Buying Climax là gì? Là nhà đầu tư thông minh bạn cần trang bị cho bản thân thông tin về Buying Climax để có thể thu về nguồn lợi cao. Nhờ vào phương pháp VSA mô hình nến này sẽ vô cùng hữu ích với nhà đầu tư. Bài viết dưới đây của sàn giao dịch Exness sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng về Buying Climax để hỗ trợ nhà đầu tư thu được nguồn lợi cao nhất.
Buying Climax là gì? Tổng quan về mô hình Buying Climax
Buying Climax hay còn được biết đến là Cao Trào Mua, nó biểu trưng cho điểm cuối cùng hay gần cuối của xu hướng tăng ở thị trường. Dựa vào biên độ mua mạnh từ các trader cùng với hiệu ứng sự tham lam từ đám đông đã hình thành nên các cây nến có Spread tương đối dài cũng như khối lượng lớn. Để dễ hiểu hơn thì Buying Climax có thể xem là định nghĩa cho việc di chuyển của giá xuống đến mức thấp hơn, từ đó hình thành nên hiệu ứng về tâm ký của những nhà giao dịch, thúc đẩy họ tiến hành đóng các vị thế thuộc sở hữu của bản thân.
Để hoàn thành động này thì thời gian có thể kéo dài khoảng một ngày. Nhưng có một số trường hợp nó có thể kéo dài thêm vài ngày, điều này phụ thuộc vào thời điểm bán hết vị thế từ các nhà đầu tư dẫn đầu trên thị trường.
Đặc điểm nhận diện Buying Climax – Cao Trào Mua
Phần trên đã giúp nhà đầu tư tìm hiểu được thông tin sơ bộ về Buying Climax là gì. Sau đây, sẽ là những đặc điểm đáng chú ý của mẫu hình nến Buying Climax. Khi trên thị trường có sự xuất hiện của Buying Climax, những nhà đầu tư đã chú ý đến đó ngay thông qua những điểm nổi bậc sau:
- Mô hình nến có đặc điểm là phần thân rất dài.
- Sự chênh lệch về giá spread khá lớn.
- Mức giá để đóng cửa có sự cao hơn khi so sánh với vị trí mà giá đã đạt được trước đó.
- Bóng nến thể hiện sự từ chối đối với thị trường về sự tăng giá rất dài.
- Khối lượng giao dịch tương đối cao (High – Volume). Đa số đều sẽ cao hơn so với mức trung bình.
Mô hình Buying Climax dự báo điều gì?
Buying Climax là một mô hình dạng nến được những nhà đầu tư trên thị trường xem là dự báo giảm giá tiêu biểu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên xem đó mà lấy làm chủ quan vì cần phải tùy thuộc vào Buying Climax xuất hiện như thế nào trong hai kịch bản sau:
Kịch bản 1: Có sự đảo chiều xuất hiện từ một lực bán (các Big Boy sẽ chi ra nguồn tiền lớn) có sức mạnh để có thể thu nhận tất cả nhu cầu và nắm giữ xu hướng của thị trường hiện tại.
Kịch bản 2: Đối với trường hợp này trên thị trường sẽ xuất hiện vùng sự kháng cự hay phạm vi giao dịch (tên khác là Trading Range) ở khu vực xung quanh mức giá thì khi đó thị trường sẽ có xu hướng tiếp tục sự duy trì tăng trưởng hiện tại.
Kịch bản 1: Xu hướng tăng vẫn duy trì khi có sự xuất hiện của mô hình Buying Climax ở thị trường
Dưới tình huống khi ở phe mua từ thị trường đang có dấu hiệu tích cực bằng cách mua vào và ở phe bán cũng đang có sự hài lòng về mức giá được bán ra thì đây là lúc thị trường có sự cân bằng giữa 2 phe. Trên thị trường lúc này thì tiềm lực của cả hai phe là ngang nhau kể cả quyền kiểm soát đối với thị trường. Nhưng một khi có sự áp đảo đến từ phe mua thì giá sẽ được đẩy lên mức cao hơn so với mức giá Buying Climax. Có thể thấy rằng sự xuất hiện xu hướng tăng (Uptrend) có khả năng sẽ được duy trì ở các phiên giao dịch sau.
