Bong bóng hoa Tulip

Bong bóng hoa Tulip là gì? Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hoa Tulip

Vào thế kỷ 17, quốc gia Hà Lan phải đối mặt với những biến động, trong đó phải kể đến sự kiện bong bóng hoa Tulip. Hiện tượng ấy là một ví dụ điển hình cho bong bóng kinh tế. Ở thời điểm đó, giá của hoa Tulip rất đắt có thể bằng một ngôi nhà tại thủ đô Amsterdam. Tuy nhiên, sau đó cuộc khủng hoảng hoa Tulip đã làm cho các nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Để nắm được các thông tin về hiện tượng này, hãy đọc ngay nội dung dưới đây của sàn giao dịch Exness.

Hiện tượng hoa Tulip – Một trong các bong bóng xuất hiện đầu tiên trong nền kinh tế tài chính

Hiện tượng hoa Tulip bắt đầu tạo ra từ đầu thế kỷ XVII, điều này đã làm cho Hà Lan cuốn vào một làn sóng kỳ lạ. Như mọi người đã biết đến, bông hoa Tulip có vẻ ngoài sắc sảo và quý phái, thậm chí giá trị có nó còn đắt tiền hơn những loài hoa khác của Châu Âu ở thời gian đó. Không lâu sau, Tulip trở thành một món đồ xa xỉ mà ai muốn sở hữu, được những người giàu có săn đón. Loài hoa này cũng giống như trào lưu sưu tầm các món đồ nghệ thuật hay trang sức, việc có được Tulip thể hiện bạn là người có nhu cầu cao trên thị trường tài chính của Hà Lan vào những năm 1600s.

Hiện tượng hoa Tulip trở nên rầm rộ tại quốc gia Hà Lan vào đầu thế kỷ 17
Hiện tượng hoa Tulip trở nên rầm rộ tại quốc gia Hà Lan vào đầu thế kỷ 17

Theo như chúng tôi biết được, phía sau cái tên “bong bóng Uất Kim Hương” hoặc “hội chứng hoa Tulip”, đây đều là những hội chứng đầu tiên xuất hiện bong bóng nền kinh tế thế giới. Ở giai đoạn đó, giá Tulip đã tăng rất cao và vượt xa gấp nhiều lần so với giá ban đầu của chúng. Thậm chí, các trader phải dùng toàn bộ tài sản hoặc vay mượn để có thể mua được củ hoa sang trọng.

Nắm được xu hướng thị trường, có rất nhiều người đã thi nhau trồng hoa và cấy tạo ra thêm các loài hoa mới. Đối với các đại gia tại đất nước này, luôn trong tư thế sẵn sàng chi ra một số tiền khổng lồ để có được những bông hoa Tulip mới, những đóa hoa có nét đẹp riêng bởi họ không muốn sở hữu giống với những người khác.

Vào những năm 1620, một loại hoa vô cùng khác biệt có tên là Semper Augustus đã được tạo ra trên đất nước này, sau khi biết đến mọi người đều có khát vọng sở hữu nó. Semper Augustus thu hút nhiều người bởi có nét đẹp đặc biệt cùng với đó là màu sắc tươi sáng, gây ấn tượng trong mắt người thưởng thức. Chính nhờ vào nét đẹp của loài hoa này đã giúp cho Tulip càng trở nên thông dụng với con người, giá cả tăng nhanh chóng khiến mọi người không thể ngờ đến.

Loài hoa Semper Augustus được nhiều người ưa chuộng bởi sự độc lạ
Loài hoa Semper Augustus được nhiều người ưa chuộng bởi sự độc lạ

Đến năm 1634, lúc này trào lưu hoa Tulip đã đến thời điểm cao trào nhất tại đất nước Hà Lan. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư từ Pháp cũng thấy được sự phát triển của hoa nên đã tận dụng. Vậy nên, họ đã lên kế hoạch xâm nhập vào thị trường nước này, đẩy mạnh việc đầu tư và thực hiện giao dịch củ và hoa Tulip. Cũng chính nhờ sự góp mặt của những thành phần ngoại quốc đã thúc đẩy giá Tulip liên tục tăng nhanh hơn trước.

