Entry point là gì? Làm thế nào để bạn có thể vào lệnh một cách hiệu quả nhất trong giao dịch forex? Điều này không chỉ dựa vào may mắn mà còn đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Nếu bạn áp dụng đúng phương pháp xác định điểm vào lệnh dưới đây, ngay cả khi là người mới, bạn vẫn có thể giao dịch tự tin hơn. Cụ thể như thế nào? Cùng sàn giao dịch Exness khám phá ngay qua bài viết sau đây nhé.
Điểm vào lệnh trong Forex – Entry point là gì?
Để xác định điểm vào lệnh trong Forex một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu rõ khái niệm Entry point là gì này. Đây là một thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ trader nào khi tham gia thị trường ngoại hối cũng phải nắm vững.
Trong tiếng Anh thì điểm vào lệnh được gọi là Entry Point, là thời điểm tối ưu để thực hiện lệnh Buy hoặc Sell một cặp tiền tệ. Việc xác định đúng điểm vào lệnh giúp trader tận dụng được biến động giá, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Quyết định vào lệnh thường được dựa trên phân tích dữ liệu giao dịch, bao gồm cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Khi nhận diện chính xác thời điểm thị trường có lợi thế, trader sẽ có cơ hội giao dịch hiệu quả hơn, hạn chế những quyết định cảm tính gây ảnh hưởng đến tài khoản.
Tuy nhiên, thị trường Forex luôn biến động khó lường, kèm theo đó là nhiều loại lệnh khác nhau như lệnh thị trường (Market Order), lệnh chờ (Pending Order), cắt lỗ (Stop Loss), chốt lời (Take Profit),… Điều này khiến những trader mới dễ rơi vào tình trạng hoang mang, không biết nên vào lệnh ở đâu để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nắm vững cách xác định điểm vào lệnh là yếu tố quan trọng giúp trader xây dựng chiến lược giao dịch bài bản. Khi có kiến thức và kỹ năng vững chắc, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình trading, giảm thiểu rủi ro và từng bước chinh phục thị trường Forex.
Tại sao điểm vào lệnh (Entry Point) lại quan trọng?
Khi bạn đã xác định được xu hướng thị trường và nhận diện vùng giá tiềm năng để mở lệnh, thì việc tìm kiếm xác nhận cho điểm vào lệnh là bước cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo bạn tham gia thị trường tại thời điểm tối ưu nhất.
Một chiến lược vào lệnh hiệu quả giúp bạn tránh khỏi những giao dịch mang tính cảm tính hoặc ngẫu nhiên. Entry point đóng vai trò sàng lọc những cơ hội giao dịch chất lượng, đảm bảo thời điểm vào lệnh phù hợp, dựa trên các tín hiệu kỹ thuật đáng tin cậy và diễn biến giá theo kỳ vọng trong vùng giao dịch tiềm năng của bạn.

Vì vậy mà việc xác nhận entry point một cách chính xác không chỉ củng cố chiến lược giao dịch tổng thể mà còn nâng cao hiệu suất giao dịch cũng như giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.
Hướng dẫn cách xác định Entry Point hiệu quả trong giao dịch Forex
Thời điểm vào lệnh sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược cũng như phong cách giao dịch của từng trader. Có rất nhiều phương pháp khác nhau mà bạn có thể áp dụng để tìm được điểm vào lệnh tối ưu. Dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến được nhiều trader sử dụng mà bạn nên biết:
Tìm kiếm vùng hỗ trợ và kháng cự
Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc xác định điểm vào lệnh là sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự. Những vùng giá này thường đóng vai trò là điểm đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng. Khi giá phản ứng mạnh tại các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, trader có thể cân nhắc đặt lệnh dựa trên Price Action hoặc kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ chính xác.
Xác nhận mô hình nến Nhật
Mô hình nến là một công cụ mạnh mẽ giúp trader xác định điểm vào và thoát lệnh tiềm năng. Các bạn có thể tham khảo một số mô hình nến phổ biến cung cấp tín hiệu giao dịch như:
- Nến búa (Hammer): Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, có thể báo hiệu sự đảo chiều tăng.
- Nến sao băng (Shooting Star): Xuất hiện sau một xu hướng tăng, thường là tín hiệu tiềm năng cho sự đảo chiều giảm.
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả, trader nên kết hợp mô hình nến với các công cụ phân tích khác như đường xu hướng, hỗ trợ/kháng cự hoặc các chỉ báo động lượng.