Kịch bản 2: Có sự đảo chiều trong xu hướng của thị trường khi Buying Climax xuất hiện
Nối tiếp sự thoái lui về kỹ thuật, dưới tình huống sự suy giảm của giá và kiểm tra những đỉnh được Buying Climax tạo ra trước đó. Bên cạnh đó thì Volume – khối lượng giao dịch xuất hiện tình trạng giảm dần, biên độ về giá có sự co lại cũng như việc giá sẽ luôn nằm trong khoảng mức của Climax. Điều này dự báo rằng bên phe bán đã kiểm soát được tất cả lực mua thành công. Có nghĩa là quyền kiểm soát về thị trường đang nằm trong tay phe bán. Trong trường hợp này, xu hướng của thị trường chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng đảo chiều từ tăng chuyển sang giảm.
Hướng dẫn phương thức giao dịch đối với Buying Climax ở VSA
Bất cứ nhà đầu tư nào có thực hiện những giao dịch ở thị trường ngoại hối đều biết đến phương thức VSA. Một trong những cách để phân tích về kỹ thuật đạt hiệu quả cao và nhận được sự tin dùng từ nhà giao dịch. Và khi nhắc đến VSA sẽ có đi kèm cùng với mô hình nến Cao Trào Mua. Phân tích các mô hình nến Buying Climax sẽ hỗ trợ những nhà giao dịch nắm được các thông tin cụ thể hơn đối với thị trường. Từ đây hỗ trợ nâng cao được khả năng thực hiện thành công giao dịch. Phương pháp phân tích về kỹ thuật của VSA trong Buying Climax trải qua 3 giai đoạn giao dịch sau:
- Giai đoạn 1: Giao dịch lớn được xuất hiện cùng với Buying Climax. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Spread cao ở một xu hướng của sự tăng dự báo cho những nhà đầu tư dẫn đầu đã hấp thụ tất cả số lượng mua từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Lúc này mô hình nến giảm đã sẵn sàng xuất hiện như một dấu mốc xác nhận những nhà giao dịch dạng Bigboy đã thực hiện hoàn tất những lệnh mua này.
- Giai đoạn 2: Số lượng nhịp cầu kiểm tra thấp cùng với Spread giảm dần dự báo thị trường có nhu cầu rất yếu.
- Giai đoạn 3: Các mô hình nến giảm có mặt trên thị trường với những khối lượng đang tăng biểu hiện rằng giá đang được đẩy xuống bởi những nhà đầu tư lớn..
Những trường hợp từ nến Buying Climax cho tin tốt hơn khi dự báo diễn biến về giá
Trường hợp 1: Thanh nối tiếp thanh SOW (Sign of weakness) là một thanh giảm giá có khối lượng khổng lồ và biên độ lớn.
Giá lý tưởng nhất là lúc đóng cửa thì giá càng thấp sẽ càng tốt, tốt nhất là dưới điểm giữa thanh.
Giải thích: Sự chiến đấu giữa phe Bò và phe Gấu vẫn tiếp diễn – có thể thấy có một lượng giao dịch lớn trên thị trường. Nhưng đội Bears đã áp đảo và mạnh hơn nên họ liên tục đánh bại Bulls – lúc này biên độ giao dịch kho đóng cửa rất thấp. Đội Bulls cũng cố hết sức để chạm được tới sự gia tăng của nguồn cung, nhưng lúc này việc định giá quá cao đã làm cho cầu không thể bù đắp nổi. Từ đó có thể thấy Bearish tạo ra áp lực vô cùng mạnh mẽ cho nên khả năng Bulls chiến thắng gần như là bằng không.
Đối với tình huống này rất dễ xảy ra nguy cơ sụt giảm mạnh.
Trường hợp 2: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh ở dạng biên độ lớn có mức giá đóng cửa cao (do bóng dưới dài) cùng với khối lượng lớn.
Trong tình huống này thanh nối tiếp là thanh dương hay âm sẽ không còn quan trọng. Giá đóng cửa của thanh bắt buộc phải nằm ở phần phía trên của thanh – nghĩa là nằm ở trên điểm giữa của thanh. Từ đó hình thành thanh tiếp theo có thân nhỏ và bóng đáy dày.