Vào năm 1636, loài hoa Tulip đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu không thể thiếu và cực kỳ quan trọng đối với Hà Lan. Cụ thể, Tulip chỉ xếp sau 3 mặt hàng cơ bản là rượu gin, cá trích và cả phô mai. Đây chỉ là một loài hoa nhưng lại vượt qua các sản phẩm nông sản, lâm sản trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tại đây. Thông qua đây cũng thấy được tác động và quy mô đồ sộ của sự kiện bong bóng hoa Tulip.

Nhờ các nhà đầu cơ Pháp mà giá của hoa Tulip tăng nhanh chóng
Nhờ các nhà đầu cơ Pháp mà giá của hoa Tulip tăng nhanh chóng

Thông thường, quy trình trồng và gặt hái giống hoa Tulip thường mất vài năm. Chính vì thế, các nhà nuôi trồng hoa sẽ có một khoảng thời gian ngưng hoạt động. Giải pháp tốt nhất để các thương nhân có thể kinh doanh trong khoảng thời gian nghỉ này là tạo ra các hợp đồng trong tương lai cho lần thu hoạch kế tiếp. Cũng nhờ vào giải pháp này, hoa Tulip liên tục cung cấp ra thị trường dù cho đang trong thời kỳ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, làm cho nguồn cung cấp được hoạt động bình thường và thực hiện đúng như dự đoán nguồn cung. Ngoài ra, tạo niềm tin đối với các khách hàng, nhà đầu tư đã góp mặt trong thị trường này.

Quá trình hình thành nên hiện tượng Bong Bóng hoa Tulip

Đối với giai đoạn hình thành nên sự kiện hoa Tulip

Những năm đầu tiên của thế kỷ 17, trào lưu hoa Tulip bỗng nhiên sốt nhiệt trên thị trường Châu Âu nhờ vào các giao dịch mua bán và giao thương của các nước. Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đã sản sinh ra giống hoa Tulip, đây cũng là điểm nổi bật của hai khu vực này so với các quốc gia thuộc Châu Âu trong khoảng thời gian đó. 

Mang cho mình một vẻ đẹp cuốn hút và màu sắc bắt mắt, chỉ cần người thưởng thức nhìn vào sẽ bị thu hút ngay lập tức. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Tulip trở thành một biểu tượng cho sự quý phái và được giới thượng lưu ưa chuộng. Vào thời điểm đó, các đại gia Châu Âu vô cùng say mê với loài hoa đặc biệt này, thậm chí có thể bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu nó.

Không những thế, đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới cũng tỏ ra sự hứng thú và thi đua nhau mua Tulip để chứng tỏ địa vị của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá hoa Tulip ở thời điểm đó tăng nhanh chóng, con số này dần tăng lên mỗi ngày khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. 

Trong một bài báo của tạp chí Smithsonian đưa tin, Hà Lan đã nắm được tính chất nảy nở của loài hoa lạ này. Biết rằng hoa Tulip được mọc ra từ hạt giống và cũng có thể nảy mầm thông qua củ từ cây mẹ. Thế nhưng, phải chờ từ 7 đến 12 năm thì một củ của hoa Tulip mới có thể phát sinh ra hoa. Trong trường hợp con người sử dụng phương pháp nhân giống trên củ của cây mẹ thì chỉ trong vòng 1 năm là có thể sắp thu hoạch.

Điểm nổi bật hơn là những củ Tulip đẹp sẽ cho ra hoa với nhiều màu sắc sặc sỡ và các viền hoa văn đẹp mắt. Thế nhưng, những củ Tulip như thế thường không có nhiều và rất hiếm. Cũng chính vì không xuất hiện nhiều nên đã thu hút sự tò mò và khát khao sở hữu nó của những đại gia trong khoảng thời gian đó. Những điều này đều bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng, làm cho giá của Tulip tăng vọt và bóng bóng kinh tế được đẩy hơi liên tục làm căng phồng.

Vào năm 1634, đây là thời gian mà loài hoa Tulip được người dân Hà Lan săn đón nhiều nhất. Xu hướng mua bán và đầu cơ vào Tulip nhanh chóng lan rộng trên toàn lãnh thổ, tạo nên một làn gió lớn ảnh hưởng đến tất cả tầng lớp lớn nhỏ trong xã hội bấy giờ. Dựa vào thông tin của Thư viện Kinh tế và Tự do cho biết, “Mọi người ở Hà Lan thời gian đó đều thể hiện được sự say mê và yêu thích mãnh liệt với hoa Tulip. Thậm chí, sự cuồng nhiệt này còn vượt qua cả giới hạn, không còn quan tâm đến nền công nghiệp của quốc gia. Không những thế, mọi người đều bắt tay vào thị trường mua bán loài hoa này, con số này không ngừng tăng lên từng ngày”.

Thời điểm đó loài hoa Tulip được người dân hà Lan săn đón và có giá rất cao
Thời điểm đó loài hoa Tulip được người dân hà Lan săn đón và có giá rất cao

Khoảng thời gian đó, giá của Tulip chạm đến ngưỡng vô cùng cao khiến mọi người bất ngờ nhưng vẫn không ngừng hot. Đối với những bông hoa chỉ có một màu duy nhất, sẽ được bán với giá trong khoảng từ 50.000 đến 150.000 USD. Còn với những củ Tulip nhiều màu sắc và ít xuất hiện, được bán ra với giá cao gấp nhiều lần so với hoa đơn sắc. Có một trường hợp được ghi nhận, một bông hoa Tulip bán với mức giá gấp 6 lần so với thu nhập mỗi năm của một người lao động bình thường. Bông hoa nào càng đẹp càng quý hiếm thì giá của nó sẽ càng cao, có thể lên đến 750.000 USD nếu tính theo giá trên thị trường hiện tại.

Tuy mức giá không thể chấp nhận nhưng vẫn không cưỡng lại được sự thu hút của loài hoa này đối với những tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Chỉ với một khu vườn kính nhỏ rộng khoảng 25m2 và trồng loài hoa Tulip là có thể trang trải cuộc sống cho cả gia đình trong khoảng thời gian dài. Để thể hiện được độ hot và giá trị của hoa Tulip vào những năm của thế kỷ 17 được so sánh bằng một căn nhà tại thủ đô Amsterdam.

Hoa Tulip trở thành một món đồ để tầng lớp thượng lưu khẳng định địa vị của mình
Hoa Tulip trở thành một món đồ để tầng lớp thượng lưu khẳng định địa vị của mình

Trong thời kỳ hưng thịnh nhất của loài hoa này, hầu như mọi người chứng tỏ sự giàu có của mình bằng cách sở hữu củ hay một vài bông hoa Tulip có màu sắc đẹp và hiếm. Người dân tin rằng trong tương lai giá trị của loài hoa Tulip sẽ không hề phai màu và trở nên phổ biến hơn trước rất nhiều.

Cũng chính vì nhu cầu của mọi người ngày càng cao đã làm cho việc mua hoa Tulip ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn. Tại thời điểm đó, các công cụ tài chính được mọi người sử dụng rất nhiều, ví dụ như đòn bẩy, hợp đồng, đặt tiền cọc để có thể mua lượng lớn hoa Tulip khi vào mùa. Đặc biệt hơn khi số tiền cọc còn vượt xa so với chi phí của loài hoa này trên thực tế. Thực hiện giao dịch không cần phải chuyển sang giao hàng như trên thực tế cũng được nhiều người ưa chuộng.

Cho đến năm 1636, việc buôn bán hoa Tulip phải diễn ra tại các phiên đấu giá mới có thể sở hữu được nó. Điển hình các sàn giao dịch Tulip được diễn ra tại Amsterdam, Rotterdam, Harlem hay một vài địa điểm khác tại Hà Lan.

Hiện tượng bong bóng hoa Tulip đã lao dốc nhiều 

Cuộc khủng hoảng hoa Tulip cũng đã nhanh chóng diễn ra sau đó vài năm, không còn nhiều niềm tin đối với thị trường ngày, cảm giác bị lay chuyển và nhanh chóng tan biến. Vào tháng 2 năm 1637, việc mua hoa Tulip đã giảm nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến bong bóng hoa Tulip tụt dốc có thể là do các khách hàng đã dùng tín dụng để thanh toán khi mua Tulip. Nhà đầu tư nghĩ rằng giá Tulip vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, chính vì thế họ đã vay tiền để sở hữu loài hoa này.

Từ đó, giá hoa đột ngột giảm vì nhà đầu tư không thể bán hoa Tulip để chi trả cho khoản nợ. Cũng bởi vì những trường hợp này đã làm cho khách hàng mất niềm tin, không còn nhu cầu mua hoa, tính thanh khoản giảm mạnh và có rất nhiều khoản nợ cần phải trả. 

Một nhà văn ở thời điểm đó đã đưa ra danh sách những tài sản để có thể mua được một củ hoa Tulip quý giá vào năm 1637, cụ thể: 1 chiếc tàu, 4 con bò, 8 con heo, 12 con cừu, 24 tấn lúa mì, 48 tấn lúa mạch đen, 2 thùng rượu lớn (là 480 lít), 4 thùng bia, 2 tấn bơ loại thượng hạng, 453kg phomat, 1 tách bạc và 1 giường ngủ.

Kể từ thời điểm loài hoa này được ưa chuộng đến khi lụi tàn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Đến cuối năm 1637, sự kiện hoa Tulip đã phải chống chọi với thực tế tàn khốc. Khi giới thượng lưu tuyên bố không thể nào tiếp tục chi trả khoản tiền lớn để chấp nhận thỏa thuận theo như hợp đồng được đưa ra. Thông tin này được lan truyền đến mọi ngóc ngách, các thương lái và người trồng bắt đầu lo lắng. Thậm chí, họ phải bán ra thị trường với giá rất thấp. Chỉ trong thời gian ngắn mà giá Tulip đã giảm chóng mặt, lúc này chỉ chiếm khoảng 1% so với thời kỳ được săn đón.

Ở một số khu vực, giá của Tulip bán ra chưa đạt đến con số 1%. Các đầu cơ buộc phải bán tháo với bất kỳ giá nào nhằm kiếm lại chút vốn, dù cho thấp hơn giá họ mua vào. Cho đến năm 1638, thị trường Tulip đã hoàn toàn sụp đổ và bay màu. Từ đó, mức giá của loài hoa này cũng trở lại bình thường, giá phù hợp với tất cả mọi người.

Những ảnh hưởng của hiện tượng bong bóng Tulip đối với nền kinh tế tài chính của quốc gia Hà Lan

Sau khi bong bóng Hoa Tulip bị lụi tàn cũng gây nên nhiều ảnh hưởng xấu và các bài học sâu sắc đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng không tác động quá lớn đến nền kinh tế của quốc gia Hà Lan vào thời điểm đó. Ở thế kỷ 17, xứ sở hoa Tulip là một trong những quốc gia có nền kinh tế tài chính thịnh vượng và hùng mạnh nhất trên toàn cầu.

Đặc biệt, thu nhập bình quân mỗi người tại Hà Lan trong thời kỳ xuất hiện bong bóng Tulip đang ở mức rất cao, top trong những quốc gia có thu nhập cao nhất thời điểm đó. Sau khi hiện tượng này suy giảm cũng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của đất nước, bởi ngành công nghiệp và thương mại đã giúp Hà Lan duy trì ổn định sự phát triển của Hà Lan.

Thế nhưng, xử lý các rắc rối trong quá trình buôn bán hoa Tulip vẫn chưa có cách giải quyết và trở nên khó khăn hơn. Điều này đã mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng ,vừa ảnh hưởng đến kinh tế lẫn niềm tin, sự tin tưởng của người dân đối với hệ thống kinh tế đang dần lớn mạnh. Bên cạnh đó, cũng tác động xấu đến các mối quan hệ trong thương mại khi xây dựng bằng niềm tin, thỏa thuận trong mua bán và khả năng thanh toán của đôi bên.

