Chỉ số ISM là chỉ số kinh tế quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải biết để nắm bắt được thị trường một cách nhanh chóng. Nhờ vào số liệu chỉ số ISM mà Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ cung cấp, các nhà giao dịch có thể dễ dàng tìm kiếm được các cơ hội giao dịch trên thị trường. Đồng thời cũng biết thêm về thời điểm suy thoái của thị trường và hạn chế giao dịch, phòng tránh thua lỗ. Để biết thêm về chỉ số ISM thì nhanh tay đọc bài viết này của sàn Exness nhé!
Chỉ số ISM là gì?
ISM là gì? Cụ thể, ISM (Institute of Supply Management) chính là một chỉ số kinh tế, được Viện Quản lý cung ứng Hoa Kỳ công bố mỗi tháng. Viện Quản lý cung ứng Hoa Kỳ là một hiệp hội thương mại lớn, thường xuyên đưa ra những dự báo chính xác về chỉ số kinh tế ở hai lĩnh vực chính: Sản xuất và Dịch vụ. Chỉ số ISM cũng chính là một chỉ báo được hiệp hội này dự báo và công bố hằng tháng. Dựa vào chỉ số ISM, các nhà giao dịch có thể nắm bắt tình hình, hoạt động kinh tế từ khu vực sản xuất và dịch vụ. Nhờ vào điều này mà ISM được biết đến như là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong thị trường tài chính. Thường thì dữ liệu ISM được công bố theo tháng, xoay quanh những thông tin quan trọng về mức độ sản xuất.
ISM chính là hiệp hội quản lý cung ứng lâu nhất và có quy mô lớn nhất trên toàn cầu. Được biết, hiệp hội hình thành lên vào năm 1915 với cái tên khai sinh là Hiệp hội đại lý mua hàng quốc gia – NAPA. Suốt 53 năm phát triển, vào năm 1968, NAPA đã có một sự thay đổi lớn, chuyển từ cái tên NAPA sang thành NAPM – Hiệp hội quản lý mua hàng Quốc Gia. Lần đổi tên gần nhất của tổ chức là vào tháng 1/2002, đổi thành Viện quản lý cung cứng – ISM. Sau hơn 20 năm, cái tên ISM vẫn tiếp tục đồng hành với tổ chức đến ngày nay.
Hiệp hội ISM chính là hiệp hội giáo dục phi lợi nhuận, với hàng trăm trụ sở trải dài trên toàn cầu. Trong đó, trụ sở chính của ISM hiện đang hoạt động tại Arizona, Hoa Kỳ, Mỹ. Theo như số liệu thu thập được, hiện tại ở trụ sở chính của ISM đang có tới 50.000 thành viên đến từ 90 quốc gia khác nhau với mục đích chung là phục vụ các chuyên gia và những tổ chức có sự quan tâm đến điều hành, quản lý chuỗi cung ứng. Việc này được thực hiện bằng cách tổ chức mang đến cho những người muốn học những chương trình giáo dục đào tạo bài bản, phát hành bằng cấp cho học viên nhằm hỗ trợ họ trên con đường sau này.
Bởi vì là một hiệp hội quy mô lớn về quản lý cung ứng nên ISM phát hành rất nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số ISM manufacturing Index ( Purchasing Managers Index – PMI) là chỉ số được quan tâm hơn cả.
Chỉ báo ISM Index là chính xác là chỉ báo hàng đầu mà các nhà đầu tư nên biết vì nó cho biết sự vận hành của kinh tế toàn cầu. Bởi vì nền kinh tế của một nước được thể hiện thông qua chuỗi của ứng của nước đó. Chính vì vậy mà các bản tin kinh tế về chỉ số PMI sản xuất (Manufacturing PMI) với phi sản xuất (services PMI) hàng tháng của ISM Hoa Kỳ được các Trader thị trường theo dõi và phân tích cẩn thận và chuyên sâu.
Tiến hành khảo sát ISM để tìm kiếm dữ liệu cho báo cáo kinh tế ISM (ISM Report On Business)
ISM Report On Business ( Báo cáo kinh tế) được biết là những dữ liệu quan trọng nhất trong việc cung cấp những chỉ số kinh tế đáng tin cậy. Hiệp hội ISM chỉ dẫn cho những chuyên gia quản lý cung ứng cũng như những nhà kinh tế, tổ chức chính phủ dựa vào việc theo dõi những yếu tố quan trọng trong kinh tế quốc gia.
Vừa đề cập phía trên, hai chỉ số quan trọng là PMI sản xuất (Manufacturing PMI) và phi sản xuất (services PMI) chính là những chỉ số đáng tin cậy nhất được hiệp hội ISM nghiên cứu và sẽ công bố vào ngày ngày làm việc đầu tiên và thứ 3 đầu tháng. Ngoài chỉ số này, viện ISM cũng sẽ công bố Hospital PMI vào ngày làm việc thứ 5 hàng tháng. Bên cạnh đó, viện ISM cũng cho biết về việc phát hành Dự báo kinh tế bán niên sẽ cố định trong hai tháng là tháng 5 và tháng 12.
Đây có thể được xem là bảng tin tức đầu tiên của tài chính kinh tế được công bố đều đặn mỗi tháng. Từ đó, cho thấy những bằng chứng sớm nhất về sự vận hành của nền kinh tế trong tháng trước. Những nhà giao dịch thị trường theo dõi những thông tin này để có thể đưa ra nhận định rủi ro về thị trường ở bất kỳ thời điểm nào.
Những dữ liệu sẽ được lấy từ các cuộc khảo sát của ISM và dưới quyền quản lý, giám sát của các ủy ban giám sát kinh doanh Manufacture & Services của ISM.
Toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp qua các cuộc khảo sát hàng tháng với những thông tin bám sát với các câu hỏi. ISM Surveys hướng đến các đối tượng là các nhà quản lý mua hàng & cung ứng trong hơn 400 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để nắm bắt được tình hình chung của doanh nghiệp. Xem thử tình trạng hoạt động của doanh nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng tăng hay giảm hoặc là không có sự thay đổi.
Các nhóm khảo sát đối với các nhà quản lý mua hàng và cung ứng ở các doanh nghiệp gồm có:
- Đơn hàng mới : Những đơn hàng được mua bởi các đại lý.
- Sản xuất: Tổng số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất.
- Việc làm : Tình trạng thuê nhân công của công ty.
- Nguồn cung: Khả năng cung cấp hàng của doanh nghiệp.
- Dự trữ hàng tồn kho: Lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp để chuẩn bị đưa vào dây chuyền sản xuất.
- Lưu giữ hàng tồn kho của khách hàng (Customer Inventories): Những đại lý dự đoán, ước lượng về khả năng dự trữ của khách hàng.
- Mức giá (Prices): Giá niêm yết mà nhà sản xuất phải trả cho đơn vị cung cấp hàng.
- Đơn hàng tồn đọng: Những đơn hàng đã lên nhưng chưa được thực hiện.
- Đơn hàng xuất khẩu mới : Tỷ lệ đơn hàng mới từ những quốc gia khác trên thế giới.
- Nhập khẩu: Nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp thực hiện thu mua từ các quốc gia khác.
Báo cáo này sẽ hiển thị dưới 3 dạng: Một là tỷ lệ phần trăm của toàn bộ câu trả lời khảo sát. Hai là sự chênh lệch giữa số câu trả lời về phương hướng tích cực và phương hướng tiêu cực. Cuối cùng là hiển thị thông số báo cáo dựa trên chỉ số khuếch tán. Được biết, chỉ số khuếch tán được hiểu là tỷ lệ phần trăm các câu trả lời tích cực với 1/ 2 tỷ lệ phần trăm câu trả lời với xu hướng tương tự.
Lưu ý: Toàn bộ câu trả lời của bảng khảo sát đều là những dữ liệu thô, không được phép sửa đổi với mục đích lấy nó để làm căn cứ để lập bảng báo cáo.
Tìm hiểu về ISM Manufacturing Index và chỉ số ISM Manufacturing PMI – Chỉ số quản lý thu mua
Như đã nói, chỉ số ISM Manufacturing Index ( PMI index ) là một trong những chỉ số đứng top về ứng dụng rộng rãi nên được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm. Cần phải nói thêm, đây là chỉ số kinh tế hàng đầu, mang đến cho các nhà giao dịch một sự hỗ trợ không nhỏ trong các thao tác hoạch định chính sách tài chính cũng như đưa ra quyết định.
Cách tính toán chỉ số ISM
Chỉ số ISM Manufacturing PMI được dự đoán thông qua khảo sát của 300 nhà quản lý cung ứng trên lãnh thổ của nước Mỹ thuộc 20 phân khúc của khu vực sản xuất. Điển hình như là mặt hàng dược phẩm, điện tử hay là các thiết bị vận tải,… Những điều này được hiểu như là những chỉ báo chính để nắm bắt được sự vận hành của nền kinh tế Hoa Kỳ ( Mỹ).
ISM Manufacturing PMI chính là một chỉ số hỗn hợp được cấu thành từ các chỉ số khuếch tán được điều chỉnh theo thời vụ, dựa trên 5 loại chỉ báo, gồm: Đơn hàng mới, Sản Xuất, Việc Làm, Giao hàng từ nhà cung cấp và Tồn kho. Trong đó, Đơn hàng mới chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30%, tiếp theo là Sản Xuất 25%, theo sau lần lượt là Việc Làm, Giao hàng từ nhà cung cấp và Tồn kho với 20%, 15% và 10%.
Các danh mục như Hàng tồn kho của khách hàng, mức giá,… cho biết sự vận hành của nhà sản xuất ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số ISM có ý nghĩa như thế nào?
Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng chỉ số ISM không thật sự quan trọng vì đây chỉ đơn thuần là một cuộc khảo sát ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chính xác là chỉ số quan trọng nhất để các nhà đầu tư có thể nắm bắt được dòng chảy kinh tế. Chỉ số này hoạt động tựa như một chỉ số hàng đầu, khái quát về sự tăng trưởng và giảm sút trong GDP của một nước. Một điều đặc biệt ở chỉ báo này chính là các ngân hàng trung ương thường sử dụng nó để có thể xây dựng nên chính sách tiền tệ.
Hiểu đơn giản là các doanh nghiệp cần phải có nguồn cung vật liệu nếu như muốn sản xuất và tạo ra thành phẩm. Tại thời điểm này, các nhà quản lý thu mua sẽ nắm bắt tình hình sản xuất của các doanh nghiệp để có thể thực hiện thu mua vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu của công ty.
Nếu như cung sản phẩm tăng, người quản lý thu mua sẽ giải quyết điều này nhanh chóng bằng cách gia tăng nguyên liệu sản xuất cũng như những nguồn khác. Trong trường hợp ngược lại, nếu như doanh số của hoạt động sản xuất không có sự khởi sắc từ phía thị trường tiêu thụ thù các nhà quản lý sẽ có sự điều chỉnh cắt giảm nguyên liệu sản xuất. Chính vì những điều này mà những nhà quản lý doanh nghiệp được biết là người nắm bắt rõ nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như biết được tình trạng hiện tại của công ty đang tăng, giảm hay là đang trong tình trạng ổn định.
Dựa vào những chỉ số này, những nhà đầu tư có thể biết được phần nào mức độ cung cầu của doanh nghiệp sản xuất mỗi tháng. Bên cạnh đó cũng có góc nhìn rộng hơn về tốc độ tăng trưởng, sự suy giảm dịch vụ/ sản xuất của một công ty hay là một quốc gia. Nhất là với siêu cường USA, theo như dữ liệu tổng hợp được, các nhà giao dịch có thể biết rõ hơn về nền kinh tế của xứ sở cờ hoa. Bởi vì theo như thống kê, có đến hơn một nửa hàng hóa sản xuất có xuất xứ từ Mỹ.
Tìm hiểu về chỉ số ISM khu vực phi sản xuất( ISM non-manufacturing index) hay là chỉ số ISM Dịch vụ
Mặc dù độ phổ biến của ISM Non-Manufacturing Index không cao như chỉ số ISM Manufacturing PMI nhưng đây cũng là một trong những chỉ số hàng đầu mà các nhà giao dịch Forex cần biết. Chỉ số ISM khu vực phi sản xuất có dữ liệu tổng hợp bởi hơn 400 nhà quản lý thua mua và cung ứng của các công ty nằm trong khu vực phi sản xuất/ dịch vụ.
Non-Manufacturing NMI chính là chỉ số dự báo dựa trên khảo sát hoạt động kinh tế của hơn 15 phân khúc công nghiệp ở trong khu vực dịch vụ. Tiêu biểu như:
- Dịch vụ ăn ở và ăn uống
- Nông nghiệp, Lâm nghiệp
- Đánh cá và Săn bắn, Nghệ thuật
- Dịch vụ giáo dục
- Tài chính và bảo hiểm
- Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội
- Dịch vụ chuyên nghiệp
- Bất động sản
- ….
Chỉ số PMI dịch vụ của ISM sẽ được phát hành vào ngày thứ 3 đầu tiên của mỗi tháng, mang đến cho các nhà đầu tư những góc nhìn tổng quát nhất với nền kinh tế thịnh vượng của Hoa Kỳ trên lĩnh vực phi sản xuất.
Khả năng ảnh hưởng của chỉ số ISM đến thị trường ngoại hối
Chỉ số ISM Manufacturing PMI mang đến một động lực tương đối lớn cho nền kinh tế, tài chính. Ngay khi báo cáo này được phát hành ( thường vào lúc 10h30p sáng EST) có thể sẽ xảy ra sự biến động tỷ giá tiền tệ ngay lập tức với xu hướng nhanh và mạnh. Cơ sở của các bả phát hình kinh tế này chính là dữ liệu lịch sử của tháng trước đó, chính vì vậy mà các nhà giao dịch Forex có thể đưa ra nhận định nhanh chóng về quy mô của nền kinh tế Mỹ hiện tại là đang mở rộng hay thu hẹp lại?
Phân tích chỉ số ISM trong lịch kinh tế để giao dịch thị trường
Đơn vị bắt buộc của chỉ số ISM là phần trăm (%) và mức trung bình thường là 50%. Khi mà chỉ số ISM được công bố, sẽ có ba trường hợp như sau:
- Chỉ số ISM > 50: Nền sản xuất đang ngày càng mở rộng, nền kinh tế Mỹ đang có sự khởi sắc, xu hướng tăng.
- Chỉ số ISM < 50: Các hoạt động sản xuất đang có dấu hiệu ngưng đọng và phải thu hẹp lại.
- Chỉ số ISM < 43: Cho thấy một sự suy thoái của nền kinh tế nước Mỹ. Lúc này, mọi sự kỳ vọng sẽ đổ vào FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ với hy vọng cắt giảm lãi suất để nền kinh tế tăng trưởng.
Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng cần phải biết được ba cột dữ liệu của nền kinh tế như sau:
- Cột dữ liệu ISM của tháng trước
- Dự đoán ISM tháng này
- Kết quả ISM được công bố chính thức
Nhiệm vụ của các nhà đầu tư Forex lúc này chính là so sánh và tính mức chênh lệch của những con số dữ liệu của ISM tháng trước với dự báo của tháng này. Ngay khi chỉ số ISM được công bố, sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Giá trị ISM thực > Giá trị dự đoán: Đồng USD có những chuyển biến tích cực, thường sẽ đi theo xu hướng tăng.
- Giá trị ISM thực < Giá trị dự đoán: Đồng USD đang có những tác động tiêu cực và đi theo xu hướng giảm. Đây là thời điểm mà các nhà giao dịch nên sử dụng những phân tích cơ bản và kỹ thuật để tạo nên một thiết lập giao dịch.
Để hiểu hơn thì chúng ta có thể tìm hiểu dựa trên ví dụ về cặp tiền tệ EURUSD. Thời điểm mà tin tức PMI được công bố ( giá trị tăng hơn so với tháng trước ở ngưỡng 54,9). Thông qua điều này, có thể phân tích được rằng đồng USD đang có sự gia tăng và có phần vượt trội hơn so với đồng Euro. Trong trường hợp ngược lại, khi mà bản tin kinh tế được công bố và nằm ngoài sự kỳ vọng của các nhà giao dịch thì rất có thể những bước giá mạnh mẽ sẽ xảy ra. Lúc này, đồng USD có sự tăng mạnh và tỷ giá cặp tiền tệ EUR USD sụt giảm đột ngột. Thông qua biểu đồ dưới đây có thể thấy cặp tiền tệ EURUSD đã giảm mạnh 150 pips chỉ trong vài giờ.
Bên cạnh đó, khu vực đồng Euro được biết đến là một thị trường có khả năng thanh khoản cao. Chính vì vậy mà nó có thể hấp thụ được những cơn sóng vốn khổng lồ từ thị trường Mỹ. Ngoài ra, chỉ số ISM phi sản xuất của Mỹ yếu đã dẫn đến việc bán tháo đồng tiền USD và mua vào đồng tiền EURO.
Trong một trường hợp khác, khi mà con số phát hành đúng, chênh lệch không đáng kể với dự báo hoặc không có sự thay đổi so với giá trị của tháng trước thì đồng USD sẽ không xảy ra bất kỳ phản ứng gì trên thị trường châu Âu.
Chỉ số ISM được đánh giá là chỉ số có mức độ quan trọng nhất, phác thảo được rõ nét tình hình tăng trưởng kinh tế ở thời điểm hiện tại. Nhờ vào khả năng dự báo trước những dữ liệu giúp cho các nhà đầu tư/ doanh nghiệp biết được xu hướng hiện tại của nền kinh tế và có sự phản ứng nhanh chóng. Hy vọng rằng bài viết này của Exness đã thật sự làm bạn hài lòng.
Xem thêm:
Nhóm chỉ báo xác định xu hướng tốt nhất trong Forex hiện nay
Cách sử dụng chỉ báo Volume Profile trên TradingView với các bước cơ bản
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.