Giải thích: Giá bị đẩy xuống mạnh do phe bán, điều này đã thu hút được một làn sóng mới đến từ đội Bulls. Đối với làn sóng mới này nó sẽ có khả năng hấp thụ sự tăng trưởng nguồn cung từ Bears đem đến – vì họ có khối lượng lớn. Ngoài việc hấp thu nguồn cung thì làn sóng Bulls mới này còn làm cho cầu không có được sự thỏa mãn, từ đó mà giá bị đẩy lên cao – do có nền tảng bóng dưới dài. Sự suy giảm lớn hơn có thể xảy ra nhưng khả năng sẽ rất thấp. Trong trường hợp xuống thấp hơn thì nó sẽ tạo thành làn sóng Bulls mới.
Trong trường hợp này phe giảm giá là tiền thông minh thì trước khi giá bị đẩy xuống họ bắt buộc phải từ bỏ phe bò mạnh, khi đó chúng ta có khả năng sẽ phải đối diện với những giao dịch đi ngang. Xu hướng tăng sẽ được khôi phục nếu đội Bears kiệt sức.
Đối với tình huống này, sự suy giảm sẽ được xem gần như là một hoạt động đẩy mạnh gia tăng từ các nhà giao dịch theo ngắn hạn khi quyết định chốt lợi nhuận cũng như những người thiết lập nên sự gia tăng đối với nguồn cung được hấp thụ bởi Smart Money, thay đổi mức tăng của hiện tại tức xu hướng là những gì những người này không muốn thấy.
Trường hợp 3: Thanh nối tiếp thanh SOW là thanh có một biên độ hẹp cùng với khối lượng giao dịch lớn hơn phiên trước.
Như trường hợp hai thì ở đây cũng không quan trọng dương hay âm ở thanh tiếp theo. Nhưng bắt buộc phải có thanh giá với thân nhỏ hơn cũng như giao dịch lớn hơn.
Giải thích: Thanh có phạm vi tương đối hẹp so với khối lượng lớn tương đương việc Cung sẽ khớp với cầu. Lúc này, áp lực giữa việc tăng và giảm gần như ngang nhau. Cả bên bán và Bulls đều mạnh – do đó khối lượng giao dịch tăng.
Đối với tình huống này, không có sự đảm bảo nào cả nhưng chúng ta có thể nhận thấy sự bật lên của giá. Đội Gấu có thể lùi một bước và quay trở lại sau. Hiện tại, Bulls gần như tạo áp lực lớn và khó vượt qua. Đội Bulls không ngừng tiếp nhận nguồn cung ngày một tăng về số lượng và có khả năng Bò đực sẽ trở thành tiền thông minh.
Trường hợp 4: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh âm giữ biên độ hẹp cùng với khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn phiên trước
Thanh tiếp theo phải là thanh âm. Cần có có khối lượng lớn có thể thấy được trên thanh SOW.
Giải thích: Khối lượng giảm là dấu hiệu đội Bulls đang nhường vị trí cho đội Bears. Áp lực của việc tăng giá đang suy giảm và phe bán sẽ tiếp tục bị đẩy xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm tiếp theo sẽ còn cao hơn.
Trường hợp 5: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh giá trị âm có biên độ tương đối hẹp cùng khối lượng thấp hoặc cạn hẳn khi so với phiên trước.
Điểm nhận biết của thanh là dấu hiệu khối lượng giảm mạnh cùng với biên độ hẹp.
Giải thích: Sự giảm mạnh về khối lượng là dấu hiệu của sự giảm mạnh về áp lực tăng giá. Thanh biên độ hẹp báo hiệu áp lực giảm giá cũng đã giảm. Tuy nhiên, vì lý do thanh âm nên áp lực giảm vẫn có phần áp đảo hơn. Bò đực đã có sự nhường nhịn với Gấu nhưng Gấu chưa có sự sẵn sàng để đẩy mạnh người yếu. Có thể nhìn thấy Smart Money từ Bears đã không có sự phân phối đối với những thứ họ muốn. Nhưng chúng ta vẫn có thể tiếp tục nhìn thấy hành động giảm điểm, khả năng cao hành động này sẽ đi ngang.