Cũng bởi những tình huống này đã làm cho thị trường không thể kiểm soát được, hầu như sự minh bạch đã không còn tồn tại. Đáng buồn hơn khi không thể đưa ra cách xử lý êm đẹp cho các cuộc tranh chấp giữa thương nhân khi giao dịch hoa Tulip. Chính vì thế, bộ phận quản lý nhà nước đã phải nhúng tay vào giải quyết vấn đề này giúp thị trường được ổn định.

Vấn đề tranh chấp ngày càng trở nên nghiêm trọng và căng thẳng hơn, nhà nước trung ương đã đưa ra quyết định bàn giao cho các cơ quan địa phương quản lý và giải quyết tình hình này. Đến tháng 4 năm 1637, Tòa án tối cao của Hà Lan đã đưa ra lệnh, yêu cầu mọi nơi trên đất nước tại ngưng tạm thời các hợp đồng giao dịch mua bán liên quan đến hoa Tulip. Nhờ vậy mà giúp các thẩm phán thành phố có thêm nhiều thời gian để tìm bằng chứng và dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất để xử lý vấn đề của đất nước.

Tuy phán quyết của Quốc hội Trung ương đưa ra cho tình huống này là rất khuôn khổ theo pháp lý, quy trình tiến hành cũng không được thuận lợi, không có nhất quán giữa các địa phương với nhau. Có nhiều thành phố đã chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của cuộc tranh chấp giao dịch này. Chính vì điều này, họ đã tạo ra một ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp đến người dân, đặc biệt là những ai trồng loài hoa Tulip này.

Khoảng 1 năm sau đó, cụ thể là tháng 5 năm 1638, khi hội đồng thành phố Haarlem đã tuyên bố một công văn quan trọng, đó chính là xóa bỏ tất cả bản hợp đồng giao dịch đối với hoa Tulip đã được ký. Đặc biệt hơn khi những điều kiện đối với công văn này chỉ áp dụng với mức giá 3.5% so với giá ban đầu được thỏa thuận trong bản hợp đồng. Điều này tạo ra gánh nặng với người trồng, họ thua lỗ khá nhiều sau khi quyết định này được công bố. Sau khi nhận được công văn của thành phố Haarlem thì liên tục các thành phố khác tại Hà Lan cũng đã sử dụng hình thức này để giải quyết, xóa bỏ hợp đồng với mức giá khá thấp.

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng bong bóng hoa Tulip dành cho các nhà đầu tư

Từ sau khi hội chứng hoa Tulip diễn ra tại Hà Lan vào thế kỷ 17, đã hình thành nên cái nhìn khách quan hơn về chu kỳ của một bong bóng kinh tế. Mức giá hoa Tulip tăng chóng mặt, không thể kiểm soát bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng cùng với sự góp mặt đông đảo của các nhà đầu tư. Dẫn đến hiện tượng một củ Tulip đẹp và quý hiếm có giá ngang ngửa với một căn nhà tại Amsterdam sầm uất. Bạn cũng dễ dàng thấy được giá của hoa Tulip đã cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị thực tế của nó. Bên cạnh đó, chứng tỏ được hiện tượng bong bóng hoa Tulip không thể nào tồn tại mãi mãi, chỉ xuất hiện chớp nhoáng.

Một số kinh nghiệm rút ra được sau khi hiện tượng bong bóng hoa Tulip kết thúc
Một số kinh nghiệm rút ra được sau khi hiện tượng bong bóng hoa Tulip kết thúc

Đối với nền kinh tế đầu tư và thị trường, sự kiện bong bóng hoa Tulip này là lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử. Điều này làm thị trường mất kiểm soát và không cần bằng, đây cũng là một bài học đối với các nhà giao dịch trên toàn thế giới.

Chính vì thế, các nhà giao dịch cần phải phân tích và nhận biết rõ các hiện tượng bong bóng xuất hiện trên thị trường, điển hình là bong bóng hoa Tulip. Ngoài ra, một vài sự kiện đáng chú ý khác như: bong bóng Mississippi tại Pháp, bong bóng Dotcom tại Mỹ,… Từ những hiệu ứng diễn ra trong nền kinh tế, trader có thể tự rút ra một bài học lớn và những kinh nghiệm khi tham gia đầu tư. Từ đó, đưa ra một quyết định hợp lý và thông minh nhất trong các cuộc giao dịch.

Nền kinh tế trên toàn thế giới đã phải chứng kiến rất nhiều sự kiện bong bóng khác nhau, trong đó phải kể đến hiện tượng bong bóng Dotcom tại Hoa Kỳ vào năm 2000 hay cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008. Bong bóng Dotcom xuất hiện khi nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ mới đã thông qua sự kỳ vọng của mọi người mà định giá rất cao. Còn với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ hành động đầu cơ vượt mức cho phép trên thị trường, làm cho nhiều ngân hàng phá sảnh và ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cầu.

Nhờ vào những bài học rút ra từ các sự kiện, nhà giao dịch có thể phân tích chi tiết hơn và học hỏi kinh nghiệm từ những trader trước đó. Sau khi nắm rõ lý do hình thành nên hiện tượng đó, bạn sẽ có thêm nhận thức về các tình huống có thể diễn ra trong tương lai. Nhờ vậy, nhà đầu tư sẽ cẩn thận hơn trong từng quyết định để mang về lợi nhuận tốt nhất cho bản thân.

Tại Hà Lan ở thời điểm hiện nay, hoa Tulip không còn mang biểu tượng cho sự giàu có như ở thế kỷ 17, không một ai mạnh dạn bỏ khoản tiền lớn để mua những đóa hoa Tulip đẹp. Hiện tại, mọi người có thể sở hữu nó một cách dễ dàng, khi mức giá đã trở về đúng quỹ đạo. Mặc dù sự kiện hoa Tulip đã kết thúc từ rất lâu, tuy nhiên đây cũng là một cột mốc lớn đối với nền văn hóa của người dân Hà Lan.

Lúc này, hoa Tulip đang được trồng ở những mảnh vườn lớn trên khắp mọi nơi tại quốc gia này. Theo những thống kê mà chúng tôi có được, có tới 77% lượng nụ hoa trên toàn thế giới đều bắt nguồn từ xứ sở hoa Tulip. Trong đó, loài hoa này chiếm tỉ trọng lên đến 40% thị phần.

Bạn cũng có thể thấy được, sự kiện bong bóng hoa Tulip ở Hà Lan đã chấm dứt vào thế kỷ 17. Tuy đã tạo ra nhiều rắc rối lớn đến nền kinh tế quốc gia nhưng cũng mang lại những bài học và kinh nghiệm bổ ích dành cho các trader trên toàn cầu.

Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, bất kỳ loại giao dịch nào bạn cũng cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau đây:

  • Đầu tiên, tài sản mà bạn đầu tư có thực sự phát triển và mang lại nhiều giá trị cho xã hội hay không?
  • Thứ hai, mức giá hiện tại của loại tài sản đó có thực sự đúng với giá trị thực của nó hay không? Tài sản có bị đẩy giá quá cao khi bị các nhà đầu tư lớn can thiệp vào không?

Sau khi bạn trả lời được hai câu hỏi này, nhà giao dịch có thể nhận dạng được mức độ rủi ro của loại tài sản mà mình đang hướng đến. Khi tham gia đầu tư vào bất kỳ thị trường nào, bản thân chúng ta phải rút ra bài học từ những sự kiện diễn ra trước đó. Tương tự như câu nổi của nhà triết học George Santayana: “Những ai không học hỏi từ lịch sử thì tình huống đó có thể lập lại”.

Tóm lại theo như Hướng Dẫn Exness chia sẻ, hiện tượng bong bóng hoa Tulip vừa ảnh hưởng đến nền kinh tế vừa mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà đầu tư. Tăng giá đột ngột là điều bất thường, vì thế hãy điều tra thật kỹ trước đi đưa ra quyết định đầu tư vào bất kỳ loại tài sản nào.

Xem thêm:

Việc đầu tư thời kỳ khủng hoảng tài chính có an toàn hay không?

Những kinh nghiệm để lại từ khủng hoảng bong bóng Dotcom

Bài học rút ra từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *