn khi được dùng ở giai đoạn sau của xu hướng. Cụ thể, các bạn sẽ xác định xu hướng thông qua đường trendline như sau:
- Xu hướng tăng: Giá xuất hiện trên đường trendline và tạo ra đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước và đáy sau cũng cao hơn so với đáy trước.
- Xu hướng giảm: Giá xuất hiện trên đường trendline và tạo ra đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước và đáy sau cũng thấp hơn so với đáy trước.
Tại thời điểm giá phá vỡ đường trendline cũng đồng nghĩa với xu hướng đã bị phá vỡ. Ngoài ra, khi dùng đường trendline lúc thị trường không có xu hướng sẽ giúp trader tìm ra những điểm breakout giả.
Hình minh họa dưới đây cho thấy cặp tiền tệ USD/ JPY đang trong một đà giảm giá khi giá nằm phía trên đường trendline với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Chiến lược giao dịch theo xu hướng trong Forex và chứng khoán
“Xu hướng là bạn” (Trend is your friend)
Quy tắc quan trọng mà bất kỳ trader nào cũng phải nằm lòng khi giao dịch trên thị trường là “Trend is your friend”, tạm dịch “Xu hướng chính là bạn”. Thực tế cho thấy, thị trường tài chính luôn tồn tại 2 phe đối lập nhau. Trong đó 1 phe là những trader giao dịch theo xu hướng và phe còn lại là các trader giao dịch đảo chiều với mục tiêu bắt đỉnh hoặc đáy. Cả 2 trường phái này đều có trader thành công và thất bại. Thế nhưng, chiến lược giao dịch thuận theo xu hướng lại an toàn hơn nhiều so với giao dịch đảo chiều xu hướng.
Giao dịch theo xu hướng đồng nghĩa với việc bạn giao dịch theo số đông, hay còn gọi là dòng tiền thông minh. Khi tham gia vào thị trường Forex, chứng khoán thì trader cá nhân chỉ như những con “cá con” đang nỗ lực bơi theo “cá mập” là những dòng tiền thông minh. Xu hướng trên thị trường sẽ do cá mập tạo ra nên trader nên bơi theo xu hướng của cá mập, thay vì bơi ngược dòng và bị cá mập “ăn thịt”.
Chiến lược giao dịch theo xu hướng
Mua khi giá điều chỉnh
Chiến lược mua khi giá điều chỉnh tức là trader sẽ chờ thời cơ vào lệnh mua nếu giá tạo ra các đợt điều chỉnh giảm (pullback) ngắn hạn trong một xu hướng tăng dài hạn. Trong đó, các đợt pullback phải đáp ứng được điều kiện đáy sau được tạo ra cao hơn so với đáy trước trong giai đoạn tích lũy của đà tăng giá.
Ưu điểm
- Thỏa mãn tiêu chí “mua thấp bán cao”.
- Các đợt giảm giá trong ngắn hạn giúp trader có cơ hội tối ưu nguồn vốn.
- Phù hợp với những trader có số vốn lớn, gia nhập thị trường với kế hoạch giải ngân từng phần.
Nhược điểm
- Chiến lược này có khả năng kiểm soát rủi ro kém.
- Việc chờ đợi đến khi giá chạm mục tiêu có thể khiến trader bỏ lỡ một số biến động trên thị trường.
- Với thị trường chứng khoán, trader khó có thể xác định thời điểm trở lại của dòng tiền thông minh từ các quỹ. hoặc các trader chuyên nghiệp quay trở lại thị trường. Thế nên, tỷ lệ mắc phải tình trạng giam vốn khi áp dụng chiến lược này là khá cao.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Giả sử quỹ SPDR S&P 500 ETF (SPY) trong hình minh họa dưới đây đã trả qua 4 đợt pullback trong đợt tăng giá dài hạn. Những đợt điều chỉnh giảm này được tạo ra khi giá di chuyển đến gần đường MA 50, vị trí được hỗ trợ kỹ thuật trước khi giá tạo ra phục hồi ở mức cao hơn. Với chiến lược giao dịch này, trader nên kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác để nhận định các đợt điều chỉnh giá giảm chính xác hơn, hạn chế khả năng chúng biến thành những đợt đảo chiều dài hạn.
Ví dụ 2: Giả sử cặp XAU/ USD trong hình minh họa dưới đây vừa trải qua 2 đợt điều chỉnh giảm giá ở xu hướng tăng và trader có thể vào lệnh mua tại đây. Các bạn sẽ phải xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự lý tưởng để giao dịch ở các khu vực giá có sự điều chỉnh giảm. Như hình minh họa phía dưới, giá đã phá vỡ khỏi mức kháng cự và rồi tạo ra một đợt điều chỉnh giảm. Kế đến, mức kháng cự trước đó lại trở thành mức hỗ trợ. Sau đó, giá tiếp tục tạo ra một đà tăng cao hơn nữa rồi quay về tạo ra một đợt điều chỉnh giảm tiếp theo.
Mua khi giá bứt phát (breakout)
Chiến lược giao dịch theo xu hướng và mua khi giá bứt phá tức là trader sẽ vào lệnh mua nếu giá tạo ra các đợt breakout ngắn hạn trong một xu hướng tăng dài hạn. Trong đó, các đợt breakout này phải đáp ứng được điều kiện đỉnh sau được tạo ra cao hơn so với đỉnh trước để duy trì xu hướng tăng trong dài hạn.
Ưu điểm
- Tận dụng được những ưu điểm và thế mạnh của động lực thị trường.
- Kịp thời đón đầu các xu hướng lớn. Chiến lược giao dịch theo breakout giúp trader giải quyết được bài toán giá có thể không tạo ra đợt pullback nào cả nên có thể bỏ lỡ thời cơ vào lệnh.
Nhược điểm
- Dễ mắc phải các đợt breakout giả và sập bẫy thị trường.
- Nếu trader tham gia thị trường chứng khoán theo chiến lược này thì có thể gặp phải tình trạng khó giải ngân cùng một thời điểm với những cổ phiếu có tính thanh khoản trung bình thấp.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Mua tại thời điểm giá breakout khu vực tích lũy của xu hướng tăng. Khi thị trường ở trạng thái tích lũy của đợt tăng giá thì nhiều trader sẽ chọn điểm SL xung quanh, phía trên và có thể bên dưới vùng tích lũy. Cũng có nhiều nhà đầu tư chọn lệnh buy stop. Khi thị trường thoát khỏi đợt tích lũy sẽ tạo ra áp lực nhân đôi. Giá tăng kèm và lệnh buy stop kết hợp stop loss đẩy giá tăng mạnh hơn. Khi đó, trader có thể thực hiện lệnh MUA khi khu vực tích lũy ôm lấy mức kháng cự trước khi breakout.
Ví dụ 2: Mua tại thời điểm giá breakout tạo thành mô hình giá tam giác hay mức kháng cự hình thành và đáy sau cao hơn đáy trước.
Từ dấu hiệu này, trader có thể biết được rằng phe mua đang dần chiếm lại vị thế. Có thể lý giải như sau, khi giá chạm đến một đỉnh (high) nào đó, vài nhà đầu tư sẽ bị thuyết phục để thực hiện lệnh bán khiến giá giảm. Trong khi đó, có những trader khác tin rằng giá có thể tăng cao hơn nữa và vào lệnh mua ở vị trí đáy (low) cao hơn đáy phía trước. Cuối cùng, giá đã phá vỡ vùng kháng cự rồi tăng lên mạnh mẽ.
Bạn có thể vào lệnh mua như hình minh họa tại vị trí được khoanh màu vàng là thời điểm giá phá vỡ vùng kháng cự (Resistance), sau khi đáy sau được tạo ra cao hơn so với đáy trước ở xu hướng tăng.
Giao dịch theo xu hướng với Price Action
Price Action, tạm dịch là hành động giá mô tả quá trình đọc cấu trúc thị trường, động lượng và cả tâm lý thị trường để tìm cơ hội vào lệnh lý tưởng. Có thể nói, Price Action sẽ cho trader những cái nhìn sâu sắc về thị trường mà các chỉ số giao dịch không cho bạn được. Chẳng hạn như là:
- Khi nào trader không chịu được mức thua lỗ đó nữa?
- Điểm dừng lý tưởng ở đâu?
- Những newbie sẽ gia nhập thị trường ở đâu?
Tiếp theo, trader cần lưu ý 3 điều sau về cách price action xác định xu hướng:
- Xu hướng tăng: Gồm có các mức cao cao hơn (Higher High – HH) và mức thấp cao hơn (Higher Low – HL)
- Xu hướng giảm: Gồm có các mức cao thấp hơn (Lower High – LH) và mức thấp thấp hơn (Lower Low – LL)
- Phạm vi (range): Vùng nằm giữa mức cao và mức thấp
Giao dịch theo xu hướng với đường MA
Đường trung bình động trong tiếng anh gọi là Moving Average (MA) cung cấp mức giá trung bình thông qua các số liệu cố định. Theo đó, nếu giá trị trung bình ngày một lớn tức là đang ở xu hướng tăng hoặc nhiều khung thời gian. Thông qua tín hiệu từ đường trung bình động, trader có thể nhanh chóng tìm ra cơ hội giao dịch theo xu hướng. Khi thị trường tăng giá, bạn có thể sử dụng 1 đường MA hay kết hợp nhiều đường trung bình động với nhau để tìm ra xu hướng và chọn thời điểm vào lệnh thích hợp.
Đường trung bình động chủ yếu được dùng để đo lường mức giá trung bình của một cặp tiền ở khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như đo lường biến động giá trong 200 ngày để xác định được xu hướng chung.
Chiến lược giao dịch này chỉ đơn giản là thêm một vài đường MA vào biểu đồ giá. Như hình minh họa phía trên của cặp tiền GBP/USD đang giao dịch ở phía trên của đường MA 200 thể hiện rằng đợt tăng giá đã kiệt sức.
Sử dụng tín hiệu từ đường trung bình động sẽ giúp trader tìm ra và tận dụng được lợi thế của xung lượng, thông qua việc vào lệnh khi cặp tiền bạn theo dõi di chuyển cùng hướng với đường MA. Sau đó, đóng lệnh khi cặp tiền này có chuyển động ngược lại.
Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Stochastics
Cũng như RSI, Slow Stochastics là bộ dao động giúp trader xác định trạng thái quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Thông qua chỉ báo động lượng này, trader có thể so sánh giá đóng phiên và khoảng đỉnh đáy của một tài sản bất kỳ tại một khoảng thời gian nhất định. Các thành phần tạo ra chỉ số kỹ thuật này gồm có:
- Đường chính thể hiện giá trị của chỉ báo Stochastic (%K) được thể hiện bằng nét liền.
- Đường được xác định nhờ SMA 3 phiên (trung bình dao động) của %K (%D) được thể hiện bằng nét đứt.
Do dao động ở cùng mức quá mua hoặc quá bán, nên trader chỉ cần xác định vị trí đường %K vượt qua đường %D và vượt qua ngưỡng 20 để tìm tín hiệu mua thuận xu hướng.
Chỉ báo Stochastics thường dao động trong khoảng từ 0 đến 100, cụ thể:
- Stochastics < 20: Thị trường quá bán (oversold) thì giá không nhất thiết phải tăng. Thị trường quá bán có thể duy trì trạng thái này trong một khoảng thời gian dài. Trader hãy tập trung vào mức giá đóng cửa của từng phiên giao dịch. Theo đó, nếu giá đóng cửa chuyển động sát với đáy thì đà bán có thể tiếp diễn.
- Stochastics > 80: Thị trường quá mua (overbought) thì giá không nhất thiết phải giảm mà có thể duy trì 1 thời gian. Nếu giá đóng cửa của phiên giao dịch ở gần đỉnh thì trạng thái này có thể được duy trì.
Giao dịch theo xu hướng hầu hết sử dụng lịch sử trước đó của thị trường để dự đoán xu hướng mới. Trader sẽ sử dụng những chỉ báo kỹ thuật, công cụ hỗ trợ để phân tích dữ liệu và tìm ra biến động tiếp theo của giá. Để có thể sử dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng hiệu quả, trader cần kết hợp phương pháp giao dịch hợp lý và phân tích đa khung thời gian. Chúc các bạn thành công với bài đọc mà Exness Hướng Dẫn đã chia sẻ.
Xem thêm:
9 phương pháp giao dịch forex thịnh hành nhất không nên bỏ qua
Cách tính Khối lượng giao dịch forex và tầm quan trọng của nó
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.