CHF là tiền gì

CHF là tiền gì? Các đặc điểm nổi bật về đồng tiền Thụy Sĩ – CHF

Một cái tên nằm trong top các đồng tiền được nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng nhất hiện nay là CHF. Đồng CHF hay tiền Thụy Sĩ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tài chính toàn cầu, càng nổi bật hơn khi CHF còn được dùng với mục đích dự trữ hàng đầu của các chính phủ và trader. Ngay bài viết dưới đây của Forexno1 sẽ tìm hiểu về CHF là tiền gì, lịch sử hình thành của tiền Thụy Sĩ cùng với nhiều chủ đề khác.

CHF là gì?

Chắc hẳn cũng có nhiều người chưa am hiểu về tiền quốc tế sẽ thắc mắc CHF là đồng tiền nước nào? Có tính phổ biến cao hay không? Được biết, đồng CHF là ký hiệu của đồng tiền franc Thụy Sĩ, đây là loại tiền tệ được thông hành chính thức tại Thụy Sĩ. Vào khoảng thời gian trước đó, nhiều bang khác tại đất nước này đều sản xuất ra đồng tiền riêng của từng khu vực và cho phát triển chúng. Cho đến tháng 5 năm 1850, CHF chính thức trở thành đồng tiền được công nhận duy nhất cho toàn lãnh thổ Thụy Sĩ, đồng thời các loại tiền tệ được sử dụng tại các bang khác vào thời điểm đó tạm ngừng phát hành vĩnh viễn.

Toàn đất nước Thụy Sĩ đã thống nhất sử dụng đồng CHF là tiền chính thức vào năm 1850
Toàn đất nước Thụy Sĩ đã thống nhất sử dụng đồng CHF là tiền chính thức vào năm 1850

CHF là từ được viết gọn của “Confoederatio Helvetica Franc”, bạn có thể hiểu đơn giản hơn về tên gọi của đồng tiền này như sau:

  • Confoederatio Helvetica được dịch sang tiếng Latin có nghĩa là Liên bang Thụy Sĩ.
  • Franc là tên gọi chung của đồng tiền Châu Âu.

Đến lúc này, CHF là loại tiền duy nhất vẫn đang được lưu hành tại nhiều quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, các đất nước khác nằm gần hay thuộc khu vực Châu Âu cũng đều đồng loạt chuyển sang đồng tiền chính thức là Euro.

Quá trình phát triển của đồng Franc Thụy Sĩ qua từng mốc quan trọng trong lịch sử

Sau khi đọc qua nội dung trên sẽ nắm được CHF là tiền gì, tiếp theo đây sàn Exness muốn cung cấp thông tin về lịch sử hình thành nên loại tiền có giá trị này.

Trước tiên, các bạn cần biết rằng quốc gia Thụy Sĩ hoạt động thông qua hình thức liên bang, cụ thể tại khu vực này có đến 26 liên bang khác nhau. Không những thế, tại Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chính thức mà được mọi người sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, cụ thể là tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Romansh. Tuy nhiên, người dân tại đây đa phần sẽ sử dụng tiếng Đức để giao tiếp với nhau. Theo như Hiến pháp của Thụy Sĩ được ban hành vào năm 1848, có cung cấp thông tin rằng chỉ có Chính phủ của liên bang Thụy Sĩ mới có quyền phát hành đồng tiền Franc Thụy Sĩ – CHF. 

Hệ thống tiền tệ tại Thụy Sĩ được đánh giá là phức tạp, không có sự nhất quán nguyên nhân là do các liên bang sẽ tự phát hành đồng tiền riêng cho chính bang đó, đây cũng là lý do có nhiều đồng tiền tại Thụy Sĩ vào thời điểm đó. Theo như thống kê ghi nhận được vào năm 1798, Thụy Sĩ sở hữu đến 75 đơn vị sản xuất tiền tệ và có đến 860 loại tiền tệ với thiết kế, mệnh giá và trọng lượng khác biệt nhau.

Vào năm 1798, Cộng hòa Helvetic (tên gọi trước kia của quốc gia Thụy Sĩ) đã đưa ra một phương án có tính vượt trội lớn cho tiền tệ khi sử dụng cấu trúc mới dựa trên Berne Thaler. Đây cũng chính là cơ sở để sản xuất ra đồng tiền chính thức của Thụy Sĩ. Thông qua chính sách mới này, tiền tệ bằng với 6.75 gram bạc nguyên chất. Tuy Cộng hòa Helvetic đã không còn hoạt động kể từ năm 1803, thế nhưng đồng tiền này luôn được mọi người công nhận là loại tiền tệ có tầm quan trọng lớn trong mô hình phát triển tiền tệ tương lai của Thụy Sĩ.