Giao dịch phá vỡ (Breakout Trading)
Chiến lược giao dịch theo breakout là một phương pháp phổ biến tập trung vào việc xác định những vùng giá quan trọng và chờ đợi sự bứt phá khỏi các vùng này để vào lệnh.
Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách mạnh mẽ, đó có thể là tín hiệu cho một xu hướng mới. Tuy nhiên, trader cần lưu ý các breakout giả (false breakout) và có thể sử dụng thêm các công cụ như khối lượng giao dịch hoặc mô hình giá để xác nhận tín hiệu.
Giao dịch theo tin tức
Forex là một thị trường rất nhạy cảm với các tin tức kinh tế và chính trị. Những sự kiện quan trọng như báo cáo việc làm, lãi suất của ngân hàng trung ương hay dữ liệu lạm phát có thể tạo ra biến động mạnh, mở ra cơ hội giao dịch.
Những trader giao dịch theo tin tức thường tìm kiếm cơ hội khi thị trường phản ứng với các thông tin mới. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng đánh giá tình hình nhanh chóng, vì giá không phải lúc nào cũng di chuyển theo kỳ vọng. Do đó, nó thường không phù hợp với những người mới bắt đầu.
Tâm lý thị trường (Market Sentiment)
Tâm lý thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vào lệnh. Nhà giao dịch có thể bị tác động bởi tin tức, thông tin trên mạng xã hội hoặc các sự kiện kinh tế lớn. Đặc biệt, những trader mới thường dễ rơi vào trạng thái FOMO (Fear of Missing Out), vội vàng mua vào khi giá tăng mạnh vì lo sợ bỏ lỡ cơ hội.
Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm phổ biến, vì các lệnh vào dựa trên cảm xúc thường dẫn đến việc mua ngay tại vùng giá cao nhất.

Áp dụng các chỉ báo kỹ thuật
Có nhiều chỉ báo kỹ thuật có thể hỗ trợ xác định điểm vào lệnh khi giao dịch. Dưới đây là một số chỉ báo phổ biến được nhiều trader sử dụng:
Trendline
Các đường xu hướng là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật giúp trader xác định xu hướng giá, các mức hỗ trợ và kháng cự, cũng như các mô hình quan trọng trên biểu đồ. Khi giá tiếp cận đường hỗ trợ, đây có thể là tín hiệu để vào lệnh Buy nếu có dấu hiệu đảo chiều. Ngược lại, nếu giá chạm đường kháng cự và bị đẩy xuống, đó có thể là cơ hội để thực hiện lệnh Sell.
Đường trung bình động (Moving Averages – MA)
MA giúp nhận diện xu hướng thị trường và hỗ trợ xác định thời điểm giao dịch phù hợp. Các đường MA thường dùng như MA50 (50 kỳ) hoặc MA200 (200 kỳ) có thể hỗ trợ xác định xu hướng chính. Khi giá phá vỡ và đóng cửa trên MA200, đó có thể là tín hiệu xác nhận xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá cắt xuống dưới MA200, khả năng thị trường bước vào xu hướng giảm.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI – Relative Strength Index)
RSI đo lường động lượng giá, giúp trader đánh giá thị trường có đang trong trạng thái overbought hay oversold. Nếu RSI dưới 30, tài sản có thể đang bị bán quá mức báo hiệu khả năng đảo chiều tăng. Ngược lại, RSI trên 70 cho thấy trạng thái quá mua cảnh báo rủi ro điều chỉnh giảm.
Bollinger Bands
Dải Bollinger phản ánh mức độ biến động của thị trường. Khi giá chạm dải dưới, điều đó có thể báo hiệu tình trạng bán quá mức và có tiềm năng đảo chiều tăng. Ngược lại, giá tiếp cận dải trên có thể là tín hiệu thị trường đang ở mức quá mua.
Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng là yếu tố quan trọng để xác nhận sức mạnh của một xu hướng. Nếu giá tăng kèm theo khối lượng cao, điều này củng cố tín hiệu xu hướng đang mạnh. Ngược lại, giá đi lên nhưng khối lượng giảm có thể là dấu hiệu thiếu động lực và cảnh báo khả năng đảo chiều.

Nguyên tắc xác định điểm vào lệnh trong giao dịch forex
Để xác định Entry Point một cách tối ưu, trader cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng sau:
Áp dụng phân tích kỹ thuật một cách hệ thống
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò cốt lõi trong việc xác định điểm vào lệnh. Đây là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ trader nào khi tham gia thị trường.
Phương pháp này dựa trên việc nghiên cứu biểu đồ giá, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và phân tích dữ liệu thị trường. Nhờ đó mà trader có thể nắm bắt xu hướng giá, đánh giá động lực thị trường và tìm ra các vùng giá tiềm năng để vào lệnh.
Nếu bạn là người mới, hãy nên luyện tập phân tích kỹ thuật trên tài khoản demo trước khi giao dịch tiện thật. Và nên nhớ một điều quan trọng là phải đảm bảo độ chính xác trong nhận định, từ đó xác định được điểm vào lệnh có lợi thế nhất.
Sử dụng phương pháp giao dịch phù hợp
Bên cạnh việc phân tích kỹ thuật, trader cần chọn đúng phương pháp giao dịch. Một phân tích chính xác nhưng áp dụng sai chiến lược có thể dẫn đến quyết định vào lệnh kém hiệu quả.
Mỗi phương pháp giao dịch sẽ phù hợp với từng điều kiện thị trường và phong cách giao dịch khác nhau. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc dữ liệu và xác định thời điểm vào lệnh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng chiến lược bạn sử dụng phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại.

Kiên nhẫn và quyết đoán khi vào lệnh
Một trader thành công không chỉ cần kiến thức mà còn phải rèn luyện sự kiên nhẫn và quyết đoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn tối ưu điểm vào lệnh.
Sau khi đã có phân tích kỹ lưỡng, bạn cần tự tin thực hiện lệnh khi điều kiện thị trường phù hợp. Thêm vào đó, đừng để cảm xúc chi phối, cũng như không nên nóng vội thay đổi quyết định khi chưa có tín hiệu xác nhận rõ ràng.
Duy trì kỷ luật trong giao dịch
Tính kỷ luật cũng là nguyên tắc then chốt trong việc xác định điểm vào lệnh. Những trader thiếu kỷ luật thường có xu hướng vào lệnh bốc đồng hoặc chủ quan, từ đó dẫn đến thua lỗ không đáng có.
Giữ vững tâm lý, tuân thủ chiến lược đã đặt ra và không để những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định giao dịch. Việc kiểm soát cảm xúc và duy trì sự tập trung sẽ giúp bạn thực hiện các lệnh có xác suất thắng cao hơn.
Tránh mua khi giá đã đạt đỉnh
Cuối cùng, một sai lầm phổ biến mà nhiều trader mắc phải là mua vào khi giá đã đạt đỉnh. Không ít người cho rằng một cặp tiền tệ đang trong xu hướng tăng mạnh sẽ tiếp tục đi lên, dẫn đến việc vào lệnh FOMO ngay khi giá đã chạm mức cao nhất. Đây là chiến lược rủi ro vì khả năng điều chỉnh giá hoặc đảo chiều có thể xảy ra.
Vì thế, hãy chỉ cân nhắc mua vào khi giá đang ở vùng hỗ trợ hợp lý hoặc có dấu hiệu xác nhận xu hướng tăng mới hình thành. Điều này giúp bạn tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.
Rủi ro khi xác định sai Entry Point trong giao dịch là gì?
Việc chọn sai điểm entry trong giao dịch có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, từ thua lỗ nặng nề đến việc bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Với tính chất biến động mạnh của thị trường, một quyết định không chính xác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất đầu tư.
Rủi ro thua lỗ do biến động giá
Nếu vào lệnh tại mức giá quá cao, nhà giao dịch có thể rơi vào tình huống tài sản nhanh chóng mất giá ngay sau khi mua. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong thị trường forex và crypto, nơi giá có thể giảm mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp giá không hồi phục hoặc tiếp tục lao dốc, nhà đầu tư có nguy cơ mất một phần lớn vốn.
Rủi ro tâm lý và quyết định cảm tính
Những quyết định giao dịch dựa trên cảm xúc thay vì phân tích có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Khi thị trường diễn biến trái ngược với kỳ vọng, nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng tâm lý, hoảng loạn và bán tháo ở mức giá thấp, vô tình khuếch đại mức thua lỗ thay vì kiểm soát rủi ro một cách hợp lý.
Bỏ lỡ cơ hội lợi nhuận
Ngoài nguy cơ thua lỗ, việc vào lệnh không chính xác cũng có thể khiến nhà đầu tư mất đi cơ hội kiếm lời. Nếu vào lệnh ở thời điểm không tối ưu, họ có thể phải chờ đợi rất lâu để giá quay trở lại mức mong muốn hoặc bỏ lỡ những đợt tăng trưởng mạnh của thị trường.
Trong một thị trường đầy biến động thì việc quản lý rủi ro và lựa chọn điểm vào lệnh hợp lý chính là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu quả giao dịch và bảo vệ vốn đầu tư.
Cách hạn chế rủi ro khi xác định sai điểm vào lệnh trong giao dịch
Khi xác định sai điểm vào lệnh trong giao dịch, rủi ro có thể gia tăng và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, có những cách giúp bạn hạn chế những sai lầm này và bảo vệ vốn hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro khi xác định Entry Point sai trong giao dịch forex nhé.

- Áp dụng chiến lược Bình quân giá (DCA): Thay vì vào lệnh một lần với toàn bộ vốn, nhà giao dịch có thể chia nhỏ khoản đầu tư và mua vào theo định kỳ. Phương pháp này giúp giảm thiểu tác động của biến động giá và tránh rủi ro khi xác định sai thời điểm thị trường.
- Sử dụng lệnh dừng lỗ (Stop-Loss): Đặt StopLoss là một trong những biện pháp quản lý rủi ro quan trọng giúp giới hạn mức thua lỗ khi thị trường di chuyển ngược với dự đoán. Mức cắt lỗ nên được xác định dựa trên phân tích kỹ thuật, chẳng hạn như các vùng hỗ trợ – kháng cự quan trọng trên biểu đồ giá.
- Kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản: Sử dụng các chỉ báo như đường MA, chỉ số RSI, volume để tìm điểm vào lệnh có xác suất cao. Đồng thời, theo dõi tin tức, tình hình vĩ mô, cũng như các yếu tố cơ bản liên quan đến tài sản giao dịch sẽ giúp có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng thị trường.
- Vào lệnh theo chiến lược Pullback Entry: Thay vì mua vào khi giá đang tăng mạnh, nhà giao dịch có thể đợi những nhịp điều chỉnh (pullback) về các vùng hỗ trợ quan trọng trước khi vào lệnh. Điều này giúp tránh trường hợp mua đỉnh và tối ưu hóa điểm vào lệnh theo xu hướng chính.
- Kết hợp giữa phân tích và quản lý rủi ro: Không có chiến lược nào đảm bảo thắng 100%, nhưng việc cân bằng giữa phân tích thị trường và kiểm soát rủi ro sẽ giúp giảm thiểu thua lỗ và gia tăng cơ hội thành công trong thị trường đầy biến động như crypto hay forex.
Tóm lại, có thể thấy việc xác định entry point là gì và làm sao cho chính xác trong giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Để đạt được điều này, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và đánh giá tâm lý thị trường. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ công cụ nào, thị trường vẫn luôn tiềm ẩn những biến động khó lường, vì vậy mà quản lý rủi ro vẫn là yếu tố cốt lõi trong mọi chiến lược giao dịch.
Xem thêm:
Chỉ báo Vortex: Công cụ giúp nhận diện xu hướng thị trường hiệu quả
Lệnh Stop Limit: Cách bảo vệ lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong giao dịch

Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.