Trường hợp 6: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh tích cực với biên độ hẹp và khối lượng thấp.
Điểm nhận dạng của thanh là sự giảm mạnh về khối lượng cùng với biên độ hẹp.
Giải thích: Sự giảm mạnh về khối lượng cho thấy có sự xuất hiện của áp lực giảm giá (tức là nguồn cung) giảm mạnh. Thanh biên độ hẹp biểu trưng cho việc giảm áp lực đối với việc tăng giá là nhu cầu. Tuy nhiên áp lực đến từ Bullish áp đảo hơn nên bắt buộc đội Gấu phải lùi một bước đối với đội Bò, nhưng lúc này sức mạnh của đội Bull đã yếu nên không thể đẩy mạnh giá lên.Có thể nhìn thấy Smart Money từ Bears đã không có sự phân phối đối với những thứ họ muốn, họ đang muốn mượn sức mạnh từ Bull để đẩy giá lên để có thể phân phối những gì họ muốn. Chúng ta cần quan sát khi tỷ lệ cược đang dần nghiêng về một phía để theo dõi những sự yếu kém khác.
Trường hợp 7: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh âm với độ lan rộng và khối lượng thấp
Khi đóng cửa giá của thanh bắt buộc phải ở phần dưới – cụ thể hơn là dưới điểm giữa của thanh. Bên cạnh đó khối lượng giao dịch phải nằm ở mức hoặc bên dưới mức trung bình.
Giải thích: Bulls sẽ bao lấy vị trí của họ. Nguyên nhân khối lượng suy giảm đến từ sự tăng mạnh về áp lực và nhu cầu. Khi áp lực suy giảm (nguồn cung) vẫn mạnh mà còn có thêm một thanh sự tiêu cực mở rộng khác. Khả năng xuất hiện suy giảm sẽ tăng cao khi sự may mắn của Cầu và Cung hiện càng rõ.
Trường hợp 8: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh tích cực với độ lan rộng và khối lượng thấp.
Khi đóng cửa giá của thanh phải nằm ở phần trên tức là phía trên vị trí điểm giữa của thanh. Bên cạnh đó khối lượng bắt buộc phải ở mức hoặc bên dưới mức trung bình.
Giải thích: Chúng ta nhìn thấy có áp lực của việc giảm giá mạnh. Khối lượng giao dịch giảm mạnh xuất phát từ sự suy yếu của nguồn cung. Áp lực tăng (Cầu) vẫn áp đảo vì vậy mà chúng ta có được thanh tích cực diện rộng. Dựa vào điều này, có một giả định được đưa ra về dấu hiệu nhược điểm đã nhìn thấy trước đó không bị chỉ trích bởi Smart Money.
Có nhiều khả năng được đưa ra là những nhà đầu tư trong thời gian ngắn đã đặt lệnh chốt lợi nhuận thông qua việc thiết lập thanh âm với biên độ rộng và khối lượng lớn. Smart Money trong trường hợp này sẽ là Bulls, nó đã vận dụng sự suy giảm vơi mục đích củng cố vị trí của mình thông qua cách mua thêm. Điều này đã mang đến lợi ích chi Bulls cũng như việc kết nối với xu hướng tăng có dấu hiệu suy yếu trước đó.
Trường hợp 9: Thanh nối tiếp thanh SOW là một thanh tích cực với độ lam rộng và khối lượng lớn.
Khi đóng cửa giá của thanh phải nằm ở phần trên tức là phía trên vị trí điểm giữa của thanh. Bên cạnh đó âm lượng cũng phải cao.
Giải thích: Đội Bulls đã mạnh hơn khi so với đội Bears, lúc này khối lượng giao dịch vẫn sẽ lớn. Áp lực tăng của Cầu sẽ không chỉ tăng mạnh mà còn vượt lên áp lực giảm của Cung thông qua việc thiết lập thanh dương với phạm vi rộng. Có thể thấy cuộc chiến vẫn sẽ chưa dừng lại. Sự đảo chiều giảm có thể tiếp tục diễn ra. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì Bulls đang giữ thế thượng phong.
Buying Climax có gì khác với Selling Climax?
Để có thể phân biệt giữa Buying Climax và Selling Climax trên thị trường thì nội dung tiếp theo đây sẽ cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về hai nhân tố này trên cùng chu kỳ của thị trường.
Ở giai đoạn đầu tiên nhà đầu tư sẽ tích lũy. Tất cả các thành viên trong cuộc sẽ tiến hành làm đầy kho của bản thân thông qua những loại tài sản ở thị trường sau khi họ đã tiến hành bán tất cả hàng hóa trong thời kỳ giảm sút về giá trước đó.
Cho đến khi kho chạm mức fully, Buying Climax sẽ xuất hiện ở thị trường, kéo theo sự biến động về giá trên thị trường. Sau khi hoàn tất, họ sẽ mang giá ra khỏi mức giá hiện tại và quản lý nó ở khu vực Supply. Trong tình huống hầu hết người bán ở thị trường đều đã trải qua quá trình hấp thu, các thành viên trong cuộc tiến hành đẩy thị trường theo chiều đi lên để lấy lại sự tin tưởng với những nhà đầu tư trên thị trường.
Ngay khi sự tin tưởng của nhà đầu tư dần tăng trở lại, kéo theo xu hướng Uptrend của thị trường cũng sẽ tăng. Vào lúc này, người mua có niềm tin rằng thị trường sẽ có thể đi theo hướng “Go to the moon” vào tương lai. Khi đó, kể cả các nhà đầu tư theo hướng an toàn cũng sẽ tiến hành mua vào, giá sẽ được tăng lên chạm đến mức giá mục tiêu hay còn gọi là giá bán lẻ.
Nếu vị trí dịch chuyển của thị trường là vào vùng giá bán lẻ thì đa số người mua sẽ bị kẹt lại ở vùng phân phối. Khi đó giá vẫn sẽ còn duy trì mức tăng để thu hút người mua vào và dần có sự suy giảm trở lại. Các nhà giao dịch sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thua lỗ. Kế tieeos, Selling Climax sẽ xuất hiện cùng mức giá giao động không ngừng.
Việc này sẽ tiếp diễn cho đến lúc nhà kho được dọn dẹp sạch sẽ. Nhà kho được dọn dẹp sạch sẽ cũng là lúc thị trường có dấu hiệu đi xuống, đi qua khỏi vùng giá và tiếp đó là thử nghiệm Demand thêm lần nữa. khi quá trình thử nghiệm kết thúc và hầu hết người mua đã hoàn thành quá trình hấp thụ. Lúc này là thời điểm thị trường chính thức đi qua vùng phân phối, sau đó giảm giá nhanh chóng.
Hoàn thành tất cả những giai đoạn trên thì chu kỳ mới chính thức kết thúc, những thành viên còn trong cuộc sẽ tiến hành đếm lợi nhuận mà họ thu được, chu kỳ này sẽ cứ thế lập lại.
Cần đặc biệt nhớ kỹ khi tham gia chu kỳ là nó có khả năng xảy ra ở mọi thị trường và khung thời gian. Nó có khả năng sẽ duy trì 5 phút trong biểu đồ ở thị trường tiền tệ hoặc cũng có khả năng là kéo dài cả tuần, thậm chí là dài hơn với cả tháng ở biểu đồ ngày trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, nó cũng được xuất hiện ở biểu đồ theo giờ từ thị trường hợp đồng của tương lai, đối với tình huống này thì các thành viên trong cuộc phải là những tổ chức lớn có chu kỳ được duy trì trong khoảng 1 vài ngày đến 1 tuần. Thêm một lưu ý nhỏ là đừng quá tập trung vào sự quan trọng của khung thời gian mà thay vào đó là hãy tập trung vào Nguyên nhân và kết quả của Quy luật Wyckoff.
Qua những thông tin từ bài viết trên có lẽ những nhà giao dịch đã nắm được phần nào kiến thức của Buying climax là gì. Hi vọng nội dung này sẽ hỗ trợ cho bạn mang đến những lợi nhuận lớn trong những giao dịch đầu tư tiếp theo!
Xem thêm:
Ứng dụng Volume by Price để tối ưu hóa phân tích giao dịch
Tận dụng bóng nến để tối ưu trong phân tích giao dịch
Dấu hiệu nào giúp nhận biết Selling Climax trong thị trường
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.