Tuy Cộng hòa Helvetic đã không thể tồn tại nhưng tạo ra giá trị mãi mãi cho quốc gia
Tuy Cộng hòa Helvetic đã không thể tồn tại nhưng tạo ra giá trị mãi mãi cho quốc gia

Cho đến năm 1848, Hiến pháp liên bang Thụy Sĩ được ban hành và cung cấp nhiều quy định khắt khe liên quan đến chính sách sản xuất tiền tệ. Cụ thể, chỉ có Chính phủ liên bang mới đưa ra quyết định và vai trò phát hành tiền tệ cho quốc gia này. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1850, đồng CHF trở thành loại tiền tệ toàn quốc và chính thức của Thụy Sĩ, đây cũng là cột mốc quan trọng đối với lịch sử tiền tệ của đất nước này. Vào thời điểm đó, đồng franc Thụy Sĩ và franc Pháp đều được sử dụng, mang đến ý nghĩa cho sự ổn định và nhất quán trong quy trình chuyển đổi tiền tệ.

Kể từ năm 1865 đến năm 1920, quốc gia Thụy Sĩ cùng với 3 đất nước khác là Pháp, Bỉ, Ý đều được tham gia vào liên minh tiền tệ của Latinh. Liên minh này được thông qua liên kết giá trị tiền tệ của nhiều quốc gia thành viên cùng với kim loại bạc. Sau đó, Thụy Sĩ tiếp tục tham gia vào thị trường quốc tế nhờ bản vị vàng – thỏa thuận Bretton Woods. Thế nhưng, vào thập kỷ 1970 hệ thống Brentton Woods đã sụp đổ làm ảnh hưởng nặng nề đến thị trường kinh tế vào thời điểm đó. Đến năm 2000, đồng CHF chính thức liên kết với giá vàng.

Một số đặc điểm nổi bật của đồng tiền Thụy Sĩ – CHF

Đối với đồng franc Thụy Sĩ cũng có nhiều điểm nổi bật mà các nhà đầu tư nên biết để thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch cũng như bổ sung thêm kiến thức bổ ích. Cụ thể như sau:

  • Tại thị trường ngoại hối quốc tế, CHF còn được mọi người sử dụng cái tên khác là “swissie”.
  • Đồng franc Thụy Sĩ cũng nằm trong top 10 loại tiền tệ được sử dụng phổ biến, CHF chiếm vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng.
  • CHF không chỉ được sử dụng trong khu vực Thụy Sĩ mà loại tiền này còn trở thành tiền pháp định tại Lichtenstein và khu tự trị Campione d’Italia.
  • Đồng franc Thụy Sĩ chính thức trở thành tiền pháp định vào năm 1850 khi Hiến pháp mới của Thụy Sĩ được thiết lập. Nội dung chính của Hiến pháp này đã quy định lại việc lưu hành tiền tệ và chỉ có Chính phủ liên bang mới được thực hiện. Đến tháng 5 năm 1980, đồng CHF chính thức phát hành và trở thành tiền chính tại Thụy Sĩ cho đến thời điểm hiện tại.
  • Trong khoảng thời gian từ năm 1865 đến năm 1920, đồng CHF có giá trị gắn liền với bạc, sau đó chuyển sang vàng thành tài sản dự trữ vào những 1970 đến 2000.
  • CHF chính là đồng franc duy nhất hiện có trên thị trường Châu Âu, khi nhiều khu vực khác đã chuyển qua sử dụng đồng tiền chung là Euro.
  • Đồng CHF được đánh giá là loại tiền tệ có giá lớn và mang tính ổn định. Chính vì thế, CHF là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trên toàn cầu.
  • Thụy Sĩ phát hành đồng tiền CHF với 6 mệnh giá lớn nhỏ khác nhau. Cụ thể là 10 franc, 20 franc, 50 franc, 100 franc, 200 franc và cuối cùng là 1000 franc. Trong số đó, đồng 1000 franc chỉ vừa cho phát hành trên thị trường vào năm 2019, đây cũng chính là đồng có giá trị lớn nhất tại quốc gia này. Khi giá trị quy đổi của nó lên đến 1132 USD hay 930 EURO (được tính dựa trên tỷ giá vào năm 2020).
  • Bên cạnh đó, CHF còn được phát hành dưới dạng tiền xu và được sử dụng rộng rãi với 7 mệnh giá khác nhau. Cụ thể là 5 centime, 10 centime, 20 centime, 50 centime và 1 franc, 2 franc, 3 franc. Giá trị của 1 franc bằng với 100 centime. 
  • Càng đặc biệt hơn khi tiền franc Thụy Sĩ cũng nằm trong top những loại tiền tệ khó làm giả được trên toàn cầu. Vào năm 2019, quốc gia này đã ghi nhận có đến 982 vụ làm tiền giả được phát hiện. Cho đến những năm kế tiếp, con số này có dấu hiệu giảm dần cũng mang đến nhiều tích cực cho quốc gia.
Hình ảnh về 6 mệnh giá của đồng CHF tại quốc gia Thụy Sĩ
Hình ảnh về 6 mệnh giá của đồng CHF tại quốc gia Thụy Sĩ

Nguyên nhân những năm gần đây đồng tiền franc Thụy Sĩ lại trở nên có giá trị cao là gì?

Thông thường cặp tiền tệ trên thế giới đều được định giá theo cặp, vì thế nó luôn được các nhà giao dịch so sánh và đánh giá để nhận biết được các cặp tiền mạnh và yếu. Vài năm trở lại đây, đồng CHF có dấu hiệu giá trị cao hơn so với đồng USD và EUR. Điều này cũng dễ hiểu do phần nào bị tác động bởi sự thay đổi trong chính sách của Cục Dự trữ Liên bang – FED cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu.

Để nắm cụ thể hơn về lý do tại sao đồng franc Thụy Sĩ lại trở nên có giá trị như thế, nội dung dưới đây sẽ phân tích dựa trên sự kiện tài chính vào ngày 15 tháng 1 năm 2015. Khoảng thời gian đó, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ – SNB đã đưa ra lựa chọn làm cho mọi người bất ngờ là hủy bỏ việc kết nối giữa CHF và EUR, khi đó tỷ giá của hai loại tiền tệ này đang là 1.2. Hay hiểu đơn giản hơn là 1 EUR có thể đổi thành 1.2 CHF.

SNB quyết định cắt kết nối giữa đồng franc Thụy Sĩ và đồng tiền chung Châu Âu là EUR
SNB quyết định cắt kết nối giữa đồng franc Thụy Sĩ và đồng tiền chung Châu Âu là EUR

Thời điểm đó, giá trị của đồng tiền Thụy Sĩ vẫn đang trong trạng thái ổn định tốt hơn so với đồng tiền Châu Âu với tỷ giá cố định là 1 CHF = 1.2 EUR.

Đến năm 2011, sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng lớn về EURO vào năm 2008, tất cả các nhà đầu tư đều đang tìm kiếm cho mình một loại tiền tệ lớn và có tính ổn định. Khi đó, nhà đầu tư đã nhìn nhận được tiềm năng của đồng CHF, thấy được hoạt động ổn định từ phía chính phủ và hệ thống tài chính nghiêm ngặt. Chính vì thế, mọi người đã đổ xô mua đồng CHF làm cho khối lượng mua của chúng tăng cao. Điều này ảnh hưởng giá hàng trở nên đắt hơn, gây nhiều cản trở cho hoạt động xuất khẩu ra thị trường.

Trong thời điểm khó khăn này, Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ đã đưa ra phương án giải quyết là tăng lãi suất làm cho đồng tiền EURO giảm sâu. Bên cạnh đó, ECB cũng cung cấp chương trình nới lỏng định lượng làm cho giá trị của EURO mất giá. Cho đến thời điểm EURO không còn nhiều giá trị, SNB sẽ phát hành ra thị trường nhiều đồng CHF để mua lại EUR, hoạt động này giúp cho tỷ giá được quy định.

Ngoài ra, việc cho sản xuất tiền mới quá nhiều làm cho chính phủ bất an rằng việc lạm phát lớn sẽ xảy ra. Không chỉ từ phía chính phủ mà người dân trong khu vực cũng nhận thấy điều này và không hiểu lý do tại sao SNB lại có hành động như vậy. Hoạt động bất hợp lý của SNB đã trở thành dấu chấm hết, kể từ đó hai đồng tiền CHF và EUR chính thức cắt đứt liên kết khi thị trường kinh tế đang có nhiều thay đổi lớn. Vậy nên, vào năm 2015 SNB đã lựa chọn hủy bỏ hợp tác với đồng tiền EURO.

Thường thì các quốc gia trên thế giới, các chính phủ và tổ chức có sức ảnh hưởng sẽ lưu trữ một lượng vàng và các loại tiền tệ mạnh. Trên hệ thống tiền tệ thế giới, đồng đô la Mỹ là tiền dự trữ chủ yếu của các quốc gia. Thế nhưng, diễn biến ngày càng khó đoán làm cho USD thiếu sự an toàn, CHF đã trở thành lựa chọn thay thế cho USD.

Với những nhà đầu tư hay tổ chức tài chính không có quy mô lớn, họ luôn cân nhắc giữa việc an toàn và lợi nhuận, đây cũng chính là mục tiêu mà các nhà đầu tư đang hướng đến. Trái phiếu là sản phẩm tài chính mang đến sự an toàn cao hơn lợi nhuận mang về thấp. Còn với cổ phiếu thì ngược lại, tuy có thể giúp trader mang về số tiền khổng lồ nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro lớn. Chính vì thế, nhà đầu tư hiện nay đều đang theo đuổi những sản phẩm tài chính vừa có tính an toàn vừa có được lợi nhuận tốt. Bạn có tham khảo các sản phẩm như: Vàng, Đồng tiền xanh USD, franc Thụy Sĩ,…

Qua đây cũng thấy được franc Thụy Sĩ là loại tiền tệ có thể giúp mọi người thu về lợi nhuận hấp dẫn nhưng vẫn có tính an toàn cao. Vì thế, không quá khó để hiểu tại sao CHF tại phổ biến và có giá trị đến vậy.

Các tác động từ nền móng kinh tế và chính trị về sự phát triển của đồng franc Thụy Sĩ

Để đánh giá được sức mạnh cùng với sự ổn định của đồng franc Thụy Sĩ, các bạn cần nắm được các yếu tố có thể làm phát triển kinh tế và nền chính trị của quốc gia Thụy Sĩ. Cụ thể như sau:

  • Thụy Sĩ sở hữu nền kinh tế vững chắc khi có tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định. Dân số ở mức nhỏ, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào cùng với chính sách thích hợp với nền kinh tế của quốc gia. Ở thời điểm hiện tại, Thụy Sĩ đang là chủ nợ xếp vị trí thứ 7 của Mỹ, qua đây cũng thấy được sự vững mạnh của hệ thống tài chính Thụy Sĩ (dựa theo số liệu vào tháng 6 năm 2018).
  • Thu nhập vượt qua mức thiết lập sẵn đã giúp cho Thụy Sĩ tránh trường hợp đối mặt với thiếu hụt và tự chủ nguồn tài chính. Kinh tế Thụy Sĩ vẫn chưa đưa ra chính sách lớn trong tương lai, giúp nguồn vốn của đất nước được duy trì ổn định và đạt kết quả tốt.
  • Đồng CHF được cho là phương pháp thay thế cho vàng trong tình hình lạm phát lớn. Điều này đã được trader nhận biết nhờ vào sự ổn định của nó khi thế giới xảy ra lạm phát.
  • Thụy Sĩ sở hữu hệ thống tiền tệ khác biệt so với các quốc gia khác, được dựa trên lượng vàng lưu trữ để quyết định khối lượng sản xuất tiền, quốc gia này có thể phát hành thêm CHF tự do mà không rơi vào khuôn khổ dự trữ vàng. Hoạt động này giúp SNB có thể thao túng lượng cung tiền một cách linh hoạt.
  • Cuối cùng, giá trị nợ công của quốc gia nằm ở mức thấp. Đây cũng chính là lợi thế tốt trong kinh tế của Thụy Sĩ. Đồng thời, nền kinh tế vừa và nhỏ đã giúp nguồn vốn của quốc gia ít bị phụ thuộc bởi quốc tế. Ngoài ra, việc không bị hao hụt bởi ngân sách đã giúp cho đồng franc Thụy Sĩ tránh được những rủi ro từ bên ngoài. 
Thụy Sĩ có được nhiều lợi thế từ nền kinh tế của quốc gia giúp CHF ổn định và phát triển
Thụy Sĩ có được nhiều lợi thế từ nền kinh tế của quốc gia giúp CHF ổn định và phát triển

Không chỉ có 5 yếu tố được nhắc phía trên, các bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như: GDP bình quân cao, tỷ lệ dao động lớn, lĩnh vực tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế,… Bởi các yếu tố này đã xây dựng đồng CHF trở nên an toàn và là điểm đến trú ẩn của các nhà đầu tư.

Khi đã nắm được các tác động từ yếu tố kinh tế được đề cập phía trên, cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về quốc gia Thụy Sĩ từ các khía cạnh chính trị và ngoại tác quốc tế. Cụ thể:

  • Đế chế Nga đã thu về lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD nhờ vào hoạt động ở lĩnh vực xuất khẩu dầu khí. Trước kia, số tiền này sẽ được chuyển đổi thành các tài sản tài chính như: Chứng khoán, đô la Mỹ và Vàng. Nhưng Nga đang bị tác động bởi các lần trừng phạt từ phương Tây trong những năm gần đây. Chính điều này đã thúc đẩy việc Nga đang tìm kiếm tài sản lưu trữ an toàn và ổn định trong thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ Nga cùng với các nhà đầu tư đã lựa chọn đồng CHF làm tiền dự trữ thay cho đô la Mỹ hay vàng.
  • Giá trị của CHF đã trở nên cao hơn thông qua cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu từ năm 2009 đến 2013. Số tiền đầu tư của trader phần lớn đều dồn vào đồng CHF với mong muốn dự trữ để bảo toàn được giá trị tài sản mà họ đang nắm giữ.
  • Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khởi nguồn từ Mỹ cũng là cột mốc lớn mà các nhà đầu tư thay thế dự trữ USD thành CHF.

Sau sự kiện đáng nhớ ấy giá trị của đồng CHF tăng cao so với các loại tiền tệ khác. Chỉ sau vài giờ khi SNB đưa ra quyết định loại bỏ tỷ giá cố định, CHF đã có đợt tăng trưởng nổi bật. Cụ thể, đồng tiền CHF đã tăng mạnh so với đồng USD và EUR với tỷ số lần lượt là 25% và 30%. Hoạt động từ phía SNB đã gây ra nhiều tác động xấu đến các nhà đầu tư đang hoạt động trên thị trường. Các nhà môi giới forex đã không thể bắt kịp thị trường và tạm ngưng tất cả hoạt động.

Tổng quan, đồng franc Thụy Sĩ trở nên có giá trị và quan trọng đến vậy là do các nhà đầu tư tin rằng đây là loại tiền tệ có tính an toàn cao và ổn định. Không những thế, các yếu tố kinh tế vào năm 2015 đã tạo ra ảnh hưởng tốt đến đồng CHF trở thành nơi trú ẩn an toàn với thị trường đầu biến động như hiện nay.

Vì sao Thụy Sĩ không đồng nhất đồng tiền fiat với Euro?

Thụy Sĩ là quốc gia nằm trong khu vực châu Âu nhưng không sử dụng đồng Euro chung, mà thay vào đó sử dụng đồng tiền riêng của mình là Franc Thụy Sĩ (CHF). Điều này khác biệt với quan điểm rằng hầu hết các nước châu Âu đều sử dụng đồng tiền chung là Euro.

Thực tế, Thụy Sĩ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Dù quốc gia này nằm sát biên giới với các nước lớn như Pháp và Đức, Thụy Sĩ đã quyết định không tham gia vào Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) khi có tới 59% người dân bỏ phiếu phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1992.

Từ năm 1992 đến 2002, Thụy Sĩ đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với EU, nhằm bảo đảm quyền tự do di chuyển cho công dân của mình. EU cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Thụy Sĩ và hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế thương mại, cho phép Thụy Sĩ tiếp cận thị trường chung của EU với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể từ phía Liên minh.

Thụy Sĩ không gia nhập EU nên dùng đồng CHF làm tiền pháp định, Euro chỉ là ngoại tệ
Thụy Sĩ không gia nhập EU nên dùng đồng CHF làm tiền pháp định, Euro chỉ là ngoại tệ

Việc không gia nhập EU cũng là một lý do chính khiến Thụy Sĩ không sử dụng đồng Euro. Do đó, CHF là đồng tiền pháp định duy nhất tại quốc gia này, trong khi Euro chỉ được coi là ngoại tệ.

Dù vậy, Euro vẫn được chấp nhận trong một số giao dịch tại Thụy Sĩ, nhưng không phải là đồng tiền pháp định. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn thanh toán bằng Euro, tiền thừa sẽ được trả lại bằng Franc Thụy Sĩ. Tỷ giá quy đổi giữa Euro và Franc sẽ được xác định dựa trên tỷ giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

Ngoài ra, đồng USD không được sử dụng trực tiếp để thanh toán tại Thụy Sĩ. Để thực hiện các giao dịch, bạn cần đổi sang Franc Thụy Sĩ hoặc Euro trước.

Với toàn bộ thông tin được cung cấp từ Hướng dẫn Exness cũng giúp bạn nắm được đồng CHF là tiền gì và những điểm nổi bật của loại tiền tệ này. Cũng thấy được CHF là tiền mang đến sự an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể những thông tin bổ ích.

Xem thêm:

JPY là gì? Tại sao đồng Yên Nhật (JPY) quan trọng trên thị trường Forex?

NZD là tiền gì? Câu chuyện về NZD từ New Zealand đến thị trường toàn cầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *